Quân nhân chuyên nghiệp có 2 cấp là gì

1. Cấp bậc quân hàm của sĩ quan

Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:

- Cấp Tướng có bốn bậc:

+ Đại tướng;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

- Cấp Tá có bốn bậc:

+ Đại tá;

+ Thượng tá;

+ Trung tá;

+ Thiếu tá.

- Cấp Úy có bốn bậc:

+ Đại úy;

+ Thượng úy;

+ Trung úy;

+ Thiếu úy.

1. Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì quân nhân chuyên nghiệp được định nghĩa như sau:

“Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp”.

Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp là dựa vào những căn cứ sau:

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân.

2. Bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và bình đẳng giới.

3. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

4. Đúng vị trí việc làm, chức danh và đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

5. Ưu tiên tuyển chọn, tuyển dụng hạ sĩ quan, binh sĩ có thành tích xuất sắc phục vụ trong Quân đội nhân dân; người có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; người có tài năng; người dân tộc thiểu số.

Khi đánh giá quân chuyên nghiệp, sẽ dựa vào những cơ sở và xếp loại vào từng loại đánh giá sau:

1. Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp để xác định phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp.

2. Căn cứ vào kết quả đánh giá quân nhân chuyên nghiệp được phân loại đánh giá theo các mức sau:

a] Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ;

b] Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ;

c] Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ;

d] Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết.

Hiện nay nhiều người vẫn còn đang nhầm lẫn giữa quân nhân chuyên nghiệp và sỹ quan bởi đây đều là quân đội, đều mặc quân phục và có quân hàm. Vậy cơ sở để phân biệt quân nhân chuyên nghiệp và sỹ quan là gì?

Chỉ Tiêu Quân nhân chuyên nghiệp Sĩ quan
Định nghĩa Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Vị trí Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội.
Lãnh đạo – Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Chủ tịch nước thống lĩnh lãnh đạo.

– Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất.

– Bộ trưởng Bộ quốc phòng chỉ huy và quản lý trực tiếp.

Chức năng Bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều kiện tuyển chọn – Công dân Việt Nam không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng.

– Thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên.

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

– Công dân Việt Nam.

– Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời;

– Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Cấp bậc, quân hàm Cao nhất là Thượng tá. Từ cấp Úy đến cấp Tướng, cao nhất là Đại tướng.
Thời hạn phục vụ tại ngũ/Tuổi phục vụ của sĩ quan – Trong thời bình:

+ Ít nhất 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp.

+ Phục vụ hết tuổi quy định.

– Thời hạn phục vụ tại ngũ:

+ Cấp úy: 52 tuổi đối với cả nam và nữ.

+ Cấp Thiếu tá, Trung tá: 54 tuổi đối với cả nam và nữ,

+ Cấp Thượng tá: Nm 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

– Thời gian kéo dài tuổi phục vụ không quá 05 năm.

– Theo cấp bậc quân hàm:

+ Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;

+ Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;

+ Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;

+ Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;

+ Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;

+ Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.

– Theo chức vụ chỉ huy:

+ Trung đội trưởng 30;

+ Đại đội trưởng 35;

+ Tiểu đoàn trưởng 40;

+ Trung đoàn trưởng 45;

+ Lữ đoàn trưởng 48;

+ Sư đoàn trưởng 50;

+ Tư lệnh Quân đoàn 55;

+ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

Thăng quân hàm – Cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương.

– Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi được nâng lương.

– Sỹ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn sĩ quan.

– Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
– Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định.

– Thời hạn thăng quân hàm xem chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan QĐNDVN sửa đổi 2014.

Chế độ lương – Cấp bậc quân hàm Thiếu úy tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.

– Cấp bậc quân hàm Trung úy tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.

– Cấp bậc quân hàm Thượng úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.

– Cấp bậc quân hàm Đại úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.

– Cấp bậc quân hàm Thiếu tá tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.

– Cấp bậc quân hàm Trung tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.

– Cấp bậc quân hàm Thượng tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.

– Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định;

– Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;

– Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

– Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự.

Chế độ phụ cấp. – Phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp đặc biệt;

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp trách nhiệm công việc;

Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp trên Nghị định 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể

– Phụ cấp công vụ:

– Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

– Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được hướng dẫn tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP

– Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Hình thức thôi phục vụ tại ngũ – Nghỉ hưu.

– Phục viên.

– Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

– Chuyển ngành.

– Nghỉ hưu;

– Chuyển ngành;

– Phục viên.

Điều kiện nghỉ hưu – Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất

– Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng.

– Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành đối với chiến đấu viên khi đủ 40 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

– Chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy về bảo hiểm xã hội nhưng quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

1. Khái quát về quân nhân chuyên nghiệp?

Thuật ngữ quân nhân chuyên nghiệp có lẽ còn khá mới mẻ với nhiều người. Theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 thì quân nhân chuyên nghiệplà công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp có quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ và quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũlà quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Lực lượng quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được xem là lực lượng quân nhân tiêu biểu nhất bởi lẽ đây là những người thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời thực hiện các công việc như những binh sĩ chuyên nghiệp. Còn những quân nhân chuyên nghiệp dự bị, dù cho họ là đối tượng được đưa vào dự bị nhưng vẫn là những người luôn trong trạng thái sẵn sàng thay thế quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ để thực hiện nhiệm vụ nên họ cũng có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt và đã đăng ký tham gia vào phục vụ trong ngành quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân nhân chuyên nghiệp được xem là lực lượng nòng cốt, chiếm số lượng vô cùng đông đảo trong quân đội, có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm: Hưởng bảo hiểm xã hội một lần với quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ

Trên thực tế, nhiều người có sự nhầm lẫn giữa quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan. Theo đó, nếu quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, có cấp bậc cao nhất là Thượng tá thì sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao với cấp bậc cao nhất là Đại tướng.

Có nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi rất ngớ ngẩn như: Có nên vào sĩ quan chuyên nghiệp? Sĩ quan chuyên nghiệp làm cái gì?... Các em cần nắm rõ là: sĩ quan khác và chuyên nghiệp lại là khác

Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp đều là cán bộ nằm trong ngành lực lượng vũ trang. Ở quân đội, sĩ quan là người được cử đi học hoặc thi đỗ vào các trường sĩ quan. Sau khi tốt nghiệp 1 chuyên ngành [được phân ngành về sau do tự chọn] các em sẽ được ngẫu nhiên điều chuyển công tác làm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đội trở lên [trung đội = 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội khoảng 9 người]

Sĩ quan chuyên ngành nào thì phân về huấn luyện lính và công tác trong chuyên ngành ấy. Ví dụ: Bạn là sĩ quan pháo binh sẽ huấn luyện lính pháo binh, công binh, trinh sát... Thông thường khi thuyên chuyển công tác các bạn được "quân lực" phân công về chính nơi gửi đi học hoặc có sự "can thiệp" của nguyện vọng bản thân

Quân nhân chuyên nghiệp:

Quân nhân chuyên nghiệp được hiểu là một cá nhân phục vụ lâu dài trong quân ngũ. Nó giống việc hợp động vô thời hạn và có thời hạn đối với 1 công ty vậy. Để làm một quân nhân chuyên nghiệp, các em sẽ được cử đi học khi đang tại ngũ [nghĩa vụ quân sự] hoặc thi vào các trường trung cấp, cao đẳng về chuyên ngành lựa chọn sẵn. Thông thường sau khi học một lớp chuyên nghiệp về các em sẽ được cấp sao gạch thiếu úy [lương 4,2 x 1.050.000 mức lương áp dụng cho sĩ quan số, sĩ quan cao cấp qua trường lớp Đại Học. Quân nhân chuyên nghiệp thấp hơn]. Nếu bằng giỏi sẽ về công tác với quân hàm Trung Úy luôn

Một quân nhân chuyên nghiệp phục vụ chuyên ngành nào vẫn dưới sự chỉ đạo của sĩ quan số. Nó giống như việc nếu bạn là quân nhân chuyên nghiệp chuyên ngành thông tin trực thuộc Quân Đoàn 3 thì sĩ quan số nó dạng như cán bộ khung của tập thể quân nhân chuyên nghiệp đó

Cách dễ nhận biết nhất trong giao tiếp hoặc gặp đời thường

* Ngoài ra: Sĩ quan số có cầu vai là gạch thẳng và 1 ông sao tới 4 ông sao tương ứng với cấp thiếu, trung, thượng và đại. Còn quân nhân chuyên nghiệp thì gạch chữ V, các ông sao tương ứng như sĩ quan chỉ khác là gạch thẳng và gạch V


2 vạch thẳng là sĩ quan số ở cấp tá và 4 sao ở cấp đại [thiếu, trung, thượng và đại] . 1 vạch V và không có sao [hột] nghĩa là ở cấp úy và không sao là chuẩn úy. Giờ cấp Chuẩn Úy AD chưa thấy khả năng đã bỏ cấp này rồi nhé

Các bạn đã hiểu về ngôn từ sĩ quan số và quân nhân chuyên nghiệp chưa?

*Cập nhật: cầu vai, quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan số các cấp

2 cái bên trái [có vạch hồng thẳng ở giữa] là quân nhân chuyên nghiệp - còn lại là sĩ quan số. Sao tương đương với cấp: Thiếu - Trung - Thượng - Đại [Cấp úy thì 1 vạch ngang thẳng và cấp tá là 2 vạch ngang thẳng]

Cầu vai cấp tướng - số lượng sao cũng tương ứng như trên: Thiếu tướng - Trung tướng - Thượng tướng - Đại tướng.

Hãy like hoặc share để thảo luận cùng bạn bè!

Hãy để lại ý kiến bình luận của bạn cho chúng tôi được biết, và hoàn thiện hơn nữa!

Video liên quan

Chủ Đề