Quy định về sản xuất vật liệu xây dựng

Nghị định số 95/2019/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tuân thủ đúng quy hoạch.

Một dây chuyền sản xuất gạch ngói của Công ty Viglacera Hạ Long. [Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN]

Có hiệu lực từ 10/2/2020, Nghị định số 95/2019/NĐ-CP về quản lý vật liệu được ghi nhận với nhiều điểm mới. Đặc biệt là việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới, giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tuân thủ đúng quy hoạch.

Các chuyên gia cho rằng đã có 8 điểm đổi mới tại Nghị định 95 mà đầu tiên là phạm vi điều chỉnh đã được sửa đổi bổ sung.

Theo đó, các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ bao gồm: đầu tư, sản xuất; quản lý chất lượng, kinh doanh; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản thì Nghị định này chỉ điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.

Cùng đó, các loại vật liệu xây dựng cũng được phân định rõ bao gồm: xi măng, vật liệu ốp lát [ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên], sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa.

Còn khoáng sản làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, dolomit, bentonite và các loại khoáng sản làm ximăng được quy hoạch trên phạm vi cả nước.

Việc quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng sẽ gồm những nội dung từ khâu tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đến sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng cũng được nêu rõ tại Nghị định quản lý vật liệu xây dựng là: “Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; lập, trình thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Đáng chú ý, Nghị định 95 đã xóa bỏ toàn bộ chương về quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Lý giải về vấn đề này, Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia cao cấp Bộ Tài Chính, cho rằng những nội dung này đã được đưa vào Luật Quy hoạch và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch. Như vậy thì cần tách ra để tránh trùng lặp.

Ngay như các vấn đề về phẩm cấp sản phẩm hay điều kiện được hưởng khi sử dụng công nghệ cao trong sản xuất thì cũng đã được hướng dẫn thực hiện theo nội dung của Luật Chuyển giao công nghệ...

Theo các chuyên gia, một trong những điểm sáng lần này chính là việc yêu cầu các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Đồng thời những dự án đầu tư sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và được thẩm định công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cũng được đề cập đến. Cụ thể là việc hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ đối với dự án đầu tư có chi phí chuyển giao theo quy định tại Điều 9 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

Với những quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến thời điểm quy hoạch được điều chỉnh hoặc thay thế.

Tuy nhiên, trước những trăn trở của doanh nghiệp về việc gặp khó nếu ngay lập tức phải đầu tư, chuyển đổi công nghệ mới vào sản xuất bởi nhu cầu vốn rất cao, Luật sư Lê Ngọc Sơn - Đoàn Luật sư Hà Nội, cho rằng chắc chắn điều này sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là doanh nghiệp quy mô “khiêm tốn” nhưng họ cũng nên dần thích nghi.

Luật sư phân tích các quy định đều mang tính mục tiêu như: tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, bền vững... nhưng rất cần thiết. Những mục tiêu này không chỉ đòi hỏi riêng các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng mà nó còn thể hiện rất rõ trong nhiều quy định tại các Luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Chuyển giao công nghệ...

Do đó, doanh nghiệp nên coi đây là thước đo chuẩn mực để các cơ quan quản lý áp dụng, tham chiếu và hãy coi đó là “đích ngắm” để đáp ứng. Tuy nhiên, về phía cơ quan chức năng cũng cũng cần có những đánh giá cụ thể về các tiêu chuẩn này theo hình thức thang điểm, vùng địa lý cho phù hợp thực tế./.

Theo Thu Hằng [TTXVN/Vietnam+]

//www.vietnamplus.vn/quan-ly-viec-san-xuat-vat-lieu-xay-dung-theo-chuan-muc-moi/625171.vnp

Sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composite, còn gọi là vật liệu tổng hợp hay composit là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội hơn hẳn so với các vật liệu ban đầu, khi những vật liệu này làm việc riêng rẽ.

Vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhé, vật liệu quý hiếm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nên công nghiệp hiện đại. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề các mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
  • Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
  • Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
  • Căn cứ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 12/2015/NĐ-CP

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì: Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm [mục A về Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư – Phụ lục I] là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:

            “Điều 13. Ưu đãi về thuế suất

  1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:
    a] Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
    b] Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: …; sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; 
  2. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu…”

            Theo đó, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới về sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm được áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn 15 [mười lăm] năm. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu.

Tất tần tật các vấn đề khi sản xuất vật liệu xây dựng quan trọng nhất – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

            “Điều 5. Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu

  1. Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:
    a] Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu [sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP].
    b] Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư [trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy,…. và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ] được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 [năm] năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.”

Theo đó, đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư là sản xuất vật liệu xây dựng vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo ra tài sản cố định, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  • Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 [năm] năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

– Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:

            “Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

  1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.”

Theo đó, đối với Dự án đầu tư thuộc ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm [thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư] thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

  • Căn cứ khoản 7 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê thì dự án thuộc ngành nghề sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm sẽ được miễn tiền thuê đất 11 năm sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản [vì dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư]. Trường hợp Dự án thuộc ngành nghê trên và thực hiện tại vùng kinh tế – xã hội khó khăn thì được miễn 15 năm.

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm là: Đây là ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

Theo đó, Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề nêu trên sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được miễn giảm thuế nhập khẩu, được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất….

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, bạn hãy đọc các bài viết trong mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN dưới đây.

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể Bạn vui lòng gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT. Luật sư sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Bạn!

Công ty Luật Thái An tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp. Khi sử dụng đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư của chúng tôi khách hàng được nhiều lợi ích: Dịch vụ trọn gói, hồ sơ nhanh gọn, chi phí ít, chính sách hậu mãi tốt, giảm phí tới 20% cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo…

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc at Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề