Rào cản xâm nhập là gì

1 . Định nghĩa rào cản gia nhập thị trường

Một cách chung nhất, rào cản gia nhập thị trường là những nhân tố ngăn cản hoặc kìm hãm các doanh nghiệp tham gia vào một thị trường riêng biệt. Khó khăn ở đây là việc xác định đâu là cái sẽ cản trở cạnh tranh tiềm năng trên thị trường.

Tác phẩm phôi thai về rào cản gia nhập thị trường của J.S. Bain thuộc trường Harvard đã mô tả rào cản tham gia thị trường như:

–                      “Mức độ, và trong thời gian dài, các doanh nghiệp đã được thành lập có thể nâng giá bán cao hơn chi phí sản xuất và phân phối trung bình tối thiểu…mà không làm cho các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập vào ngành”.

                Cách thức xác định rào cản gia nhập thị trường này là dựa vào tác động. Ngược lại, Stiglerm của trường Chicago đã đưa ra một định nghĩa hẹp hơn, tập trung vào sự khác biệt trong nhu cầu và những điều kiện chi phí mà các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường và các doanh nghiệp tiềm năng lần lượt gánh chịu. Ông ta xác định rào cản gia nhập thị trường là:

–                      “Chi phí sản xuất [một vài hoặc trên từng tỉ lệ đầu ra] phải do doanh nghiệp cố gắng gia nhập thị trường gánh chịu, chứ không phải các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường”.

Von Weizsacker đã tán thành cách tiếp cận của Stiglerm nhưng bổ sung thêm về khía cạnh phúc lợi kinh tế:

–                      “Chi phí sản xuất [một vài hoặc trên từng tỉ lệ đầu ra] phải do doanh nghiệp cố gắng thâm nhập thị trường gánh chịu, chứ không phải các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường, và chi phí sản xuất này ngụ ý một sự bóp méo về phân phối sản phầm từ khía cạnh xã hội”.

Một định nghĩa quan trọng khác là của Gibert:

–                      “Rào cản gia nhập thị trường là khoản tiền mà các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường thu lợi. Nó là lợi nhuận thêm mà một doanh nghiệp có thể kiếm được như kết quả của việc đã có mặt trên thị trường”.

Cách tiếp cận này dựa trên định nghĩa của Bain nhưng nhấn mạnh “lợi thế của người đi tiên phong”, đó là lợi thế mà một doanh nghiệp đơn giản nhận được từ việc đã có mặt trên thị trường trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, hơn là lợi thế giá tuyệt đối. Một chuỗi rải rác các định nghĩa đã được đưa ra, mỗi định nghĩa có tầm quan trọng riêng, được kết hợp dựa trên cơ sở nhiều nhân tố khác nhau. Cuộc tranh luận về vấn đề này hiện vẫn đang tiếp diễn. Câu hỏi đặt ra ở đây: liệu định nghĩa của Bain hay Stigler là phù hợp và chính xác hơn. Cách tiếp cận của Bain dẫn đến việc nhiều thứ được cho là rào cản. Định nghĩa của Stigler lại mang hàm ý ngược lại. Ví dụ, theo cách tiếp cận của Bain [không giống Stigler], ông chấp nhận hành vi thị trường có thể hoạt động như một rào cản tham gia thị trường vì định nghĩa này chủ yếu dựa trên tác động. Hơn nữa, định nghĩa của Bain cũng thừa nhận quy mô kinh tế có thể hoạt động như rào cản khác đối với việc tham gia thị trường. Những rào cản này ngăn cản doanh nghiệp mới tham gia khi cho phép duy trì giá trên mức giá đơn vị tối thiểu. Tuy nhiên, định nghĩa của Stigler lại không chấp nhận quy mô kinh tế là rào cản tham gia thị trường khi doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường và các nhà cạnh tranh mới đều phải đối mặt với rào cản này khi thâm nhập thị trường.

Ngày nay, cách tiếp cận của Bain đã có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế học công nghiệp và thường được sử dụng trong những quyết định chống độc quyền ở Mỹ. Định nghĩa dựa theo cách tiếp cận của Bain được thể hiện Hướng dẫn sát nhập Ngang 1992, được công bố bởi Vụ chống độc quyền của Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại liên bang [FTC].

