Siêu âm sau bao lâu thì biết có thai

Siêu âm tim thai là chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong thăm khám tiền sản. Siêu âm tim thai tuần thứ mấy là tốt nhất? Thời điểm nào siêu âm cho kết quả sàng lọc dị tật chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu về các chỉ số và thông tin chi tiết về siêu âm tim thai trong bài viết dưới đây.

Trong chu kỳ phát triển của thai nhi, tim thai thường xuất hiện vào ngày thứ 22 tình từ thời điểm thụ thai. Thông thường tim thai sẽ có từ lúc mẹ chưa kịp phát hiện mình mang thai. 

Tim thai xuất hiện khá sớm, ngay sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng. Ban đầu tim xuất hiện dưới dạng một ống đơn giản tạo ra những nhịp đập đầu tiên. Sau đó mới uốn cong và phân chia vách tạo thành một trái tim với 4 ngăn. Khoảng thời gian này kéo dài khoảng vài tháng. Thông thường khi thai được 20 tuần là giai đoạn trái tim của thai nhi hoàn chỉnh.

Siêu âm tim thai là chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất trong những tuần đầu thai kỳ. Căn cứ vào hình ảnh siêu âm bác sĩ sẽ đánh giá nhịp tim, cấu trúc trái tim, chức năng tim thai. Việc siêu âm cũng đưa ra được những chẩn đoán sơ bộ về dị tật tim thai nếu có.

Phương pháp siêu âm tim thai thường dùng bao gồm siêu âm 2D, 3D và 4D. Đây là phương pháp không xâm lấn nên tính an toàn rất cao, không gây nguy hại cho cả mẹ và bé.. Bạn có thể chọn siêu âm 2D, siêu âm 3D hoặc siêu âm tim thai 4D tùy giai đoạn. Các bác sĩ cũng sẽ chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp nhất với mẹ và thai nhi để cho kết quả chính xác nhất.

Siêu âm 4D cho kết quả rõ nhất về dị tật tim thai nếu có

Bao nhiêu tuần thì có tim thai và khi nào nên siêu âm thai lần đầu là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm khi mới mang thai. Thời điểm siêu âm thai lần đầu thường được thực hiện ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. 

Tuy nói tim thai hình thành và có nhịp đập từ tuần thứ 5 nhưng cơ địa mỗi mẹ bầu khác nhau. Việc tim thai hình thành, phát triển phụ thuộc khá nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để khám tim thai lần đầu rơi vào khoảng tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ. Nhưng sẽ có vài trường hợp cá biệt phải đến tuần thứ 10 mới xuất hiện tim thai. Vì thế nếu siêu âm lúc 6 tuần chưa thấy tim thai mẹ cũng không cần phải lo lắng gì. Hãy thăm khám lại lần nữa theo chỉ định của bác sĩ và chờ đợi để nghe nhịp đập đầu tiên từ con yêu.

Siêu âm tim thai được thực hiện tốt nhất từ tuần 18 đến tuần 22. Nhưng hầu hết các mẹ bầu đều được chỉ định siêu âm tim từ tuần thứ 20 – tuần thứ 22. Đây là mốc quan trọng nhất để thăm khám, xét nghiệm, siêu âm, kiểm tra dị tật thai nhi. 

Trong lần khám này bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tim thai tuần thứ 22 để có thể nhận kết quả chính xác. Căn cứ vào kết quả này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn tốt nhất cho mẹ về tình trạng của thai nhi.

Trước mốc khám tuần thứ 22 thì siêu âm tim tuần thứ 12 cũng là mốc cực kỳ quan trọng. Ở tuần này chị em không chỉ được siêu âm mà còn cần thực hiện rất nhiều sàng lọc cơ bản. Khi khám thai tuần thứ 12 mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, làm double test và nhiều thăm khám khác. Các mẹ bầu nên ghi chú lịch khám thai để không bỏ qua mốc thăm khám quan trọng này.

Bác sĩ tại bệnh viện Hồng Ngọc đọc kết quả cho mẹ bầu siêu âm tim thai tuần thứ 22

Tim thai thường xuất hiện vào tuần thứ 5 của thai kỳ. Một vài trường hợp có thể xuất hiện rất muộn vào khoảng tuần thứ 9. Thời gian chỉ định siêu âm tim thai thông thường là vào tuần thứ 7 hoặc tuần thứ 8. Siêu âm tim thai tuần 8 cho kết quả khá đúng và đây cũng là mốc các bác sĩ thường yêu cầu thai phụ thăm khám.

