Soạn văn 11 Luyện tập thao tác lập luận so sánh ngắn gọn

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể tự soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

⇒ Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

  • Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
  • Mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ dưới đây

  • Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).
  • Hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?
    • Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu.
  • Sự khác nhau trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.
    • Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong khách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

→ Mỗi bài thơ đều có nét độc đáo và cái hay riêng.

Câu 4: Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý: 

  • Một kho vàng không bằng một nang chữ: Một nang chữ là một túi chữ, đây là một bụng chữ, tức là sự học chứa chất trong lòng, trong óc người hay chữ.
  • Một kho vàng không bằng một nang chữ, vì rằng: kho vàng có thể bị cướp, trộm, đốt phá, hủy hoại, thất lạc mất, hoặc tiêu xài mãi có ngày hết đi. Còn sự học hành chứa chất trong bụng, thì không ai trộm cướp, hủy hoại được, không thể bị thất lạc và dùng mãi không bao giờ hết. Càng dùng túi chữ, càng được trau dồi thêm. → Học vấn là sự quí giá hơn bất kì những giá trị vật chất nào
  • "Một kho vàng không bằng một nang chữ". Câu tục ngữ này nói lên sự xem thường giá trị vật chất và qúy trọng giá trị tinh thần của người Việt.
  • Là một xứ sở gần biển, đất đai không khô cằn sa mạc hoặc đông gía tuyết lạnh, nhưng Việt Nam chưa bao giờ khai thác các nguồn lợi thiên nhiên này đến tầm cỡ thịnh vượng phì nhiêu tối đa của chúng. Điều này chứng tỏ những con người thuộc về xứ sở Việt Nam này không chú chuộng những giá trị vật chất.Đây là một nền văn hóa giàu về những sinh hoạt trừu tượng cho tâm hồn.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh. Tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt Ngữ văn 11 hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngữ văn 11

1. Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh mẫu 1

1.1. Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cả hai nhà thơ đều khắc họa tình huống trở về quê sau những năm tháng xa cách, từ đó bộc lộ:

- Thoáng giật mình, sững sờ vì mọi thứ thay đổi, vì không tìm thấy cảnh cũ người xưa.

- Nỗi buồn vì thời gian chảy trôi, vì sự xa cách với quê hương máu mủ dù lòng người yêu quê thì vẫn đinh ninh không đổi.

1.2. Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Mùa xuân, mùa thu: chỉ những giai đoạn khác nhau, chỉ sự chảy trôi, tiếp diễn của thời gian.

+ Hoa, quả: những thành quả đạt được cứ ngày một lớn dần lớn dần.

⇒ Học và trồng cây đều là quá trình cần thời gian, cần sự bền bỉ, kiên trì. Càng bền bỉ, kiên trì bao nhiêu thì theo năm tháng thành quả thu được càng nhiều bấy nhiêu.

1.3. Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: sắc sảo, mãnh liệt, mạnh mẽ, đầy cá tính.

- Sử dụng từ ngữ bình dân, gần với lời ăn tiếng nói, giàu sắc thái biểu đạt.

- Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.

- Gieo vần “om”, vần khó gieo.

+ Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan: trang trọng, chuẩn mực, cổ điển.

- Sử dụng nhiều từ Hán Việt, có màu sắc trang trọng.

- Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng, ước lệ.

1.4. Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Alexander Hamilton: “Bất cứ khi nào những cuốn sách bị đốt thì cả loài người cũng bị đốt theo”.

+ So sánh: Sách chính là cả nhân loại.

- Sách thu nhỏ, cô đọng cuộc sống của nhân loại trên nhiều phương diện, từ cả không gian đến thời gian.

- Sách mang lại vô vàn kiến thức cho con người, khiến con người sống đúng nghĩa, ý nghĩa.

- Nếu không có sách, con người sẽ chẳng là gì cả, con người sẽ trở nên cô đơn, không hiểu về mình, không biết mình là ai, từ đâu và đi về đâu.

Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, nhất là khi làm một bài văn nghị luận.

2. Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh mẫu 2

2.1. Câu 1 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương).

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên).

- Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê (Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? - Hạ Tri Chương).

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên).

- Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm.

2.2. Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”

+ Mùa xuân, mùa thu là hình ảnh ẩn dụ.

+ Hai mùa chỉ những gia đoạn khác nhau: ban đầu đơm hoa, sau đó sẽ thu được nhiều quả ngọt.

+ Tương tự như chuyện học: tích lũy kiến thức thường xuyên dẫn tới thành công (kiểu so sánh tạo động lực).

2.3. Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

- Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

- Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…).

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng: duyên mõm mòm, già tom.

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…).

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ.

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

2.4. Câu 4 (trang 117 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của

- Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời.

- Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười).

- Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không.

- Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người.

3. Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh mẫu 3

3.1. Câu 1

Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương:

Họ đều là những con người rời xa cố hương từ khi còn trẻ, già mới trở lại thăm quê.

Sau bao nhiêu năm xa cách khi trở về quê nhà với bao thay đổi trong họ bỗng lại nhận thấy sự xa lạ trên chính quê hương của mình.

Tuy sống ở 2 giai đoạn khác nhau của lịch sử nhưng ta có thể nhận thấy điểm chung của hai nhà thơ chính là sự nuối tiếc, giật mình, cảm xúc bâng khuâng khi trở lại cố hương.

3.2. Câu 2

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

Hình ảnh ẩn dụ: “Mùa xuân, mùa thu” → chỉ thời gian.

Việc học hành của mỗi người cũng giống như việc trồng cây. Đầu tiên là chúng ta phải học kiến thức, tích lũy kiến thức theo thời gian. Chúng ta sẽ tiến bộ từng ngày và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn, đem đến những thành công nhất định.

3.3. Câu 3

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình I và bài Chiều hôm nhớ nhà.

Giống nhau: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Khác nhau:

Tự tình II

Chiều hôm nhớ nhà

Cách dùng từ

Dùng nhiều từ ngữ dân dã, gần gũi hàng ngày

Sử dụng từ hán việt, những từ ngữ mang tính ước lệ tượng trưng trong văn chương cổ.

Phong cách

Gần gũi, tinh nghịch. Tuy nhiên vẫn xen lẫn nỗi buồn đau, bẽ bàng của nhân vật trữ tình

Trang trọng với nỗi buồn nhẹ nhàng mà thấm thía.

3.4. Câu 4

Chọn câu tực ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể: gỗ và nước sơn. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật, nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ đã khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài qua lớp sơn. Thông qua biện pháp so sánh qua câu tục ngữ trên tác giả dân gian muốn đề cao phẩm chất đạo đức, nhân cách bên trong của con người. Đây mới chính là phẩm chất quan trọng nhất hơn tất cả các vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết soạn bài Ngữ văn 11 dưới đây của chúng tôi:

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  • Soạn bài Ôn tập phần văn học
  • Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt
  • Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11
  • Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
  • Soạn bài Lẽ ghét thương
  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.