Sếch là gì

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Gửi từ

Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

🌺Đồ mặc nhà thoải mái, dễ chịu cho bạn hoạt bát, năng động cả ngày👍 💦Đồ Mặc Nhà Cực Mát ✅Gam màu đáng yêu, phù hỢp vs mọi lứa tuổi 🤗🤗🤗 🔥Mặc là Đẹp - Mặc là Phê 🎉Bung lụa thôi các tình yêu ơi. Chất lượng trên trời mà giá chỉ chơi với mặt đất F0019 9 màu 💰Giá : 129k

Xem tất cả

Mua ngay

BÀI VĂN CỦA MỘT HỌC SINH LỚP 6... Sáng nào cũng vậy, khi con gà trống nhà em gáy te te là mẹ em trở dậy lục tục chuẩn bị ra đồng. Mấy năm nay mẹ em cứ dậy là kêu đau người, đau đầu liên tục. Mẹ thường ca cẩm với bố, ông to xác thế, sao không chăm bẵm mấy sào rau cho tôi, ngày nào tôi cũng phải quần quật từ sáng đến tối ngoài đồng, tôi sắp chết rồi ông có biết không? Bố em cũng đã dậy từ lâu, ông đăm chiêu nhấp một ngụm rượu sếch [ở quê em uống rượu vã không có đồ nhắm thì gọi là rượu sếch] rồi bảo mẹ: Bà phải chịu khó mà cày cấy, tôi ở nhà còn đàn lợn, gà rồi lại còn bán quán lòng lợn tiết canh, vất vả lắm thay. Mẹ em không nói không rằng, chuẩn bị quần áo, khẩu trang kín mít rồi ra đồng. Ở đồng, mẹ em trồng nhiều rau muống, rau cải với xu hào, thi thoảng bà còn tăng gia thêm cả vài sào dưa hấu. Mùa nào cũng vậy, rau xanh mơn mởn, lá nảy mượt mà. Em rất muốn giúp mẹ nhưng cứ hễ thò mặt ra đồng là mẹ em đuổi em quầy quậy, bà bảo: "Về ngay, cái thằng ranh kia, chỗ sung sướng thì mày không ở lại đâm đầu ra đây. Mày có muốn chết sớm không con". Em hỏi mãi thì mẹ mới nói thật: "Con ơi rau nhà ta chỉ có 1 luống ở gần nhà ăn được, mấy sào này phải phun thuốc cho nó lớn nhanh, bán nhanh thì mới có tiền cho mày ăn học. Mẹ ngày nào cũng ra đồng, cũng phun thuốc nên đầu hay đau nhức, cơ thể mệt mỏi, mắt mờ, tai ù, chân chậm... chẳng biết rồi mẹ sống được để chăm bẵm mày đến bao giờ". Em thương mẹ quá nhưng chẳng biết làm gì giúp mẹ. Em còn bé chưa phun được thuốc sâu. Ruộng rau của nhà ăn khác hẳn với những luống rau mơn mởn đang chuẩn bị thu hoạch để bán. Nghe mẹ nói em mới biết, hóa ra kiến thức sinh học trong mấy cuốn sách giáo khoa cô giáo vẫn dạy chẳng còn đúng nữa. Sách dạy trồng rau muống, rau cải, su su, rau ngót, rau cần... phải 1,2 tháng mới cho thu hoạch còn rau của mẹ em cho thu hoạch chỉ 4,5 ngày. Hôm trước em thấy mẹ phun thuốc chì chạt, sáng hôm sau đã thấy rau xanh mơn mởn rồi mẹ cắt xoàn xoạt đem đi chợ bán. Em thèm ăn mấy mớ rau đó lắm vì nó xanh và mướt nhưng mẹ toàn bắt em phải ăn luống rau còi cọc quanh nhà. Một hôm vào vụ dưa, em đi học về ngang qua ruộng dưa gần nhà, đói và khát nước quá nên em nhảy xuống vặt tạm một quả định ăn cho mát. Ai ngờ đang hí hoáy thì mẹ em chạy từ đằng xa lại kêu như cháy nhà, bà la lên bai bải: "Ối con ơi mày không thương bố mẹ nữa sao, muốn ăn thì về luống dưa ở vườn mà ăn chứ mẹ có tiếc con đâu. Mày ăn quả này vào sau này con có mệnh hệ gì mẹ sống làm sao được". Em chán quá bỏ ngang miếng dưa rồi về. Mẹ chắc chẳng thương em, mấy quả dưa trong vườn nhà cũng trồng cùng ngày với dưa ngoài ruộng mà nó bé bằng con chuột nhắt. Đợi đến bao giờ em mới được ăn. Ra đồng giúp mẹ không được, em muốn về nhà để phụ bố. Nhưng bố em cũng chẳng khiến. Ông và mấy chú hàng xóm giết lợn rất nhanh và thạo. Hàng chục con lợn lúc bắt về nó kêu eng éc điếc cả tai nhưng bố chỉ hòa hòa cái thuốc gì đó cho chúng uống là con nào con ấy ngủ lăn quay. Chờ cho lũ lợn ngủ hết ông mới sai mấy chú giúp việc bơm nước vào mồm lợn cho bọn nó no ễnh bụng lên. Đợi một lúc lâu cho lợn ngấm nước bố em mới sai các chú đem đi mổ. Chú Tỉn là chú họ của em hay bảo: "Bây giờ có cái chiêu bơm nước này hay thật, một con lợn lãi được bao nhiêu từ nước lã. Cái thuốc an thần này cũng đúng là lợi hại, mổ con lợn cả tạ mà chả phải vất vả, thịt lại được giữ lâu, rất tươi mầu". Mang tiếng là nhà bán thịt lợn lại bán cả lòng lợn tiết canh đầu ngõ nhưng em chẳng bao giờ được ăn miếng thịt, miếng lòng nào. Hễ em ho he ra quán bảo bố: "Bố ơi con đói là ông lại quát ầm lên: "Vào nhà xem còn cơm nguội không, ăn tạm đi con ạ, thiếu chất tí cũng được còn hơn ăn thịt lợn này thừa chất. Mấy cái nước lã với thuốc an thần bố bơm vào lợn đã ăn thua gì, ở chỗ nuôi người ta còn cho lợn ăn toàn chất cấm, thuốc kích thích tăng trọng, lợn nuôi có 2 tháng mà được non 1 tạ. Lợn này là lợn thuốc đấy con ạ". Thế là ngày nào em cũng chẳng được ăn gì, dù toàn thứ nhà em làm. Ăn gì bố mẹ em cũng cấm chỉ sợ em phải thực phẩm bẩn ngộ độc, ung thư. Sao em khổ thế? Hôm trước, bác hàng xóm có tổ chức đám cưới cho con trai lấy vợ ở làng bên. Tiệc cưới rất vui nhưng đến lúc ăn cỗ thì hai họ đánh nhau ầm ĩ. Lệ làng em là khi làm cỗ cưới, nhà trai nhà gái đều phải góp thực phẩm để mâm cỗ thêm ấm cúng, tình nghĩa chan hòa. Vào tiệc, bố chú rể gắp một miếng thịt gà vào bát của bố cô dâu rồi bảo: "Đây, đây, mời bác xơi miếng thịt gà, gà nhà bác thì mời bác xơi trước mới phải phép". Bố cô dâu hình như đã nóng mắt lắm nhưng vẫn cố kìm chế. Ông lại gắp miếng thịt lợn rồi bảo: "Mời bác xơi miếng thịt lợn nhà bác, tôi cung kính nhường bác ăn lợn nhà bác trước." Hai bên thông gia cứ đùn đẩy cho nhau nhưng chẳng ai dám ăn gì. Bố cô dâu ngà ngà say rồi đỏ mặt tía tai nói: "Thịt lợn nhà nó mà nó không dám hốc, nó định lừa cho cả họ nhà mình ăn để mình chết sớm à?" Thế là cả hai họ lao vào đánh nhau. Bố chú rể và bố cô dâu vật lộn với nhau rất hăng, ông thì cầm miếng thịt gà, ông thì cầm miếng thịt lợn cứ đòi nhét vào mồm nhau xong rồi hét toáng lên: "Hôm nay tao cho mày chết, hôm nay tao cho mày chết". Đám cưới lẽ ra là ngày vui mà cuối cùng bung bét hết. Cả hai họ đói ngao lên rồi vác bụng rỗng đi về. Họ nhà giai thì chê thực phẩm nhà gái bẩn, nhà gái thì bảo mấy con lợn tăng trọng vù vù của nhà trai ăn sao được. Cô dâu chú rể khóc hết cả nước mắt. Em với thằng Tủn đi xem đám cưới từ sáng mà phải đem cơm nắm rang muối trắng để ăn. Cả mấy năm ăn chay trường như vậy em với Tủn với nhiều đứa trẻ nữa trong làng đều gầy giơ xương, má hóp, đít tóp, da xanh tái hoặc vàng bủng. Chiều nay khi đi học về ngang ruộng dưa, em với Tủn đói quá bèn ngồi xuống bờ để thở. Cô bảo chúng em bị suy dinh dưỡng rồi, nếu bố mẹ các em cũng như nhiều người nông dân khác không thay đổi cách trồng trọt, chăn nuôi thì sớm muộn gì cả lớp, cả trường sẽ có nguy cơ bị ung thư. Ung thư thể chất đã đáng lo nhưng ung thư tâm hồn còn đáng sợ hơn gấp bội. Em và Tủn chưa hiểu rõ ung thư tâm hồn là như thế nào. Em chỉ thấy đói, đói và thèm bát canh bầu mẹ nấu, thèm đến ứa nước miếng đĩa thịt gà thơm phức bố luộc cho ăn. Tủn thì bảo, nó mơ được chạy chân trần trên bờ ruộng thơm mùi cỏ mật, thèm miếng dưa hấu mát lành, thèm bầu trời xanh mát không có mùi thuốc trừ sâu. Hai đứa cứ thế nằm trên bờ ruộng kể về nỗi thèm thuồng bình dị của trẻ thơ. Hình như chúng em đói lả và ngất đi. Trong mơ em vẫn nghe thấy tiếng mẹ khóc nấc lên rồi kêu thảm thiết: "Ối con ôi sao mà ra nông nỗi này, sao hai đứa nằm thiêm thiếp ở đây". Em muốn nói với mẹ, con chỉ đói lả đi thôi, chỉ cần mẹ cho con ăn miếng dưa hấu là sẽ tỉnh lại ngay. Thế mà mẹ nhất quyết không cho em ăn. Buồn quá. Người lớn sao lại khó hiểu như vậy nhỉ. Ai cũng nhăm nhăm kiếm thật nhiều tiền. Nhưng tiền nhiều để làm gì khi hàng ngày cứ hủy hoại, đầu độc lẫn nhau. Em sợ rồi sẽ giống bố mẹ. Em sợ rồi sẽ ung thư cả tâm hồn Nguồn: Sưu tầm

Thời hội nhập sẵn tiếng Anh, có nhiều từ đã có tiềm năng trở thành từ tiếng Việt. Sexy, đọc là xếch-xi là một từ như thế. Mỗi phần của từ này, trong tiếng Việt, có thể lại được dùng với những hàm nghĩa đối lập nhau, tùy ngữ cảnh.

Cái cần chưa có, cái có chưa cần

"Xếch" nếu không bị hiểu sang danh từ tiếng Anh chỉ hành vi vào loại hấp dẫn và được thèm nhạt bậc nhất của con người, thì thường có nghĩa là trơn, không có gì đi kèm.

Ví dụ uống bia mà không có mồi nhắm, người ta hay gọi là uống bia xếch. Có điều, nói tới chữ bia xếch, người ta dễ nghĩ tới uống bia với một số "loại tay vịn", và trong trường hợp này thì lại thành uống bia có "mồi nhắm".

Từ ngày trang web Cơm có thịt ra đời, người ta để ý thêm chuyện cơm của trẻ em vùng sâu vùng xa, những bát cơm không, đa phần ăn với măng, với muối, và tất nhiên là cơm không có thịt. Không có thịt thì có thể gọi là cơm xếch hay không, cái đó chưa rõ. Nhưng những bát cơm không có thịt là nguyên nhân không ít cho việc nhiều cô gái trẻ từ bỏ những vùng đất đó, hoặc tự nguyện hoặc bị lừa lọc, tham gia vào những dịch vụ có chữ sex.

"Xi" thường được dùng để chỉ một hành động làm bóng bẩy đẹp đẽ. Giày muốn bóng phải đánh xi. Nhà muốn đẹp phải chịu khó sơn xi. Nhìn rộng ra, xi là lớp bề mặt người ta phủ lên nhiều thứ, giúp chúng trở nên xếch-xi [sexy], theo nghĩa trở nên hút mắt hơn.

Ảnh: VNE

Có nhiều biển chỉ dẫn ở Hà Nội bắt đầu được trang bị đèn LED, lung linh khi màn đêm buông. Kha khá khẩu hiệu hoặc trích dẫn lời vàng ngọc của các tấm gương vĩ nhân, hoặc cổ vũ làm theo những lời vàng ngọc này.

Cái người lắp biển quên, là người tham gia giao thông không ra đường để đọc lời hay ý đẹp, hoặc có nhìn thấy cũng không kịp đọc, đọc cũng không kịp thấm, còn nếu đọc kỹ để mà thấm thì không chừng sẽ buộc phải lái xe một cách thiếu cẩn trọng vì bị phân tâm. Cái họ cần là lời chỉ dẫn đi vào đường nào, rẽ theo hướng nào, bị cấm làm gì. Cái họ cần là hệ thống đèn xanh đèn đỏ phải có đủ trên các giao lộ thiết yếu, và khi có rồi thì thường xuyên hoạt động, chứ không phải dễ dàng phập phù mỗi khi trời đổ mưa để các phương tiện lâm vào cảnh đấu đầu vào nhau.

