Quản lý điều dưỡng là gì năm 2024

Quản lý điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong tất cả cơ sở chăm sóc sức khỏe. Phạm vi công việc bao gồm quản lý nhân sự, lập ngân sách, lập kế hoạch, hậu cần, đảm bảo chất lượng dịch vụ, v.v. Để đáp ứng nhu cầu công việc, cá nhân nắm vai trò quản lý điều dưỡng cần một bộ kỹ năng mới, khác hoàn toàn với những điều dưỡng viên bên giường bệnh. Khóa đào tạo liên tục “Quản lý điều dưỡng” của VinUni nhằm cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng về quản lý chăm sóc sức khỏe và lãnh đạo điều dưỡng. Các nữ hộ sinh và kỹ thuật viên có nhu cầu mở rộng kiến thức tới lĩnh vực quản lí cũng có thể đăng kí tham gia khóa học. Khóa học bao gồm 2 phần: đào tạo trực tiếp tại VinUni và chương trình hỗ trợ từ 3-6 tháng sau khi học. Với chương trình hỗ trợ và chia sẻ kiến thức sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được trợ giúp và hướng dẫn thực hiện các dự án quản lý/lãnh đạo/nâng cao chất lượng dịch vụ. Tất cả các hoạt động này nhằm mục đích tạo ra các quản lý điều dưỡng có năng lực cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe.

1. Đối tượng học viên

– Điều dưỡng viên, Nữ hộ sinh và Kỹ thuật viên có nhu cầu lấy chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu công việc – Các cá nhân khác muốn mở rộng kiến thức và kỹ năng về quản lý và lãnh đạo

2. Thời lượng khoá học

158 giờ [ bao gồm 52 giờ học lý thuyết và 106 giờ thực hành]

3. Nội dung khoa học:

– Mô hình lãnh đạo và quản lý điều dưỡng – Kỹ năng quản lý và lãnh đạo cần thiết – Điều hành và liên kết các dịch vụ y tế – Hệ thống quản lý tổ chức điều dưỡng – Chính sách về nghề điều dưỡng và các ngành khoa học sức khỏe liên quan – An toàn cho bệnh nhân và phòng ngừa sự cố y khoa – Đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghiên cứu – Phương pháp giảng dạy lâm sàng và đào tạo nhân viên – Giao tiếp với bệnh nhân trong điều dưỡng – Thực hành dựa trên bằng chứng.

4. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt và/hoặc tiếng Anh, tuỳ theo nhu cầu của người học

5. Số lượng học viên mỗi lớp: tối đa 30 học viên

6. Chứng chỉ: Chứng chỉ đào tạo liên tục CME/CPD tương đương với 158 giờ

7. Học phí: 10.000.000 triệu đồng/ khoá học/người

ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Mô phỏng Y khoa thuộc trường Đại học VinUni Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: [+84] 24 7108 9779, máy lẻ: 9015 Email: simcenter@vinuni.edu.vn

Hiện nay, tất cả bệnh viện đều đứng trước nhiều thách thức mới trong tình hình mới. Hơn bao giờ hết, vai trò của người quản lý bệnh viện ngày càng mang tính quyết định đối với sự phát triển của bệnh viện. Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng sắp đến, ngày 12/5/2018, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Sở Y tế giới thiệu 10 kỹ năng cần thiết cho người làm công tác quản lý điều dưỡng cùng suy nghĩ và vận dụng vào thực tiễn.

Có thể nói hiện nay tất cả các bệnh viện công lập đều đang đứng trước nhiều thách thức mới trước tình hình mới. Những thách thức mới đó là: [1] Với lộ trình điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ, hầu hết các bệnh viện đã chuyển sang tự chủ chi thường xuyên, không còn nhận ngân sách nhà nước, ngoại trừ ngân sách đầu tư, [2] Với lộ trình BHYT toàn dân, hiện đã có hơn 80% người dân tham gia BHYT, việc chi trả viện phí trực tiếp từ tiền túi của người bệnh đã chuyển sang phương thức thanh toán viện phí do BHXH chi trả, [3] Với lộ trình liên thông thẻ BHYT, hiện nay người bệnh được quyền chọn lựa bệnh viện tuyến huyện để khám chữa bệnh, và đến liên thông bệnh viện tuyến tỉnh trong tương lai không xa, [4] Để thu hút và tạo niềm tin cho người bệnh, việc nâng cao chất lượng bệnh viện là tất yếu, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, hiện nay đã có hiện tượng cạnh tranh lành mạnh giữa các bệnh viện về nguồn nhân lực chất lượng cao, [5] Nhiều quy định chuyên môn, quy định pháp luật mới liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh và hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

Trước những thách thức trên, yêu cầu tất yếu đòi hỏi tất cả bệnh viện phải triển khai đồng bộ ba nhóm hoạt động theo thế kiềng 3 chân để bệnh viện có thể thật sự phát triển bền vững, đó là: [1] Không ngừng phát triển chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng mô hình bệnh tật, hạn chế chuyển viện vì thiếu đầu tư và phát triển kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, [2] Không ngừng cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng phục vụ người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, [3] Mọi hoạt động của bệnh viện phải tuân thủ các quy định chuyên môn và quy định pháp luật. Như vậy, vai trò của người làm công tác quản lý bệnh viện ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, cho dù là công việc quản lý được phân công ở lĩnh vực nào.

Ở góc độ quản lý điều dưỡng, nguồn nhân lực y tế đông nhất trong một bệnh viện, trong tình hình mới hiện nay đòi hỏi người điều dưỡng trưởng phải có những kỹ năng quản lý cần thiết để đáp ứng cả 3 nhóm yêu cầu trên. Dưới đây, Sở Y tế giới thiệu 10 kỹ năng cần thiết đối với người làm công tác quản lý điều dưỡng trước những yêu cầu mới trong tình hình mới hiện nay:

[1] Xây dựng và triển khai các quy trình kỹ thuật của điều dưỡng đảm bảo đồng bộ và đáp ứng yêu cầu khi triển khai các kỹ thuật mới về chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

[2] Tạo dựng không khí học tập nhằm không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành cho điều dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý. Đa dạng hoá hình thức học tập của điều dưỡng, học từ sai sót từ chính bệnh viện mình và từ bệnh viện bạn, hội thi tay nghề điều dưỡng, cho đến học tập chia sẽ kinh nghiệm giữa các bệnh viện với nhau trong công tác quản lý điều dưỡng.

[3] Triển khai có hiệu quả các hoạt động đảm bảo an toàn người bệnh nhằm hạn chế thấp nhất tai biến điều trị trong công tác chăm sóc người bệnh của người điều dưỡng.

[4] Chuyển đổi thật sự và đồng bộ cách giao tiếp, ứng xử của người điều dưỡng, thật sự xem người bệnh là người thân của mình, là khách hàng của bệnh viện.

[5] Nắm bắt trải nghiệm của người bệnh trong thời gian nằm viện và những vấn đề mà người bệnh không hài lòng về bệnh viện liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh của người điều dưỡng. Lấy ý kiến không hài lòng, lấy trải nghiệm của người bệnh theo chiều hướng xấu làm điểm xuất phát cho hoạt động cải tiến chất lượng.

[6] Chọn lựa và đào tạo “điều dưỡng đa năng” [nursing skill mix] trực thuộc phòng điều dưỡng, nhằm chủ động hỗ trợ các khoa, phòng khi bị thiếu hụt tạm thời điều dưỡng, khi có tình huống quá tải, hoặc có nhiều bệnh nhân nặng.

[7] Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật của điều dưỡng, đề tài nghiên cứu và sáng tạo phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong công tác chăm sóc người bệnh.

[8] Vận dụng nguyên lý “3R” trong tuyển chọn điều dưỡng [Recruit], kịp thời phát hiện gương điều dưỡng tốt và động viên, khen thưởng [Recognize] và giữ chân điều dưỡng giỏi [Retain] trong tình hình cạnh tranh lành mạnh giữa các bệnh viện về nguồn nhân lực chất lượng cao.

[9] Vận dụng nguyên tắc “khi nào lãnh đạo, khi nào quản lý” trong nỗ lực đảm bảo mọi hoạt động của người điều dưỡng đều tuân thủ các quy định chuyên môn và quy định pháp luật và trong giải quyết các tình huống phát sinh liên quan đến người điều dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý.

[10] Biết cách thuyết phục lãnh đạo bệnh viện quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

Điều dưỡng mới ra trường lương bao nhiêu?

Ví dụ, bạn là Điều dưỡng viên có trình độ Cao đẳng mới ra trường thì tiền lương có thể tính bằng 2,06 x 1,49 = 3,0694 triệu đồng. Con số này từ 01/07/2023 sẽ tăng lên là 2,06 x 1,8 = 3,708 triệu đồng. Bạn có thể tích luỹ thâm niên 2 năm và nhận mức lương Điều dưỡng hạng III với khởi điểm từ hệ số 2,34.

Điều dưỡng đa khoa lấy bao nhiêu điểm?

Điều dưỡng là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022 với 19,5 điểm - phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trường Đại học Y Dược TPHCM năm 2022 lấy điểm chuẩn ngành Điều dưỡng là 20,3 với tổ hợp B00, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Điều dưỡng gọi là gì?

Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là y tá, có nghĩa là người phụ tá của bác sĩ. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập cùng cộng tác với các bác sĩ, dược sĩ và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Ngành điều dưỡng ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc ở các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương; làm việc tại Bộ y tế; các địa chỉ liên quan tới lĩnh vực y tế; các trung tâm, trạm y tế, các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng; các phòng khám tư nhân; điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo yêu cầu,...

Chủ Đề