Siêu âm tim thai ở tuần thứ 7 hoặc tuần 8 chỉ giúp mẹ bầu nghe được những nhịp đập đầu tiên của con. Để phát hiện chính xác các dị tật ở tim thai thì cần chờ đến tuần thứ 20 trở đi khi tim đã được phát triển hoàn thiện. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ siêu âm tim thai ở tuần thứ 22 để sàng lọc dị tật cho kết quả chính xác nhất. 

Siêu âm tim thai có nốt sáng có thể gặp ở bất cứ tuần thai nào. Tỉ lệ xuất hiện nốt sáng cản âm xuất hiện ở khoảng 3 – 6% thai nhi. Nốt sáng không phải biểu hiện của các dị tật. Không gây ra các dị tật tim bẩm sinh và không ảnh hưởng gì đến chức năng tim. Nhưng nếu xuất hiện nốt sáng ở nhóm thai phụ nguy cơ cao hoặc thai phụ trên 35 tuổi thì sẽ tăng nguy cơ che dấu các dị tật khác của thai nhi.

Trường hợp trên 35 tuổi, có kết quả triple test, double test bất thường hoặc có tiền sử dị tật ở trẻ trước thì thai phụ cần tiến hành thêm các thăm khám khác. Nếu trong gia đình có người từng bị dị tật thai phụ cũng nên thăm khám thêm để kiểm tra nguy cơ dị tật ở thai. 

Nhịp tim của thai nhi phổ biến ở mức 120 – 160 nhịp/ phút. Có dao động nhỏ giữa nhịp tim của bé trai và bé gái. Số nhịp tim cũng dao động giữa các tuần với nhau. Nhịp tim của thai có thể tăng lên tới 180 nhịp nếu lúc đó con đang vận động mạnh. Nếu nhịp tim thai vượt ngưỡng 180 và dưới ngưỡng 120 nhịp mỗi phút thì mẹ bầu cần được làm thêm nhiều xét nghiệm khác. Vì đây có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc của thai nhi đang gặp vấn đề bất thường.

Siêu âm tim thai giá bao nhiêu tùy thuộc vào phương pháp và giai đoạn siêu âm. Mức giá cụ thể từ khoảng 100.000 đồng đến 500.000 đồng/lần. Đây là mức phí phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả các gia đình.

Mức giá sẽ có sự chênh lệch giữa các bệnh viện, phòng khám nhưng không chênh quá nhiều. Mẹ bầu không nên chú ý quá nhiều tới mức phí siêu âm mà nên căn cứ vào trình độ của địa chỉ thăm khám để lựa chọn. Các bác sĩ có kinh nghiệm và năng lực cao sẽ đọc kết quả chính xác hơn, phát hiện nhanh chóng nếu có vấn đề với hình ảnh.

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc chi phí siêu âm thai đã nằm trong gói thai sản trọn gói của bệnh viện.

Siêu âm tim thai sẽ giúp mẹ bầu xác định được các dị tật của thai nhi

Bệnh viện Hồng Ngọc tự hào là cơ sở y tế có dịch vụ thai sản nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn mẹ bầu. Với kinh nghiệm 18 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, bệnh viện đã chào đón 35.000 em bé ra đời khỏe mạnh. Để biết siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy là bạn có thể liên hệ qua hotline hoặc tới Bệnh viện Hồng Ngọc để được bác sĩ tư vấn các mốc thăm khám thai quan trọng cần ghi nhớ. 

Lựa chọn gói thai sản và sinh con trọn gói tại Hồng Ngọc, mẹ sẽ được chăm sóc chu đáo và tận tâm bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm; được thăm khám với hệ thống máy móc sản khoa hiện đại nhất hiện nay.

Việc mang thai và sinh nở của mẹ bầu hiện đại tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc giờ đây sẽ trở nên nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng tại khách sạn 5*.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Lời khuyên của Bác sĩ chuyên sản khoa, ngay sau khi trễ kinh được 2 tuần [tính từ ngày đầu tiên có kinh], bắt đầu có những dấu hiệu mang thai như ra máu báo thai, đau bụng dưới, buồn nôn,... và sử dụng que thử thai, kết quả có 2 vạch đỏ. Thì người mẹ nên đi khám thai lần đầu ngay.

>>> Tham khảo:

  • Có thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
  • Dấu hiệu có thai tuần đầu sớm mẹ nên biết
  • Các mốc khám thai quan trọng nhất không nên bỏ lỡ
  • Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng. Bác sĩ xác nhận người mẹ chính thức mang “mầm sống “ trong bụng của mình, và được gọi cái tên rất là hay: bà bầu.