Ở các nước tiên tiến, đa số các công cụ chỉ dẫn giao thông được thiết kế với mục đích rõ ràng: tăng độ tập trung của người tham gia giao thông bằng những hiệu lệnh chính xác, các thông tin ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhận biết và qua đó đảm bảo luật giao thông được thực hiện đúng đắn, giảm thiểu vi phạm và tai nạn.

Tương tự như vậy là những đề xuất xây tượng đài trăm tỷ, những bảo tàng nghìn tỷ trong thời điểm còn thật nhiều những công trinh hạ tầng còn nham nhở chưa thu xếp đâu ra nguồn lực để được xây cất. Những đề xuất kiểu này nhìn kỹ thì giống như lớp "xi" an ủi che phủ đi bớt sự thật trần trụi và những thiếu thốn của đời thường.

Mong có "lễ" thì sinh được "phú quý"

Mấy cái Tết gần đây dấy lên nỗi lo lắng về sự phổ biến của cúng bái, và sự tràn lan xô bồ trong lễ hội. Đây lại là một dạng "xi" khác.

Hàng ngàn lễ hội được tổ chức theo đủ hình thức, cũ có, mới có, từ cấp độ vùng miền cho tới tầm quốc gia. Hết lễ rước vua lại sang hội đâm trâu, sự kiện nào cũng tìm cách thu hút người tham dự bằng nhiều phương thức khác nhau. Thông thường là bằng sự tuyên truyền về sự linh thiêng của lễ hội, kèm theo là sự có mặt của các VIP. Lễ hội năm sau to hơn năm trước, còn các công trình phục vụ lễ hội thì ngày càng được đầu tư hoành tráng hơn, trang hoàng màu mè hơn, bắt mắt hơn, theo tưởng tượng về các sản phẩm văn hóa-lịch sử được đồng bộ hóa.

Người tham dự, vô tình hay hữu ý, cũng ít có điều kiện tìm hiểu về sự tích khởi nguồn của lễ hội, hay những nét văn hóa thâm sâu nguyên bản ẩn chứa trong các đền chùa miếu mạo nơi mình kính lễ. Ít cả điều kiện nhìn vào điều gì thôi thúc mình tới những lễ hội.

Ví dụ dễ thấy ở một thánh đường học vấn như Văn Miếu, tương tự như khi vào đền chùa, cảm giác đầu tiên là sự thư thái, thành kính, đủ để sự chen lấn, xô đẩy đầy phàm tục không thể diễn ra. Nhưng khi mà quan niệm  "phú quý sinh lễ nghĩa" [hay thực chất, mong có "lễ" thì sinh được "phú quý"] lên ngôi, khung cảnh đã không còn như thế.

Những ngày cách đây không xa, lúc Văn Miếu chưa thiết lập hàng rào bảo vệ, báo chí thuật lại chuyện hàng nghìn lượt người nhảy qua hàng rào để có thể sờ đầu rùa, vuốt tiền vào mặt bia. Theo lời giải thích của một học sinh thì sau khi sau khi vuốt tiền vào mặt bia, kẹp đồng tiền đó vào trong sách học sẽ giỏi hơn. Một niềm tin kỳ quặc, nghe hao hao bảo bối "Bánh mì trí nhớ" của Mèo ú Doraemon.

Chợt nhớ chỉ chừng hơn 10 năm trước, khách thăm Văn Miếu còn thưa thớt lắm. Hình như "tục" sờ đầu rùa, dí tiền vào bia Tiến sỹ chưa xuất hiện. Ngày ấy không có nhiều người khấn vái ở Văn Miếu như Bia Bà, Đền Ghềnh hay Phủ Tây Hồ. Trước ban thờ Khổng Tử, Mạnh Tử..., vẫn còn có khoảng trống để đọc tên cho biết tượng này là "cụ" nào. Giờ có chỗ đứng chắp tay đã khó. Chịu, có khi người ta chẳng biết mình đang vái ai.

Nhiều nỗi lo lắng đã xuất hiện về hiện tượng con người không đến với lễ hội và đền chùa với một tâm thế thuần túy dung dị là cầu an, là thưởng ngoạn những giá trị văn hóa tâm linh hoặc giàu tính nhân văn lịch sử, vốn là nguyên gốc của lễ hội hay đa số nơi linh thiêng.

Có lẽ chừng nào xu hướng này ngày càng là thiểu số, việc đánh "xi" cho các lễ hội và các hoạt động tâm linh sẽ còn dồi dào khả năng phát triển, giống như những phong trào làm tượng đài, xây bảo tàng, tuy mang danh nghĩa sự tưởng niệm hay đức tin mông lung nào đó mà lợi ích thì đến rất thực với một số người.

Nguyên Anh

Video liên quan

Chủ Đề