So sánh các doanh nghiệp khoáng sản năm 2023 năm 2024

Theo báo cáo số 1300/BC-SCT ngày 19 tháng 7 năm 2023 của Sở Công Thương Quảng Bình, chỉ số sản xuất công nghiệp ước năm 2023 tăng 11,5% so với năm 2022; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 14,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 25,0%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,5%.

Giá trị sản xuất công nghiệp [theo giá so sánh 2010] năm 2023 ước đạt 16.850 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2022. Trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt 777 tỷ đồng, tăng 5,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15.216 tỷ đồng, tăng 8,3%; sản xuất và phân phối điện đạt 748 tỷ đồng, tăng 16,5%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 109 tỷ đồng, tăng 10,4%. Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương. Nhiều cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điển hình là các ngành nghề: mộc mỹ nghệ, kính cường lực, cơ khí sửa chữa, may mặc, chế biến thủy hải sản, tinh bột nghệ, khoai deo, miến dong, sản xuất dược liệu, sơ chế nông sản, sản xuất dầu thực vật.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu [tăng so với cùng kỳ năm 2022]: Viên nén năng lượng sản xuất đạt 60 nghìn tấn, tăng 500%; điện sản xuất đạt 781 triệu KWh, tăng 35,8% [trong đó thủy điện đạt 33 triệu KWh, tăng 8,2%; điện mặt trời đạt 106 triệu KWh, tăng 2,2%; điện gió đạt 642 triệu KWh, tăng 45,6%]; kính an toàn sản xuất đạt 3.180 tấn, tăng 18,3%; nước khoáng sản xuất đạt 7.200 nghìn lít, tăng 3 12,6%; bê tông trộn sẵn sản xuất đạt 290.000 m3, tăng 11%; bia đóng chai sản xuất đạt 2.570 nghìn lít, tăng 10,8%; nước máy đạt 14.400 nghìn m3, tăng 8,5%; gạch không nung sản xuất đạt 106 triệu viên, tăng 8,2%; xi măng đạt 1.650 nghìn tấn, tăng 7,2%; tinh bột sắn, bột dong riềng sản xuất đạt 18.500 tấn, tăng 6,4%; đá xây dựng sản xuất đạt 3.580 nghìn m3, tăng 6,1%; thủy hải sản chế biến các loại sản xuất đạt 26.100 tấn, tăng 5,9%; áo quần các loại khác [trừ áo sơ mi người lớn] đạt 6.200 nghìn cái, tăng 5,9%; nước tinh khiết sản xuất đạt 32.600 nghìn lít, tăng 5,0%; gạch xây dựng bằng đất nung sản xuất đạt 300 triệu viên, tăng 3,0%; thuốc chứa pênixilin, kháng sinh dạng viên sản xuất đạt 340 triệu viên, tăng 2,7%; điện thương phẩm sản xuất đạt 1.103 triệu KWh, tăng 1,7%; sản phẩm in sản xuất đạt 3.000 triệu trang, tăng 0,8%; giấy Kraft sản xuất đạt 8.000 tấn.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ: Ván ép từ gỗ sản xuất đạt 64.200 m3, giảm 28,1%; quặng titan sản xuất đạt 60 nghìn tấn, giảm 21,2%; thức ăn cho thuỷ sản sản xuất đạt 1.620 tấn, giảm 16,8%; cao lanh sản xuất đạt 65.400 tấn, giảm 16,1%; phân vi sinh sản xuất đạt 70 nghìn tấn, giảm 14,6%; dăm gỗ sản xuất đạt 432 nghìn tấn, giảm 11,6%; xi măng và clinke đạt 4.250 nghìn tấn, giảm 7,2% [trong đó clinke đạt 2.600 nghìn tấn, giảm 14,5%]; áo quần các loại sản xuất đạt 18.700 nghìn cái, giảm 2,8% [trong đó áo sơ mi người lớn đạt 12.500 nghìn cái, giảm 6,7%].

1.2. Về Thương mại

Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 54.315 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 87,5% so với kế hoạch. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 47.000 tỷ đồng, chiếm 86,53% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ khách sạn nhà hàng ước đạt 4.739 tỷ đồng, chiếm 8,72% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ du lịch ước đạt 459 tỷ đồng, chiếm 0,84% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.116 tỷ đồng, chiếm 3,91% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.

2. Kết quả đạt được, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân

2.1. Kết quả đạt được

Về công nghiệp

Với việc triển khai nhiều giải pháp linh hoạt và đồng bộ, sản xuất công nghiệp Quảng Bình năm 2023 đã đạt được một số kết quả khả quan và tiếp tục duy trì tăng trưởng khá so với năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,5% [kế hoạch năm 2023 tăng 11,5%]; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5% [kế hoạch năm 2023 tăng 8,5%]. Một số lĩnh vực như: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất và phân phối điện tăng, sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có các đơn hàng mới được ký kết và sản xuất tăng cao so với năm trước đã góp phần duy trì tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn.