    Khi khám thai lần đầu, bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỏi bệnh và thăm khám: hỏi về tiền căn bà bầu từ trước đến giờ có bị bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và sản khoa, cơ địa có bị dị ứng khi uống thuốc, tiêm thuốc hoặc ăn thức ăn gì hay không. Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.

    Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

    Khi nào mẹ nên siêu âm thai nhi lần đầu?

    Sau khi được bác sĩ khám, bà bầu được chỉ định siêu âm thai để đánh giá thai nằm đúng vị trí hay không, đánh giá tử cung và phần phụ, có thể siêu âm qua thành bụng hay qua đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, có hình ovan, đo được đường kính túi thai ta gọi là GS chữ viết tắt: Gestational Sac khoảng: 10 – 12 mm, tương đương có tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần, bên trong hình ảnh túi thai ta thấy được yolksac [+], đây là hình ảnh cúc phôi trong giai đoạn hình thành phôi thai. Điều này minh chứng cho rằng túi thai đã nằm hoàn toàn trong buồng tử cung và đang phát triển thành thai nhi.

    Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

    Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt các cặp vợ chồng mang thai bé đầu tiên .Qua siêu âm thai, Bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ, xác định người mẹ có thai và chính thức có túi thai nằm trong buồng tử cung của người mẹ, phân biệt được thai có nằm ngoài tử cung không qua việc siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.

    Khám thai lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho người mẹ và người bố tương lai, tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt trong những trường hợp người mẹ có bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai nhi không được khỏe thì việc điều trị ngay từ ban đầu là điều vô cùng thiết thực và ý nghĩa cho người mẹ mang thai.

    Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

    Siêu âm thai lần đầu có những bước nào?

    Thăm khám tiền sử bệnh lý của mẹ

    Lần đầu tiên khi siêu âm, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe tổng quan của mẹ. Điều này giúp cho việc siêu âm được thuận lợi và có kết quả chính xác hơn. Để thuận tiện, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe khi siêu âm. Các mẹ có thể sẽ phải trả lời cho bác sĩ một số thông tin như bên dưới:

    • Trước đây mẹ đã từng mang thai chưa?
    • Trước khi siêu âm, mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không?
    • Mẹ có các vấn đề liên quan đến dị ứng hay không?
    • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ như thế nào?
    • Mẹ có đang sử dụng thuốc không?
    • Mẹ có sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện nào trước đây không?

    Hỏi về kỳ mang thai

    Các bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc biểu hiện khi mang thai của mẹ.

    Thăm khám về tình hình sức khỏe hiện tại

    • Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
    • Kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp, tim mạch, khoang bụng và ngực
    • Kiểm tra xương chậu và cơ quan sinh sản

    Tiến hành một vài xét nghiệm liên quan

    • Kiểm tra tiểu đường.
    • Xét nghiệm beta HCG
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Xét nghiệm tiểu đường
    • Xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu máu hay không
    • Xét nghiệm viêm gan B, AIDS

    >> Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ và điều bạn cần biết

    Bác sĩ Bùi Thi Thu Hà lưu ý rằng: 

    • Các xét nghiệm trên nên làm tại thời điểm thai 7 tuần, khi thai nhi đã có tim thai. 
    • Xét nghiệm Beta hCG chỉ làm khi bác sĩ có nghi ngờ, ví dụ như trễ kinh mà không thấy thai ở trong lòng tử cung hay có nghi ngờ thai trứng, thai lưu, thai sảy… 
    • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm TORCH [T- Toxoplasmosis, [O- Other Agents, [R] Rubella], [C] Cytomegalovirus, [H]erpes Simplex], nhằm xác định miễn dịch đầu thai kỳ của sản phụ. Nếu mẹ đã có miễn dịch từ đầu thai kỳ [TORCH IgG dương tính], thì trong trường hợp mẹ mắc bệnh như sốt, phát ban,... hay bé chậm tăng trưởng trong tử cung, tỉ lệ dị tật sẽ giảm đi do loại trừ được khả năng nhiễm cấp nguyên phát. Tại một số bệnh viện, xét nghiệm TORCH sẽ được gộp chung với bộ sàng lọ trisomy 21[Combined test].

    Bác sĩ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

    Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để giải đáp các thắc mắc về kết quả xét nghiệm cũng như các vấn đề liên quan khác.

                                                                            BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

    Video liên quan

    Chủ Đề