Ủy ban châu Âu đã thảo luận “những hình thức của rào cản gia nhập thị trường trong Hướng dẫn sáp nhập ngang, xuất bản tháng 1 năm 2004”. Ủy ban châu Âu có quan điểm rộng về rào cản gia nhập thị trường, xem xét rằng rào cản này có thể bao gồm lợi thế pháp lý hay kỹ thuật hoặc có thể mất đi vì vị trí của các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường.

Tranh luận về rào cản gia nhập thị trường cực kỳ quan trọng trong việc xác định sức mạnh thị trường. Nếu các nhân tố được nhận dạng dễ dàng là rào cản tham gia thị trường, một doanh nghiệp có thể được cho là có sức mạnh thị trường và hành vi của doanh nghiệp đó có thể bị kìm hãm bởi Luật Cạnh tranh. Tương tự như vậy, sáp nhập giữa hai doanh nghiệp có thể bị cấm mặc dù việc sáp nhập này không dẫn tới việc các công ty đạt được sức mạnh thị trường. Điều này có nghĩa là quá trình cạnh tranh thực tế bị xâm hại bởi luật cạnh tranh khi nó can thiệp và làm phương hại đến thái độ của các doanh nghiệp đang họat động trên thị trường cạnh tranh. Mặt khác, nếu khả năng của rào cản tham gia được loại bỏ quá dễ dàng, các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có thể lách luật cạnh tranh để tiến hành sáp nhập tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường.

Ở Việt Nam, Điều 8 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP đã quy định những loại được cho là rào cản gia nhập thị trường, bao gồm:

–                      Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

–                      Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính.

 –  Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.

–  Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp.

–  Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.

–  Tập quán của người tiêu dùng.

–  Các rào cản gia nhập thị trường khác.

2.  Vai trò của rào cản gia nhập thị trường

Những rào cản gia nhập thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu doanh nghiệp có là độc quyền hoặc có sức mạnh thị trường đáng kể trên một thị trường hay không. Từ khía cạnh kinh tế, một doanh nghiệp với 100% thị phần có thể không phải là độc quyền. Thị phần không cho chúng ta biết về cạnh tranh tiềm năng hoặc vì sao một doanh nghiệp lại có thị phần cao như vậy. Thị phần chỉ cung cấp cho chúng ta về tình trạng cạnh tranh hiện tại. Một doanh nghiệp sẽ không thể định giá độc quyền nếu các doanh nghiệp khác có thể tự do gia nhập thị trường và cạnh tranh trên đó. Chính giá cả độc quyền nói cho các doanh nghiệp khác biết tham gia thị trường đó là có lợi. Liệu một doanh nghiệp thực sự có sức mạnh độc quyền về giá hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà doanh nghiệp đó gây ra cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Liệu một thị trường có dễ tổn thương với các doanh nghiệp mới tham gia hay không sẽ phụ thuộc vào “những rào cản gia nhập thị trường”. Nếu những rào cản gia nhập thị trường tồn tại thì một doanh nghiệp có thể thực thi sức mạnh thị trường trong một thời gian đáng kể.

3.  Cạnh tranh và tiếp cận chiến lược

Lý thuyết tổ chức công nghiệp hiện đại, mặc dù dựa vào một lượng lớn mô hình và ví dụ của lý thuyết trò chơi, đã thành công trong việc tách biệt nhiều nhân tố quan trọng khỏi việc phân loại hóa hoặc ‘hệ thống hóa’ rào cản tham gia thị trường. Tại mức tổng quát nhất, thông điệp của lý thuyết tổ chức công nghiệp mới là việc phân tích chiến lược kinh doanh, hoặc cạnh tranh chiến lược, đóng vai trò cơ bản khi phân tích thị trường riêng. Mô hình Bain, mô hình mà phân tích các ngành về chuỗi nhân quả từ cấu trúc đến hành vi thực thi, mô hình mà cấu trúc được quyết định chủ yếu bởi nhân tố công nghệ, đã được thay thế bởi cách tiếp cận: nhấn mạnh tác động của hành vi [tác động chiến lược với nhau] về cấu trúc ngành và thực thi. Nói một cách vắn tắt, cách thức mà doanh nghiệp cạnh tranh một phần sẽ xác định được các ngành tập trung như thế nào. Đặc biệt, điều quan trọng đối với quyết định gia nhập chính là bản chất của cạnh tranh sau gia nhập, tức là doanh nghiệp tiềm năng mới gia nhập cần xem đó như một nhân tố trong quyết định của mình.

