Rượu nấu cao nhất bao nhiêu độ?

Rượu được chưng cất từ gạo, ngô, ngũ cốc… lên men cho ra rượu thơm đặc trưng của men hòa trộn hương vị của ngô, gạo. Thông thường rượu có nồng độ từ 35 – 45% dùng để uống trực tiếp hoặc ngâm dược liệu thực vật, nhưng một số loại dược liệu hoặc động vật cần rượu có nồng độ cồn cao.

Với dược liệu thực vật có thể ngâm rượu dưới 40 độ cồn, trong khi với động vật phải ngâm trên 40 độ cồn, thậm chí trên 60 độ cồn để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, vi sinh vật trong nguyên liệu ngâm.

Cách nấu rượu nồng độ cao

Chưng cất rượu 2 lần

Để có được rượu cao độ, cần phải chưng cất nhiều lần, thời gian chưng cất kéo dài. Công đoạn chưng cất được chia làm 2 lần. Lần thứ nhất chưng ra rượu thô vẫn còn nhiều tạp chất, màu đục và có methanol, aldehyde nồng độ cao. Lần thứ hai chưng lại mới ra rượu thành phẩm, rượu nhạt hơn, trong hơn và nồng độ cồn cao hơn. Tuy nhiên phương pháp này mất thời gian, và rượu thành phẩm có nồng độ cồn chỉ khoảng 60 độ, không còn thơm như trước nữa mà có mùi của cồn tinh khiết nhiều hơn. Giá thành sản xuất rượu cũng cao nhưng giá bán lại thấp, không có lãi nên chỉ dùng để làm rượu thuốc, chế biến dược phẩm, thuốc đông y.

Sử dụng Tháp chưng cất rượu

Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm Tháp Chưng Cất Rượu hay còn gọi là Nồi Nấu Rượu Dạng Tháp, cho rượu thành phần có độ cồn cao, tinh khiết hơn, và chỉ trong một lần chưng cất duy nhất. Nồi chưng cất rượu cao độ có khả năng chưng cất rượu từ 50 – 80 độ tùy theo yêu cầu của khách hàng và thiết kế cụ thể. Tháp chưng cất rút ngắn thời gian nấu rượu so với chưng cất 2 lần, rượu êm, không đục, giảm bớt độc tố và GIỮ HƯƠNG THƠM, MÙI VỊ ĐẶC TRƯNG của gạo và men chứ không chỉ có mùi cồn như các thiết bị chưng cất cồn công nghiệp hay phương pháp cất rượu lần hai.

Nồi nấu rượu truyền thống đôi khi không giải quyết triệt để được mùi hôi của men còn sống, mùi nồng, dư lượng độc tố còn nhiều, không đạt tiêu chuẩn VSATTP hoặc rất khó để xuất khẩu rượu, phải qua công đoạn lọc rượu; hoặc xử lý làm già rượu[ lão hoá rượu]. Trong khi đó, tháp chưng cất công nghiệp cao ở các nhà máy rượu lại cần tới những thiết bị hiện đại, đội ngũ kĩ thuật yêu cầu cao để có thể vận hành hiệu quả. Sản phẩm Tháp chưng cất rượu công nghệ mới của KAG, Tháp chưng cất rượu giải quyết được những bất cập giữa 2 dòng thiết bị, tháp chưng cất rượu gạo là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống tạo nên một sản phẩm đạt được yêu cầu về rượu sạch của thị trường rượu truyền thống Việt Nam.

Cấu tạo tháp chưng cất

Tháp chưng cất rượu là một sản phẩm công nghệ cao của nồi nấu rượu được KAG nghiên cứu và phát triển đưa ra thị trường năm 2019. Cấu tạo của Tháp chưng cất rượu cũng tương tự như các sản phẩm tháp nấu rượu nhập khẩu từ nước ngoài nhưng được thay đổi phù hợp với đặc điểm sản xuất rượu của Việt Nam. Tháp nấu rượu được chia làm hai phần:

 - Bồn nấu rượu: là nơi gia nhiệt và chưng cất bỗng rượu

 - Cột tháp: đóng vai trò thay cho hệ thống ngưng tụ, làm lạnh. Cấu tạo cột tháp gồm nhiều ngăn, bên trong có các tấm được đục lỗ, hơi nóng bốc lên gặp lạnh được ngưng tụ và tạo ra những loại rượu tinh khiết cao.

Có hai loại vật liệu chính là đồng và thép không gỉ [thường sử dụng inox 304] để làm nguyên liệu sản xuất cho thiết bị chưng cất rượu. Nhiều người nấu rượu theo phong cách truyền thống đều thích sử dụng nồi làm bằng đồng vì khả năng dẫn nhiệt tốt cùng hương vị đặc trưng của nguyên liệu này mang lại. Tuy nhiên vì giá thành khá cao nên đến nay, inox vẫn là nguyên liệu chính được sử dụng bởi giá cả phải chăng, tính bền lâu và dễ vệ sinh.

Bạn đang kinh doanh rượu quê nên cần trau dồi kinh nghiệm nấu rượu và kiến thức về rượu để tính toán được độ rượu và cách pha rượu chính xác, hãy cùng Đông Nam theo dõi tại bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi độ rượu là gì, công thức tính độ rượu chính xác nhất.

Độ rượu là gì?

Độ rượu là gì

Độ rượu ở đây là chỉ đơn vị đo nồng độ rượu etylic được tính bằng số ml rượu [etylic] nguyên chất có trong 100ml dung dịch hỗn hợp rượu với nước. Độ rượu càng cao thì rượu chứa càng nhiều chất cồn [hay còn được gọi là rượu nặng và ngược lại].

Nhiều người cho rằng độ rượu càng cao rượu sẽ càng ngon nhưng thực tế không phải vậy, mỗi loại rượu sẽ có một độ rượu ngon khác nhau và người nấu cần nắm được độ rượu ngon nhất để pha chính xác nhất nhé.

Ví dụ: Trong 100ml rượu 40 độ thì chứa 40ml rượu C2H5OH còn lại 60ml là nước [tương đối].

Nồng độ rượu tiếng anh là gì

  • Trong tiếng anh nồng độ rượu có tên gọi là alcohol concentration
  • Rượu Etylic còn có tên gọi khác như Etanol, ancol etylic hay gọi là cồn, rượu ngũ cốc là một chất lỏng, không màu, mùi thơm và có vị cay đặc trưng.

Công thức hóa học của rượu

  • Công thức hóa học của rượu etanol: C2H6O hay C2H5OH.
  • Khối lượng riêng: 0,7936 g/ml ở 15 độ C, nhẹ hơn nước.
  • Nhiệt độ sôi: 78,39 độ C
Nồng độ cồn trong rượu

Nồng độ cồn trong rượu là gì

Rượu 45 độ nghĩa là gì

Rượu 45 độ có nghĩa là trong 100ml hỗn hợp rượu và nước thì có 45ml rượu và 55ml nước.

Rượu 40 độ là gì

Tương tự rượu 40 độ là gồm 40ml rượu và 60ml nước.

Rượu trắng 20 độ là gì

Rượu 20 độ gồm 20ml rượu và 80ml nước.

Rượu 90 độ là gì

Rượu 90 độ hay còn gọi là cồn 90 độ gồm 90ml rượu và 10ml nước.

Rượu gạo bao nhiêu độ

Ở miền quê hay nấu rượu gạo để uống, rượu gạo khi vừa nấu xong có nồng độ khoảng 40-55 độ, với nồng độ này khá cao nên cần phải pha loãng để giảm bớt nồng độ đạt mức an toàn trước khi bán ra thị trường. Rượu gạo ngon có nồng độ từ 28 đến 40 độ là phù hợp nhất. Ví dụ trong 1 lít rượu gạo vừa nấu bạn chỉ cần pha thêm 50-400ml nước để thu được rượu có nồng độ 28-40 độ. Nếu bạn muốn kinh doanh rượu nặng trên 50 độ thì nên để riêng và chôn rượu xuống dưới đất để ít nhất 1 năm rồi mới đem bán, rượu lúc này sẽ đỡ nồng, uống sẽ ngon, an toàn sức khỏe và mát hơn.

Công thức tính độ rượu

Công thức tính độ rượu khá đơn giản như sau:

Công thức tính độ rượu

Trong đó:

  • Đ[r] là kí hiệu của độ rượu
  • V[r] là kí hiệu của thể tích rượu
  • V[hh] là kí hiệu của thể tích hỗn hợp dung dịch rượu và nước

Ví dụ từ công thức trên, bạn có thể tính được rượu 45 độ có nghĩa là trong 100ml hỗn hợp rượu có 45ml rượu và 55ml nước ở mức độ tương đối.

Cách pha loãng rượu

Nếu bạn muốn giảm độ rượu ta áp dụng công thức sau, ví dụ muốn giảm độ rượu của 16 lít rượu ở 40 độ tạo thành rượu có nồng độ 32 thì áp dụng công thức.

Vruou= Độ rượu.Vdd = [16 x 40]/ 100 = 6,4 lít

Ứng dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

C% = [Vct/ Vdd] x 100 => 32 = [100 x 6,4] / [16 + lượng nước thêm vào]

=> Lượng nước cần pha thêm vào = [100 x 6,4]/ 32 – 16 = 4 lít.

Vậy nếu bạn có 16 lít rượu ở 40 độ, bạn cần pha thêm 4 lít nước để có độ cồn trong rượu là 32 độ.

Cách đo nồng độ rượu

Cách đo nồng độ rượu

Hiện nay, ngoài cách tính trên người ta dùng thiết bị đo độ rượu tiện lợi hơn. Máy đo nồng độ rượu được thiết kế phục vụ ngành sản xuất rượu còn có tên gọi là khúc xạ kế, cồn kế,… nhỏ gọn, dễ sử dụng, có kết quả đo chính xác. Thiết bị này hay được sử dụng trong quá trình đo nồng độ cồn của người lái xe, phục vụ cho quá trình làm việc của cảnh sát giao thông.

Cồn kế

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về độ rượu là gì và ý nghĩa của nó cũng như công thức tính nồng độ rượu. Đông Nam chúc quý khách có một ngày vui vẻ!

Chủ Đề