So sánh tự tình 2 và 3 năm 2024

So sánh 3 nhà thơ trung đại: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tú Xương

* Điểm giống - Đều là các nhà thơ trung đại - Giọng thơ trào phúng, châm biếm, đả kích sâu cay - Đều có nỗi niềm, khát khao về một cuộc sống công bằng hơn, hạnh phúc hơn * Điểm khác - Hồ Xuân Hương + Cuộc đời: • Sống vào khoảng thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX • Là một con người tài sắc, thông minh, bản lĩnh nhưng lại sinh ra là con vợ lẽ, bản thân cũng làm lẽ + Đề tài: phụ nữ + Nội dung: • Thơ của Hồ Xuân Hương mang đậm phong cách dân gian, ý thơ táo bạo. Bà là người dám nói ra những gì mình nghĩ, dám lên tiếng bảo vệ phụ nữ dưới thời phong kiến, đi ngược lại lễ giáo phong kiến hà khắc • Nội dung thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ • Thơ bà mang nặng tư tưởng chế giễu, phê phán thói hư tật xấu của xã hội lúc bấy giờ + Nghệ thuật • Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Bà thường dùng từ ngữ trong lối nói hằng ngày, từ đại chúng • Bà còn thường dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lối nói mang tính khẩu ngữ • Giọng điệu thơ táo bạo, độc đáo và mạnh mẽ • Lời thơ của bà mang nhiều tầng ý nghĩa, trong cái “thanh” ẩn chứa cái “đục”, từ cái “đục” lại gợi ra cái “thanh” + Dẫn chứng: Tự tình [bài II] • Đề tài rất quen thuộc trong thơ Hồ Xuân Hương: phụ nữ • Hai câu đề: nỗi niềm buồn tủi, chán chường của nhân vật trữ tình • Thời gian khi ấy là đêm khuya, là khoảng thời gian vạn vật nghỉ ngơi, mọi nhà sum họp nhưng nhân vật trữ tình vẫn cô đơn, lẻ bóng, vẫn thao thức đối diện với chính mình để suy tư • “Trống canh dồn” là tiếng trống chuyển canh, nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi ra bước đi của thời gian vội vàng. Tiếng trống ấy như nói lên tâm trạng bất an, lo lắng, chất chứa nỗi niềm, buồn tủi khi thời gian trôi đi mà mình đã già rồi, tình duyên hẩm hiu • Không gian là một mảng tĩnh lặng, âm thanh dù nhỏ bé nhưng hiện lên rất rõ rệt “văng vẳng”. Còn con người hiện lên cô đơn, nhỏ bé • “Trơ cái hồng nhan với nước non” cách dùng từ rất Hồ Xuân Hương, từ “cái” đi với “hồng nhan”, cùng với đảo ngữ “trơ” đặt lên đầu, đánh riêng một nhịp gợi lên sự lẻ loi, trơ chọi, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương -> Đây cũng là bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, bà dám nói lên sự khao khát mãnh liệt về sự tri ân trước cuộc đời • Hai câu thực: sự gắng gượng, trốn tranh nhưng bế tắc • Trong đêm khuya, cô đơn, lẻ loi, Hồ Xuân Hương mượn rượu để giải sầu, nhưng “say lại tỉnh”, càng tỉnh càng buồn hơn khi nhận ra tình cảnh của mình • Hình tượng “vầng trăng bóng xế” đang đồng nhất với thân phận người phụ nữ, tuổi xuân tiêu hao như vầng trăng bóng xế mà duyên phận vẫn chưa tròn • Hai câu luận: nỗi niềm bất khuất, khát vọng hạnh phúc • Phong cách mạnh mẽ, táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương thể hiện trong từng con chữ. Các hình ảnh “rêu”, “đá” chính là sự phản kháng mạnh mẽ, không chịu khuất phục • Hai câu kết: tâm trạng buồn tủi, chán chường • Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương luôn vậy, luôn mang nhiều nghĩa, nhiều màu sắc. Từ “xuân” trong câu thơ “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” vừa có ý chỉ mùa xuân vừa có ý chỉ tuổi xuân của đời người. Từ “lại lại” diễn tả sự lặp lại, trở lại đến chán ngán • Âm điệu chậm, rời rạc khiến câu thơ như một tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương - Nguyễn Khuyến + Cuộc đời: • Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo • Tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêy nước, thương dân + Nội dung: tình yêu quê hương, đất nước, phản ánh cuộc sống khổ cực, thuần hậu, châm biếm, đả kích thực dân xâm lược + Nghệ thuật • Ngôn ngữ thơ rất phong phú, từ ngữ gợi hình, gợi cảm • Thơ ông mang màu sắc trào phúng. Không giống với Hồ Xuân Hương, ông châm biếm, đả kích xã hội thực dân nửa phong kiến, tầng lớp thống trị khiến cho cuộc sống người dân thêm khổ cực • Hình ảnh trong thơ ông rất đơn sơ nhưng lại có sức gợi cao + Dẫn chứng: Câu cá mùa thu [Thu điếu] Bạn xem ở đây để lấy các ý phân tích như bài trên mình đã làm ví dụ nhé //diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-thu-dieu.66872/ - Trần Tế Xương + Cuộc đời: ngắn ngủi, nhiều gian truân, đi thi nhiều lần nhưng đều không đỗ + Nội dung: Ông hay viết về vợ mình, khi mà vợ ông còn sống. Đây là một đề tài độc đáo + Nghệ thuật • Thơ của Trần Tế Xương có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình làm gốc • Giọng văn chăm biếm sâu cay. Nếu giọng văn của Nguyễn Khuyến chỉ dừng lại ở tâm trạng bất mãn, chứ chưa thực sự đả kích xã hội thì đến với thơ Tú Xương, ta lại thấy được sự đả kích, châm biếm sâu sắc, ông dám nói thẳng ra, chỉ ra những cái lố bịch của chế độ thời đó + Dẫn chứng: Thương vợ //diendan.hocmai.vn/threads/mot-so-kien-thuc-ve-tac-pham-thuong-vo-cua-tran-te-xuong.770681/ //diendan.hocmai.vn/threads/cam-nhan-ve-dep-ngon-ngu-nghe-thuat-thuong-vo.770432/

Chủ Đề