4.  Chi phí rút lui khỏi thị trường và những cam kết

Lý thuyết các tổ chức công nghiệp hiện đại cũng đề cao vai trò quan trọng của chi phí rút lui khỏi thị trường [sunk costs] trong các quyết định gia nhập [và rút lui] thị trường. Chi phí rút lui khỏi thị trường là chi phí không thể lấy lại khi rút lui khỏi thị trường, do đó giữ vai trò như một cam kết để giữ lại trên thị trường một hoặc nhiều doanh nghiệp. Hướng dẫn sáp nhập theo chiều ngang của Bộ Tư pháp Mỹ xác định chi phí rút lui khỏi thị trường như “chi phí để mua động sản và bất động sản nhưng không thể lấy lại được những tài sản này ngoài thị trường liên quan”. Có 3 khía cạnh quan trọng của chi phí rút lui khỏi thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định gia nhập hoặc rút lui. Thứ nhất, chi phí rút lui khỏi thị trường làm tăng khả năng gia nhập thị trường vì chúng không thể lấy lại được khi rút lui khỏi thị trường. Thứ hai, chi phí rút lui khỏi thị trường tạo ra tính không cân xứng trong chi phí giữa doanh nghiệp đã và chuẩn bị gia nhập thị trường. Khi chi phí không lấy lại được, nó không còn là tỷ lệ của chi phí cơ hội sản xuất, do đó doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường sẽ yêu cầu đền bù thấp hơn để ở lại ngành hơn là bị yêu cầu tham gia. Thứ ba, chi phí rút lui khỏi thị trường có thể được các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường sử dụng như cam kết không rút lui khỏi ngành. Do đó, chi phí rút lui khỏi thị trường là trung tâm để tính toán số lượng doanh nghiệp tiềm năng tham gia vì khi gia nhập phải tính đến chi phí không lấy lại được và các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường có thể tận dụng thực tế này một cách chiến lược theo các cách khác nhau.

Lập luận của lý thuyết các tổ chức công nghiệp gần đây cũng đã nhận dạng những công cụ đầu tư liên quan đến chi phí không lấy lại được có thể được sử dụng một cách chiến lược để hạn chế hoặc ngăn cản gia nhập trong những môi trường phức tạp hơn… Các chi phí này có thể được phân loại tương đối như sau:

–  Đầu tư để hạ thấp chi phí của doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường liên quan đến chi phí của doanh nghiệp tiềm năng gia nhập, đó là, công suất, sáng chế, nghiên cứu và phát triển, ký kết hoặc thanh toán hợp đồng với nhà cung cấp đầu vào, vừa làm vừa học, v.v…

–  Đầu tư để điều chỉnh cấu trúc chi phí của đối thủ, đó là, ký kết hoặc thanh toán hợp đồng, mua sáng chế rồi không phát triển thêm, giữ độc quyền sản lượng đầu vào, kiểm soát dọc, v.v…

–  Đầu tư để làm thay đổi điều kiện về cầu, đó là: quảng cáo, triển khai nhãn hàng hóa, hợp đồng dài hạn với người mua, v.v…

Trong tất cả ví dụ này, cam kết là cần thiết và là vai trò quan trọng của chi phí rút lui khỏi thị trường. Từ đó bài học tiếp theo của lý thuyết các tổ chức công nghiệp sẽ là: chi phí rút lui khỏi thị trường giữ vai trò chủ yếu để dự đoán doanh nghiệp tham gia tiềm năng. Việc nhận dạng chi phí rút lui khỏi thị trường là rất quan trọng để đánh giá điều kiện gia nhập. Hành vi chiến lược và cạnh tranh sau khi tham gia kết hợp với chi phí rút lui khỏi thị trường là một yếu tố quyết định quan trọng của cấu trúc thị trường thông qua tác động của chúng lên các quyết


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • rào cản rút lui thấp là ?
  • rào cản tự nhiên đối với các hàng muốn xâm nhập thị trường
  • tại sao thị trường cạnh tranh độc quyền có rào cản gia nhập tương đối thấp
  • ví dụ về các ngành kinh doanh chịu các rào cản xuất nhập và mức độ động cơ
  • xếp hạng về rào cản gia nhập nghành
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề