Soạn bài chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới facebook

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Vũ Khoan

  • Tên khai sinh là Vũ Khoan.
  • Quê quán: ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
  • Cuộc đời:
    • Là nhà hoạt động chính trị,  nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

    • Là thứ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng chính phủ.

b. Tác phẩm

  • Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức.

c. Bố cục

Bài văn được chia là 3 nội dung chính.

  • Sự chuẩn bị của bản thân con người.

  • Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

  • Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Sự chuẩn bị bản thân con người để bước vào thế kỉ mới

  • Con người là động lực phát triển của lịch sử.
  • Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển → con người giữ vai trò quan trọng.

b. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ của đất nước

  • Bối cảnh thế giới:
    • Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại,  sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
  • Nhiệm vụ của nước ta:
    • Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
    • Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam

  • Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
  • Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

  • Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn.

  • Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

⇒ Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc.Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc.

d. Nghệ thuật nghị luận

  • Lập luận đối chiếu.
  • Sử dụng thành ngữ tục ngữ ý vị, sâu sắc, sinh động.
  • Lập luận thuyết phục vì cách nói thông thường, giản dị, trực tiếp, để hiểu, nêu dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.
      • Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.

      • Để đưa đất nước đi lên, người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và rèn luyện cho  mình những thói quen tốt.

      • Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị đầy thuyết phục.
      • Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.


Bài học: Chuẩn bị cho thế kỷ mới – Mrs. Nguyễn Ngọc Anh [VietJack Teacher]

Kết cấu:

– Phần 1 [từ đầu … nổi bật nhất]: Chuẩn bị cho thế kỷ mới.

– Phần 2 [tiếp … điểm yếu của nó]: Bối cảnh thế giới và các yêu cầu của nó.

– Phần 3 [tiếp … và tích hợp]: Điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam.

– Phần 4 [còn lại]: Nhiệm vụ cấp bách của thế hệ mới.

Quảng cáo

Đọc và hiểu văn bản

Câu 1 [trang 30 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

– Người viết bài này vào đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ trên thế giới, với đất nước ta đang theo quá trình đổi mới từ cuối thế kỷ trước.

– Đặt vấn đề: Chuẩn bị cho thế kỉ mới là những thông tin thời sự nóng hổi, ​​có tầm quan trọng lâu dài đối với sự phát triển hội nhập của đất nước.

– Nhiệm vụ: biết những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và theo kịp nhịp độ thời gian. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa kinh tế tri thức xích lại gần nhau hơn.

Quảng cáo

Câu 2 [trang 30 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Lập luận của tác giả:

– Sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của giới trẻ về điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam.

– Chỉ ra và phân tích những đặc điểm của con người Việt Nam [điểm mạnh, điểm yếu, mặt trái]

– Người Việt Nam cần thay đổi và hoàn thiện mình để hội nhập với thế giới.

Câu 3 [trang 30 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

“Sự chuẩn bị của bản thân người đó là quan trọng nhất.” Bởi vì máy móc và các yếu tố khác dù tiên tiến hay hiện đại đến đâu cũng do con người sản xuất và sáng tạo ra, không thể thay thế được con người, nhất là trong nền kinh tế tri thức.

Câu 4 [trang 30 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và tác động của chúng đến nhiệm vụ của đất nước:

– Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng thiếu kiến ​​thức cơ bản, thiếu năng lực thực hành → Không thích ứng với nền kinh tế mới.

– Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu chính xác, không chú trọng quy trình → Tác động lớn của phương thức sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn là trở ngại lớn.

– Bảo vệ và thống nhất trong trận chiến, nhưng đố kỵ trong kinh doanh và cuộc sống → Ảnh hưởng đến tinh thần, giảm sức mạnh và sự gắn kết

– Bản tính thích ứng nhanh, dễ hòa nhập nhưng có tính phân biệt đối xử trong kinh doanh, khôn ngoan trong việc đề phòng kinh doanh và hội nhập.

Quảng cáo

READ  Giải Công nghệ 8 Bài 13. Bản vẽ lắp | Educationuk-vietnam.org

Câu 5 [trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]:

– Nhận xét của tác giả về sách lịch sử và văn học:

+ Điểm giống nhau: phân tích, nhận xét những ưu điểm của dân tộc Việt Nam: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu …

+ Điểm khác: cũng phê phán những tồn tại, hạn chế như thiếu kỹ năng thực hành, tính đố kỵ, không khéo léo, thiếu cẩn thận …

– Thái độ của tác giả: khách quan khoa học, trung thực và chân lý.

Câu 6 [trang 30 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Thành ngữ và tục ngữ được sử dụng: Nước đến chân mới nhảy, nếu cơm gắp mắm, trâu buộc phải ghét trâu cho ăn, lột vỏ ngắn, cắn dài … .Tác dụng: cho các bài báo sinh động, cụ thể, các vấn đề khoa học trở nên gần gũi với ý nghĩa.

NGHIÊN CỨU

Câu 1 [trang 31 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Bằng chứng về điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam mà tác giả đã nêu:

– Tiếng Việt rất thông minh: đạt giải cao trong các cuộc thi Toán, Lý, Hóa …

Yêu thương và quan tâm lẫn nhau: giúp đỡ những vùng bão lũ.

– Bệnh tật, ý thức kém trong cộng đồng [vệ sinh kém, rác thải không có tiêu chí …], thông minh [chặt chém du khách, …]

Câu 2 [trang 31 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2]:

Học sinh tự nhìn lại mình và so sánh với những điểm mạnh và điểm yếu mà tác giả đã nêu ra.

