Quan hệ tăng tiến dấu hiệu hình thức

      A] Ghi nhớ :

* Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ[QHT ] hoặc một cặp quan hệ từ.

* Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :

– Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,…

– Hoặc một cặp QHT: Vì….nên…; Bởi vì….cho nên…..; Tạivì…

.chonên….; Do….nên…; Do….mà…..; Nhờ….mà….

* Để thể hiện quan hệ điêù kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

– Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,…

– Hoặc một cặp QHT : Nếu…. thì…; Nếu như… thì….; Hễ….thì….;

Hễ mà…..thì…..; Giá….thì….

* Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :

– Một QHT : Tuy, dù, mặc dù, nhưng,…

– Hoặc mộtcặp QHT : Tuy….nhưng….; Mặc dù…..nhưng…..

* Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng mmột trong các cặp QHT : Không những….mà…; Chẳng những… mà….; Không chỉ….mà….

B] Bài tập thực hành :

Bài 1:

Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây:

a] Em chăm chỉ hiền lành…anh thì tham lam , lười biếng.

b] Tôi khuyên nó ….nó vẫn không nghe.

c] Mưa rất to…..gió rất lớn.

d] Cậu đọc ….tớ đọc ?

Bài 2:

Tìm cặp QHT thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu sau:

a] …..tôi đạt học sinh giỏi….bố mẹ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp.

b] …..trời mưa…..lớp ta sẽ hoãn đi cắm trại.

c] …..gia đình gặp nhiều khó khăn….bạn Nam vẫn phấn đấu học tốt.

d] …..trẻ con thích xem phim Tây Du Kí….người lớn cũng rất thích.

*Đáp án :

a] Vì….nên…

b] Nếu…thì…

c] Tuy…nhưng….

d] Không những…..mà….

Bài 3 :

Xác định các vế câu và các QHT , cặp QHT trong từng câu ghép dưới đây :

a] Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.

b] bão to nên cây cối đổ nhiều.

c] Nó không chỉ học giỏi Toán nó còn học giỏi Tiếng Việt.

d] Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt.

Bài 4:

Từ mỗi câu ghép ở BT3 , hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu[ có thể thêm, bớt một vài từ ]

*Đáp án :

VD :a] Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt.

Bài 5 :

Tìm nghĩa ở cột B nối với từ thích hợp ở cột A:

    A                       B

Do                a] Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến

Tại                b] Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến

   Nhờ              c] Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến

*Đáp án :

a] Nhờ

b] Do

c] Tại

Bài 6 :

 Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây :

a] Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

b]Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan.

c] Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học.

d] Mặc dú nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn .

e] Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay.

Bài 7 :

Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau:

a] Lan không chỉ chăm học ….

b] Không chỉ trời mưa to….

c] Trời đã mưa to…..

d] Đứa trẻ chẳng những không nín khóc ….

*Đáp án :

a] …..mà Lan còn chăm làm.

b] ……mà gió còn thổi rất mạnh.

c] ……lại còn gió rét nữa.

d] …..mà nó lại còn khóc to hơn.


Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
  • //vanmau vn/2993/noi-cac-ve-cau-ghep-bang-quan-he-tu/
  • dăt cau de biêu thi 4 loai quan hê nguyên nhan-ket qua :nho cham hoc lan dat hoc sinh gioi
  • đặt hai câu ghép thể hiện tình mẫu tử
  • ,

    CÂU GHÉP

    [tiếp theo]

    Những nội dung cơ bản cần nắm vững

    1.1. Câu ghép đẳng lập là kiểu câu ghép có các vế ngang hàng nhau về ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập có thể không dùng quan hệ từ hoặc dùng các quan hệ từ: và, rồi, mà, còn, chứ, hay…

    1.2. Trong những câu ghép không dùng quan hệ từ, quan hệ về nghĩa giữa các vế câu khá phức tạp, muốn xác định phải dựa vào tình huống cụ thể.

    A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

    Các vế của câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Các kiểu quan hệ ý nghĩa cũng khá phong phú. Những kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp là:

    – Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

    Ví dụ:

    Vì điện hỏng nên buổi biểu diễn văn nghệ phải hoãn.

    – Quan hệ điều kiện [giả thiết] – kết quả.

    Ví dụ:

    Nêu em học giỏi thì bố mẹ em sẽ rất vui lòng.

    – Quan hệ tương phản.

    Ví dụ:

    Đêm đã khuya nhưng bạn Lan vẫn còn ngồi học.

    – Quan hệ tăng tiến.

    Ví dụ:

    Hồng chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn luôn luôn giúp đỡ các bạn học yếu.

    – Quan hệ lựa chọn.

    Ví dụ:

    Mẹ ơi, chị Thu đi chợ hay con đi chợ ạ?

    – Quan hệ bổ sung.

    Ví dụ:

    Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quỷ và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

    – Quan hệ tiếp nối.

    Ví dụ:

    Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh.

    – Quan hệ đồng thời.

    Ví dụ:

    Mặt trời mọc và sương tan dần.

    – Quan hệ giải thích.

    Ví dụ:

    Nam không đi học bởi vì mẹ bạn ấy ốm.

    Như vậy, môì quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép thưòng được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ hoặc đại từ nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

    1. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sông, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. [Phạm Văn Đồng]

    Câu ghép này có ba vế:

    – Tiếng Việt của chúng ta đẹp.

    – Bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.

    – Bởi vì đời sống… là rất đẹp.

    Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép trên là quan hệ giải thích. Trong mối quan hệ đó, vế câu thứ nhất đưa ra vấn đề; vế câu thứ 2 và thứ 3 giải thích cho vấn đề đưa ra ở vế câu thứ nhất.

    2. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu.

    – Quan hệ liệt kê.

    Ví dụ:

    Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

    – Quan hệ đối chiếu.

    Ví dụ:

    Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.

    – Quan hệ nhượng bộ.

    Ví dụ:

    Tuy đoàn tàu khởi hành chậm 20 phút nhưng nó vẫn đến ga đúng giờ quy định.

    B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

    1.Bài tập này nêu hai yêu cầu.

    Để làm bài tập này, các em đọc kĩ từng câu ghép, rồi xác định các vế câu, tìm quan hệ từ nốì các vế câu [hoặc dấu câu dùng để phân tích các vế câu]. Cuối cùng, các em xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong từng câu ghép.

    a] Câu ghép này có ba vế câu:

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi.

    Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

    Hôm nay tôi đi học.

    Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong đó vế câu thứ nhất chỉ kết quả, vế câu thứ hai chỉ nguyên nhân [có quan hệ từ vì đứng trước].

    Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ hai với vế câu thứ ba là quan hệ giải thích. Trong đó, vế câu thứ hai biểu thị điều được giải thích, vế câu thứ ba dùng để giải thích cho sự kiện nêu ở vế câu thứ hai.

    b] Câu ghép này có hai vế câu:

    – Nếu trong pho lịch sử… còn lưu lại.

    – Thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào!

    Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép này là quan hệ điều kiện [giả thiết] – kết quả. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ điều kiện [giả thiết], vế câu thứ hai chỉ kết quả. Giữa hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ nếu – thì.

    c] Câu ghép này có năm câu ghép nhỏ: „

    – Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi… đời đời hưởng thụ.

    – Chẳng những gia quyền của ta… được bách niên giai lão.

    – Chẳng những tông miếu của ta… được thờ cúng quanh năm..

    – Chẳng những thân ta kiếp này… tiếng vẫn lưu truyền.

    – Chẳng những danh hiệu. ta… sử sách lưu thơm.

    Mỗi câu ghép nhỏ trên đều có hai vế:

    – Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền.

    – Mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ.

    Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép này là quan hệ tăng tiến. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ điều kiện, mức độ cao; vế câu thứ hai chỉ điều kiện, mức độ cao hơn điều kiện, mức độ ở vế câu thứ nhất [Bôn câu ghép còn lại, các em làm tương tự].

    d] Câu ghép này có hai vế:

    – Tuy rét vẫn kéo dài.

    – Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

    Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu của câu ghép này là quan hệ tương phản. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ những điều kiện bất lợi, vế câu thứ hai chỉ điều ngược lại với vế câu thứ nhất.

    e] Đoạn trích này có hai câu ghép:

    – Câu ghép thứ nhất có hai vế:

    + Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau.

    + Rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

    Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu của câu ghép này là quan hệ nối tiếp. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ sự kiện thứ nhất xảy ra, vế câu thứ hai chỉ sự kiện thứ hai xảy ra luôn sau đó [quan hệ từ rồi đứng đầu vế thứ hai biểu thị ý nghĩa tiếp nối].

    – Câu ghép thứ hai có hai vế:

    + Anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn.

    + Hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

    Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu của câu ghép này là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ nguyên nhân, vế câu thứ hai chỉ kết quả.

    2. Bài tập này có ba yêu cầu.

    -Với yêu cầu: Xác định câu ghép, các em đọc kĩ từng đoạn trích, tìm các câu ghép có trong đoạn trích. [Các câu ghép ở hai đoạn dẫn ở SGK đều có chung một đặc điểm: Các vế câu không nối với nhau bằng quan hệ từ mà giữa các vế câu có dấu phẩy.]

    – Với yêu cầu: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong môi câu ghép, cấc em dựa vào mốì tương quan về nội dung, về ý để xác định.

    – Với yêu cầu cuối cùng, về cấu tạo, mỗi vế câu trong câu ghép tương đương với một câu đơn [có đủ C – V]. Nhưng trong văn cảnh của từng đoạn trích, có thể tách mỗi vế câu thành một câu đơn được không?

    Đoạn trích thứ nhất có 4 câu ghép:

    Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong từng câu ghép ở đoạn trích này là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ nguyên nhân; vế câu thứ hai chỉ kết quả.

    Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong từng câu ghép ở đoạn trích thứ hai này là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong đó, vế câu thứ nhất chỉ nguyên nhân, vế câu thứ hai và vế câu thứ ba chỉ kết quả.

    Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép ở hai đoạn trích trên ra thành một câu đơn [thay dấu phẩy ngăn cách các vế câu bằng dấu chấm] vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu trong vế câu kia.

    3. Bài tập này có hai yêu cầu.

    Trong đoạn trích dẫn ở SGK, trang 125 có hai câu ghép rất dài:

    – Câu ghép thứ nhất: Việc thứ nhất… trông coi cho nó.

    . – Câu ghép thứ hai: Việc thứ hai… nhờ hàng xóm cả.

    Đây là những câu ghép có cấu trúc khá đặc biệt, gồm nhiều bộ phận có quan hệ với nhau rất phức tạp. Cách đặt câu ở đây gắn liền với dụng ý của nhà-văn. Trong mỗi câu ghép này trình bày một việc mà lão Hạc nhò ông giáo.

    – Xét về mặt lập luận, không nên tách các bộ phận trong từng việc của lão Hạc ra thành câu riêng vì nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì sẽ không thể hiện được mối quan hệ giữa những sự vật, sự việc trong lòi kể dài dòng của nhân vật lão Hạc. Tính mạch lạc của lập luận, tình hình tiền bạc, giãi bày sẽ bị hạn chế.

    – Xét về giá trị biểu hiện, việc tạo những câu ghép dài như vậy còn có tác dụng phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc. Qua cách kể lể của nhân vật, độc giả hình dung khá rõ nét điều mà nhà văn muốn tái hiện ở đoạn trích này.

    Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Ôn dịch, thuốc lá”

    4. Bài tập này có nhiều yêu cầu, cần đọc kĩ trong SGK, trang 125 – 126. Gợi ý:

    a] Câu ghép thứ hai: Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho u, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được có cấu trúc nếu – thì. Như vậy, quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép này là quan hệ điều kiện [giả thiết] – kêt quả.

    Không nên tách mỗi vế câu của câu ghép thành câu đơn vì quan hệ ý nghĩa nói trên sẽ bị phá vỡ.

    b] Các em thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và câu ghép thứ ba thành một câu đơn bằng cách thay dấu phẩy phân cách các vế trong từng câu ghép bằng dấu chấm.

    Sau đó, so sánh cách viết vừa tách với cách viết của Ngô Tất Tố, hình dung nhân vật chị Dậu nói như thế nào:

    – Ở đoạn trích đã tách, toàn câu đơn: Chị Dậu nói nhát gừng, sau mỗi câu lại ngừng giọng, vì nghẹn ngào.

    – Ở đoạn trích của Ngô Tất Tố: Chị Dậu nói nhanh, dồn dập, như van nỉ, vì quá lo lắng, sốt ruột.

    Related

    Video liên quan

    Chủ Đề