Phương pháp dùng để điều chế kim loại bari là

Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại sẽ giúp các bạn học sinh hiểu được bản chất để điều chế kim loại: Nguyên tắc, phương pháp để điều chế tùng vào mỗi kim loại. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.! Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại

  • Nguyên tắc chung, là sự khử ion kim loại thành kim loại:

  • Nguyên tắc của phương pháp nhiệt luyện: Là dùng các chất có tính khử, như: C, CO, H2 ,… hoặc dùng các kim loại có tính hoạt động như Al để khử các oxit kim loại khi ở nhiệt độ cao.
  • Đối tượng áp dụng: Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại trung bình, yếu và đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học, như: Zn, Fe, Sn, Pb,….

Ví dụ:

Chú ý:

  • Khi sử dụng các kim loại kiềm, kiềm thổ để làm chất khử thì điều kiện thực hiện là môi trường khí trơ hoặc là môi trường chân không.
  • Đối với các muối kim loại sunfua [=S] ví dụ: FeS2, PbS, ZnS,… thì phải đưa về oxit kim loại tương ứng sau đó mới điều chế được kim loại.
  • Phương pháp này thường được sử dụng trong công nghiệp.
  • Nguyên tắc của phương pháp thủy luyện: Dùng các kim loại có tính khử mạnh hơn đẩy các kim loại ra khỏi dung dịch muối.
  • Đối tượng sử dụng: Dùng các kim loại đứng sau Mg, như Al, Fe, Pb, Zn, …. để điều chế các kim loại như Cu, Ag, Au, Hg,…

Ví dụ 1:  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Ví dụ 2: Vàng lẫn trong đất đá có thể hòa tan dần trong dung dịch NaCN cùng với oxi của không khí, được dung dịch muối phức của vàng:

4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O → 4Na[Au[CN]2] + 4NaOH

Sau đó, ion Au3+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Au[CN]2] → Na2[Zn[CN]4] + 2Au

Ví dụ 3: Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag[CN]2] + Na2S

Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

Zn + 2Na[Ag[CN]2] → Na2[Zn[CN]4] + 2Ag

Chú ý:

– Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN…để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn, như Fe, Zn…

Phương pháp điện phân chia thành 2 phương pháp sau:

  • Nguyên tắc của phương pháp điện phân nóng chảy: là sử dụng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại trong chất điện li nóng chảy.
  • Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các kim loại, nhưng thường dùng nhất là các kim loại mạnh như: Li, K, Na, Ca, Ba, Mg, Al

Ví dụ: Điện phân dung dịch NaCl

  • Nguyên tắc của phương pháp điện phân dung dịch: là sử dụng dòng điện một chiều để điện phân các dung dịch của kim loại yếu.
  • Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho các kim loại trung bình, yếu

Ví dụ: Điện phân dung dịch CuCl2

CuCl2    →   Cu   +  Cl2

Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại

Các bài viết khác:

Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa theo cấu trúc đề minh họa 2021

Đề thi HSG Hóa 10 tỉnh Hải Dương năm 2015-2016

Mưa axit là gì? nguyên nhân, quá trình và tác hại do mưa axit

Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại

Liên hệ:  Facebook: Sinhh Quách

               Fanpage: PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại hóa học, Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại chuyên đề ôn thi, Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại, Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA BARI [Ba]. nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

 1. Lịch sử về nguyên tố bari

 -  Bari [Barium] theo tiếng Hy-Lạp nghĩa là "nặng", được Carl Scheele nhận biết lần đầu tiên vào năm 1774, và được Humphry Davy cô lập vào năm 1808 tại Anh. Bari ôxít ban đầu được Guyton de Morveau gọi là barote. Sau này, nó được Antoine Lavoisier đổi tên thành baryta, và không lâu sau đó được gọi là "barium" để thể hiện tính kim loại của nó.

2. Tính chất vật lí

 -  Bari là kim loại kiềm thổ màu trắng bạc, dẻo, rèn được. Bị phủ màng oxit – nitrua thẩm trong không khí ẩm.

 -  Có khối lượng riêng là 3,6 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 7270C và sôi ở 18600C.

 3. Tính chất hóa học

 -  Ba là chất khử mạnh, mạnh hơn K và Ca. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.                            

→ M2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

 -  Bari phản ứng mạnh với ôxy ở nhiệt độ phòng tạo ra bari ôxít và peroxide. Do nó nhạy cảm với không khí, các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu.

              2 Ba + O2  2 BaO + Q

b. Tác dụng với axit

  Ba + 2HCl  BaCl2 + H2

 -   Với dung dịch HNO3:

             Ba + 4HNO3 đặc  Ba[NO3]2 + 2NO2 + 2H2O.

Lưu ý: Kim loại dễ dàng phản ứng với hầu hết axit, với ngoại lệ là axít sulfuric, phản ứng dừng lại khi tạo thành lớp muối không tan trên bề mặt là bari sulfat.

c. Tác dụng với nước

-  Ở nhiệt độ thường, Ba khử nước mãnh liệt.

Ba + 2H2O  BaOH]2 + H2

4. Trạng thái tự nhiên

 -  Bari trong tự nhiên là hỗn hợp của 7 đồng vị bền, đồng vị phổ biến nhất là 138Ba [71,7 %]. Có 22 đồng vị của bari đã được biết đến, nhưng hầu hết trong chúng là các chất phóng xạ cao và có chu kỳ bán rã chỉ vài mili giây đến vài ngày.

 -  Bari chiếm 0,0425% trong vỏ Trái Đất và 13 µg/L trong nước biển. Nó có mặt trong các khoáng barit [ở dạng sulphat] và witherit [ở dạng cacbonat].

5. Điều chế

 -  Bari được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân nóng chảy bari clorua [BaCl2].

    BaCl2  Ba + Cl2

 -  Ba còn được điều chế bằng cách trộn bari oxit với bột nhôm nghiền mịn ở nhiệt độ giữa 1100 và 1200 °C

4 BaO + 2 Al → BaO·Al2O3 + 3 Ba

Lưu ý: Hơi bari được làm lạnh để cho ra kim loại rắn, có thể tạo thành các dạng que hoặc sợi. Là chất rắn cháy được, nó được bảo quản trong các hộp théo hoặc các túi nhựa chứa argon.

6. Ứng dụng

 -  Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, Ba còn có các ứng dụng khác:

  + Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh.

  + Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su.

  + Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch.

  + Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa.

  + Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng.

  + Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Video liên quan

Chủ Đề