READ  [Sách Giải] ✅ Thánh Gióng - Sách Giải | Educationuk-vietnam.org

Xem thêm những bài soạn văn lớp 9 cực ngắn và hay:

Xem thêm loạt bài Để học tốt môn Tiếng Anh 9:

CHỈ 250 nghìn cho mỗi khóa học, VIETJACK HỖ TRỢ COVID

Phụ huynh đăng ký mua học phần lớp 9 cho con sẽ được tặng kèm tài liệu ôn thi học kỳ 2 miễn phí. Quý phụ huynh vui lòng đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Bạn đã có ứng dụng VietJack trên điện thoại, chọn bài tập SGK, Soạn SBT, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng …. miễn phí. Tải xuống ứng dụng ngay bây giờ trên Android và iOS.

Nhóm hướng dẫn facebook miễn phí cho thanh thiếu niên 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

LOẠT Soạn văn lớp 9 | Chuẩn bị bài 9 Của chúng tôi một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Tiếng Anh 9 và bám sát cẩn thận nội dung sgk Ngữ Văn 9 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Nhận xét không phù hợp quy tắc bình luận trang web Bạn sẽ bị cấm bình luận mãi mãi.

Các bộ truyện lớp 9 khác

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Vũ Khoan

  • Tên khai sinh là Vũ Khoan.
  • Quê quán: ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
  • Cuộc đời:
    • Là nhà hoạt động chính trị,  nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

    • Là thứ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng chính phủ.

b. Tác phẩm

  • Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức.

c. Bố cục

Bài văn được chia là 3 nội dung chính.

  • Sự chuẩn bị của bản thân con người.

  • Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

  • Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

2. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn dề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy. Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện nay là gì?

a. Thời điểm lịch sử, ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của bài văn

+ Thời điểm lịch sử: tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới. Đôi với dân tộc công cuộc đổi mới đã đạt được những thành quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, và tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

+ Nội dung đề cập: vấn đề mà tác giả đề cập ở đây là sự chuẩn bị hành trang đế đất nước bước vào thế kỉ mới.

+ Ý nghĩa: chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.

b. Yêu cầu nhiệm vụ của đất nước và thế hệ trẻ: là phải nhìn nhận được những khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt nhịp kịp với bước đi của thời đại. Đồng thời phải biết phát huy những ưu điểm, những thế mạnh của mình. Đặc biệt thế hệ trẻ phải không ngừng hoàn thiện mình để gánh vác được trọng trách lịch sử, xứng đáng là chủ nhân thật sự của đất nước.

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả? Trình tự dàn ý của bài văn như sau: + Sự cần thiết trong sự nhận thức của lớp trẻ về những cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam.

a] Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

Đây là luận cứ mở ra hướng lập luận cho toàn bài vãn, là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thông luận cứ của bài văn.

Luận cứ này được xác minh bằng các lí lẽ:

- Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;

- Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

b] Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước. Tác giả đã triển khai luận cứ này bằng hai ý:

- Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế;

- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

c] Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

Tác giả đã triển khai cụ thể và phân tích rất thấu đáo luận cứ này vì đây là một luận cứ chủ yếu.

d] Kết luận: Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhìn chung, hệ thống luận cứ của tác giả có tính chặt chẽ và tính định hướng rất rõ nét.

Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không, vì sao.

Trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất bởi vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng không thể thay thế được con người con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định tất cả.

Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thỏi quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa dất nước đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại ngày nay?

Tác giả đã thẳng thắn phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam một cách cụ thể. Những mặt mạnh và mặt yếu ấy cùng song hành với nhau như những cặp đối lập cùng tồn tại mà chúng ta cần phải khắc phục và đồng thời phải phát huy.

+ Thứ nhất: con người Việt Nam thông minh nhạy bén với cái mới, song lại hay bị những lỗ hổng kiến thức do khuynh hướng thiên lệch bởi sự học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế, không khắc phục được điều này thì sẽ không thích ứng được với nền kinh tế mới.

+ Thứ hai: con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tháo vát trong công việc, song lại thiếu sự cẩn trọng chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc là cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Đây sẽ là vật cản lớn của quá trình hội nhập.

+ Thứ ba. cọn người Việt Nam có truyền thông lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị “trâu buộc ghét trâu ăn”. Điều này sẽ làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.

+ Thứ tư. con người Yiệt Nam có khả năng thích ứng nhanh điều đó sẽ giúp chúng ta mau chóng hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự khôn vặt không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong kinh doanh.

Câu 5. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

+ Nội dung nhận xét: nội dung nhận xét của tác giả có điểm giống với các sách lịch sử và văn học ở chỗ là đã phân tích và nhận xét rất giống nhau về những ưu điểm, những thế mạnh của con người Việt Nam: thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu.... Thế nhưng điểm khác của tác giả không chỉ phân tích những ưu điểm của người Việt Nam theo một chiều cực đoan chỉ có ngợi khen mà còn phê phán đề cập đến những khuyết điểm, những hạn chế mà con người Việt Nam còn phạm phải như: thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...

+ Thái độ của tác giả: thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề, giúp chúng ta nhìn lại mình một cách đúng đắn chân thực. Như vậy chúng ta mới không ngộ nhận về mình [nếu chỉ khen một chiều] nhưng cũng không mặc cảm tự ti [nếu chỉ phê phán]. Đó là sự đánh giá của con người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, trăn trở nghĩ suy vì sự tồn vong của dân tộc trong con đường hội nhập.

Câu 6. Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ; tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy cho biết ỷ nghĩa, tác dụng của chúng.

+ Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,...

+ Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề