Ping la gi trong internet

Ping là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực mạng Internet, dù không có nhiều người quan tâm đến nó nhưng Ping cũng rất đáng để bạn chú ý khi sử dụng mạng. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ Ping là gì? Cùng với đó ThủThuậtPhầnMềm.vn sẽ hướng dẫn Ping để kiểm tra mạng và giải thích các thông số.

 

Ping là gì?

Ping [Packet Internet Grouper] là tiện ích giúp xác định một gói dữ liệu mạng khi truyền đến một địa chỉ có bị lỗi gì hay không. Ping thường được sử dụng để đo độ trễ mạng khi 2 thiết bị kết nối với nhau, điều này được các game thủ quan tâm để biết mạng được kết nối ổn định, không gây ra hiện tượng giật, lag khi chơi game.

Lệnh Ping hữu ích khi được sử dụng để kiểm tra tình trạng truy cập của một số thiết bị trên mạng Internet. Ping giúp bạn xác định:

  • Máy chủ có đang hoạt động hay không.
  • Thời gian giao tiếp với máy chủ.
  • Mất bao nhiêu gói khi giao tiếp với thiết bị đích.

Sử dụng ping để kiểm tra mạng

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập cmd rồi OK để mở cửa sổ cmd.

Bước 2: Dùng lệnh Ping trên cmd, bạn nhập ping + địa chỉ IP [hoặc hostname] của máy tính hoặc máy chủ.

Ví dụ, để Ping theo các nhà mạng, bạn nhập:

  • Viettel: ping 203.113.131.1
  • FPT: ping 210.245.31.130
  • VNPT: ping 203.162.4.190

Để Ping theo tên miền, ví dụ:

  • ping www.bing.com
  • ping www.google.com.vn

Nhập xong lệnh các bạn nhấn Enter.

Các thông số bạn cần quan tâm bao gồm:

  • Bytes=32: gói tin ping đến host có kích thước là 32 byte
  • Time: Thời gian trả lời từ host mà bạn ping đến. Khi bạn gửi lệnh ping đi để kiểm tra xem host có đang hoạt động không, nếu hoạt động thì host sẽ phản hồi lại cho bạn. Thời gian này càng ít nghĩa là kết nối càng mạnh mẽ.
  • TTL [Time to Live]: Thời gian sống của gói tin. Mỗi khi gói tin đi qua một route nó sẽ bị giảm đi 1 đơn vị. Khi giá trị của TTL giảm đến bằng 0 mà gói tin vẫn chưa đến địa chỉ cần đến là nó sẽ bị hủy.
    Hệ điều hành của host đích khác nhau cũng sẽ quyết định chỉ số TTL khác nhau.
  • Nếu bạn thấy xuất hiện thông báo Request timed out thì có nghĩa là host đích đã bị mất kết nối hoặc Firewall chặn gói tin.

Như vậy, ThủThuậtPhầnMềm đã định nghĩa giúp bạn ping là gì và cách ping để kiểm tra mạng. Chúc bạn thực hành hành công!

Nếu thường xuyên sử dụng đến internet thì có lẽ bạn đã từng nghe đến từ Ping rồi phải không nào. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn thì bạn sẽ không biết được Ping là gì? Ý nghĩa các thông số? Các bước test Ping và kết quả trả về như thế nào? Để giải đáp thắc trên hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ping là gì?

PING là viết tắt của Packet Internet Grouper và là một lệnh trong cmd, được tích hợp sẵn trong hệ điều hành. Mục đích khi người dùng sử dụng lệnh Ping là để kiểm tra xem một gói dữ liệu có thể đến được địa chỉ mà không có lỗi không.

Hơn nữa người ta còn sử dụng lệnh Ping để đo độ trễ giữa hai thiết bị trên cùng một mạng. Ngoài ra, lệnh Ping còn được dùng để kiểm tra lỗi mạng. Nghĩa là kiểm tra xem hai thiết bị trong một mạng nào đó kết nối và thông với nhau hay không.

Ví dụ như nếu muốn biết hai thiết bị có kết nối mạng với nhau không thì bạn chỉ cần gõ lệnh Ping-t hoặc Ping-t. Trong trường hợp kết quả trả về là Request time out thì hai thiết bị này không thể kết nối được với nhau và bị chặn ở một vị trí nào đó. Ngược lại nếu kết quả trả về có time reply thì hai thiết bị có thể kết nối với nhau.

Các thông số cần biết

Để tìm hiểu kỹ hơn về Ping thì bạn phải nắm được những thông số cơ bản:

  • bytes: kích thước của gói tin.

  • Time: thời gian hồi đáp.

  • TTL: là viết tắt của TIME-TO-LIVE, chức năng chính của TTL là chống lại sự lặp vòng. TTL là một trường dài 8 bit, có giá trị tối đa là 255. Tuy nhiên những giá trị này sẽ giảm đi 1 đơn vị khi đi qua Router.

Các bước test PING

Để thực hiện được lệnh Ping bạn phải xác định được địa chỉ IP của từng máy tính cụ thể. Bởi lệnh Ping chỉ trả về kết quả chính các khi nhập đúng địa chỉ IP của hai thiết bị kết nối với nhau.

Hiện nay, hầu hết các hệ điều hành của Windows và Linux đều hỗ trợ lệnh Ping. Ở đây chúng ta sẽ truy cập vào giao diện dòng lệnh của Windows để test Ping của trang web totolink.vn

Bước 1: Mở giao diện dòng lệnh cmd trên Windows

  • Vào ô Tìm kiếm trên màn hình giao diện của Windows, gõ "cmd"

  • Sau đó nhấn Enter, giao diện dòng lênh sẽ hiện ra

Bước 2: Thực hiện thao tác Ping

  • Nhập địa chỉ IP hoặc địa chỉ trang web cần Ping.
ping [địa chỉ ip hoặc trang web]

VD: Bạn muốn Ping địa chỉ trang web totolink.vn

ping totolink.vn
  • Sau đó nhấn Enter, kết quả test Ping sẽ hiện ra

Bước 3: Kết quả Ping

Nếu ping thành công thì kết quả lệnh Ping sẽ trả về có time relay. Ngược lại, nếu không thành công thì lệnh Ping sẽ trả về kết quả Request time out hoặc Destination host unreachable

Kết quả PING

Thành công

Kết quả Ping thành công là trên cửa sổ cmd sẽ trả về kết quả đầy đủ các thông số như kích thước gói tin, thời gian hồi đáp và số vòng lặp. Ví dụ như ảnh minh họa bên dưới.

 

Không thành công

Kết quả Ping không thành công là trên cửa sổ cmd thì kết quả trả về sẽ là Request time out hoặc Destination host unreachable. Mỗi kết quả Ping không thành công này sẽ có một nguyên nhân khác nhau.

Request time out

Khi thiết bị A gửi gói tin đến thiết bị B nhưng sau thời gian time out mà thiết B gửi gói tin trở lại thì lệnh Ping sẽ trả về kết quả Request time out.

Nguyên nhân là do bị mất kết nối, IP không đúng, thiết bị nhận bị tắt hoặc bị chặn bởi tường lửa hoặc quá trình gửi đã thành công nhưng firewall ở thiết bị nhận bị chặn Ping và không thể trả kết quả lại.

Destination host unreachable

Khi gửi gói tin đi từ thiết bị A nhưng lại không thể đến thiết bị B do default gateway không biết đường đi tới đích thì lệnh Pin sẽ trả về kết quả Destination host unreachable.

Nguyên nhân là do router không biết đường đi bởi đường đi không có trong bảng định tuyến, địa chỉ IP không tồn tại, thiết bị đích bị tắt, kết nối giữa hai thiết bị gặp vấn đề.

Trên đây là các bước và kết quả trả về khi các bạn thực hiện lệnh Ping. Chắc chắn qua những chia sẻ trên thì các bạn đã biết được lệnh Ping là gì? Các bước test Ping như thế nào và làm thế nào để chuẩn đoán được những sự cố mạng nhanh chóng và hiệu quả rồi phải không nào?

Chủ Đề