Về thương mại

Năm 2023, tình hình dịch COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp… hoạt động bình thường trở lại, nguồn cung dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định. Bên cạnh đó, việc mở cửa du lịch đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Quảng Bình, nhất là trong các dịp Lễ: Giỗ tổ Hùng Vương [10/3 âm lịch], 30/4 và 1/5. Hội Rằm tháng 3 huyện Minh Hóa, vì vậy, nhu cầu mua sắm, du lịch của người dân tăng cao vào dịp 5 nghỉ dài ngày đã tác động đến tổng mức bán lẻ hàng hóa. Hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh cơ bản vẫn ổn định dù có nhiều thời điểm giá xăng tăng cao, nguồn cung vẫn đảm bảo, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu duy trì hoạt động kinh doanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống chợ truyền thống, các siêu thị, trung tâm thương mại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân, bảo đảm hàng hóa lưu thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung, chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân; hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh, kế hoạch tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được triển khai đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa. Ngoài giao dịch mua bán trực tiếp theo truyền thống, hiện nay nhiều cơ sở đã bán hàng hóa qua mạng. Khi mạng internet phát triển, việc mua hàng trực tuyến là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Hình thức mua bán trực tuyến tiết kiệm thời gian, hàng hóa đa dạng, phong phú, dễ dàng lựa chọn. Việc quảng cáo sản phẩm hiện nay cũng đa dạng hơn trước đây, thông qua các trang điện tử, mạng xã hội, người bán hàng dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của mình, với chi phí thấp hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo truyền thống. Thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý thị trường, giá cả, niêm yết giá bán đúng giá đã niêm yết trên các kênh phân phối hàng hóa, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong những dịp lễ tết trên địa bàn tỉnh.

2.2. Một số khó khăn, tồn tại

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó đặc biệt là lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất trang phục, sản xuất phân bón, sản xuất bia, sản xuất xi măng và clinke giảm mạnh so với năm trước. Một số dự án đầu tư phát triển công nghiệp có quy mô lớn dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023 nhưng hiện nay chậm tiến độ [so với chủ trương đầu tư được phê duyệt] đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành [dây chuyền nghiền xi măng, Nhà máy xi măng Quảng Phúc; Nhà máy may công nghiệp QT Quảng Bình; Nhà máy chất đốt sinh khối dạng viên nén Trung Chính; dự án Nhà máy sản xuất vôi công nghiệp Mai Thanh; viên nén năng lượng Công ty TNHH Phát triển nguồn lực Dohwa…].

Tiểu thủ công nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu, sản xuất hàng lưu niệm chưa phát triển.

Các doanh nghiệp may mặc, doanh nghiệp chế biến gỗ hoạt động cầm chừng, khó duy trì lực lượng lao động có tay nghề đã qua đào tạo, việc tuyển lao động mới cũng gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí đào tạo.

Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, khả năng cạnh tranh thấp; phần lớn hàng hoá xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, chất lượng mẫu mã còn hạn chế, chủng loại hàng hóa xuất khẩu đơn điệu, lệ thuộc nhiều vào cung cầu và biến động giá cả của thị trường trong nước và thế giới nên hiệu quả và tính bền vững chưa cao.

Thị trường xuất nhập khẩu thiếu ổn định, việc mở rộng thị trường vào EU, Mỹ, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tính bền vững vì vậy chưa tiếp cận và tận dụng được nhiều các cơ hội từ các FTA.

2.3. Nguyên nhân

Do ảnh hưởng của xung đột vũ trang, suy thoái kinh tế thế giới, tình hình kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… khiến sức mua các mặt hàng tiêu dùng giảm đáng kể. Các doanh nghiệp trong tình trạng thiếu hụt đơn hàng, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào và lãi suất vay vẫn ở mức cao, các ngân hàng thắt chặt hạn mức tín dụng cho vay đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi và phát triển của các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năng lực mới tăng thêm trong sản xuất công nghiệp ít, chủ yếu dự án có quy mô nhỏ. Một số dự án đầu tư phát triển công nghiệp có quy mô lớn dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023 nhưng hiện nay chậm tiến độ.

Sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra, đôn đốc của một số ngành, địa phương chưa quyết liệt, thiếu kịp thời trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều vướng mắc đặc biệt các lĩnh vực đầu tư, đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện dự án và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ công nghệ chậm được đầu tư đổi mới, chất lượng, số lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói chưa đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của các thị trường lớn, sức cạnh tranh yếu. Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, năng lực hạn chế, chủng loại hàng hóa xuất khẩu thiếu đa dạng.

II. Kế hoạch phát triển ngành Công Thương năm 2024

1. Về công nghiệp

Năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì tăng trưởng do có một số dự án mới đưa vào hoạt động như: Thủy điện La Trọng, các dự án viên nén năng lượng [Dũng Nguyệt Anh, công suất 70.000 tấn/năm, Viên nén Dohwa công suất 200.000 tấn/năm, VINAFOR công suất 190.000 tấn/năm]; may xuất khẩu [May QT Quảng Bình, công suất 5 triệu sp/năm, may Tun Power mở rộng, công suất 5 triệu sp/năm], Giấy Xenlulo Quảng Bình, công suất 18.000 tấn/năm. Tuy nhiên các ngành sản xuất trang phục xuất khẩu, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, đơn hàng giảm mạnh, hàng tồn kho lớn sản xuất chỉ phát huy từ 50-70% công suất, nên sản xuất công nghiệp năm 2024 dự báo tăng trưởng không cao, chỉ từ 8,5- 9% so với năm 2023.

Chỉ số sản xuất công nghiệp [IIP] năm 2024 dự kiến tăng 9,5% so với năm 2023. Giá trị sản xuất công nghiệp [theo giá so sánh 2010] ước tính năm 2024 đạt 18.280 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2023. Trong đó, công nghệp khai khoáng đạt 860 tỷ đồng, tăng 10,7%; chế biến, chế tạo đạt 16.400 tỷ đồng, tăng 7,8%; sản xuất và phân phối điện đạt 898 tỷ đồng, tăng 20,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý nước thải, rác thải đạt 122 tỷ đồng, tăng 11,9%.

2. Về Thương mại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2024 phấn đấu đạt 61.050 tỷ đồng, tăng 12,40% so với năm 2023.Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 52.900 tỷ đồng, tăng 12,55% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ khách sạn nhà hàng đạt 5.320 tỷ đồng, tăng 12,25% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 530 tỷ đồng, tăng 15,49% so với năm 2023; doanh thu dịch vụ khác đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 8,68% so với năm 2023.

3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2024

3.1. Nhóm giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiêp đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp

- Phối hợp với các ngành liên quan tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án Công nghiệp chế biến, chế tạo để đưa vào hoạt động trong năm 2023: Thủy điện La Trọng, các dự án viên nén năng lượng [Dũng Nguyệt Anh, Viên nén Dohwa, VINAFOR]; may xuất khẩu [May QT Quảng Bình, may Tun Power mở rộng], Giấy Xenlulo Quảng Bình. Tiếp tục xúc tiến đưa vào hoạt động năm 2024: Dự án dây chuyền nghiền xi măng Văn Hoá của Công ty Vật liệu Xây dựng Việt Nam; các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

- Tập trung hoàn thành nhiệm vụ xây dựng các đề án, cơ chế chính sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Lồng ghép các chương trình, đề án để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp; Triển khai có hiệu quả Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp và xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình.

- Thực hiện có hiệu quả các đề án Khuyến công từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn, phát triển sản xuất.

3.2. Nhóm giải pháp về phát triển thương mại nội địa và quản lý giá cả thị trường

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại: Kế hoạch Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại biên giới tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2021-2025, Kế hoạch xúc tiến thương mại 2021-2025; Chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn; Kế hoạch Tăng cường triển khai thực hiện Chương trình trình hành động Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh [tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các Chương trình khuyến mại, giảm giá, tri ân khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…]. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ các sản phẩm địa phương kết nối tiêu thụ thị trường trong nước; chủ động liên hệ với Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố hỗ trợ cung ứng nguồn hàng khi cần thiết. Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, hàng hóa sản xuất của tỉnh Quảng Bình trên sàn Giao dịch Thương mại điện tử của tỉnh, kết nối các kênh bán hàng trực tuyến, online cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Quảng Bình.

- Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn nhất là trong các dịp lễ, tết, mùa mưa bão và trong trường hợp có dịch bệnh trên địa bàn.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá. Tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam“; triển khai có hiệu quả đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tập trung tiêu thụ hàng hóa thị trường nội địa, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa tiến tới xuất khẩu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử nhằm hiện đại hóa quy trình kinh doanh, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, định hướng gắn kết đến thị trường khu vực, thị trường trong nước và quốc tế.

3.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu

- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên thu hút các dự án sản xuất hàng xuất khẩu mà tỉnh có lợi thế [may xuất khẩu, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản...], hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Duy trì mối quan hệ với các thị trường truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới, thị trường có tiềm năng.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp kịp thời tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản thâm nhập vào các thị trường mới. Củng cố và mở rộng thị trường truyền thống, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do [FTA] đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu./.

Chủ Đề