Các dạng bài tập hình học lớp 6 chương 2

Ôn tập chương 2 – Các dạng Toán lớp 6

Phần A : Bài tập ôn trong Sách giáo khoa.

ĐỀ BÀI:

Bài 107.

Trên trục số cho hai điểm a, b [Hình 53 SGK]. Hãy :

Xác định các điểm -a, -b trên trục số ;

Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số’;

So sánh các số a, b, -a, -b , |a|, |b|, |-a|, |-b| với 0.

Bài 108.

Cho số nguyên a khác 0. So sánh -a với a , -a với 0.

Bài 109.

Dưới đây là tên và năm sinh của một số nhà toán học :

Sắp xếp các năm sinh trên đây theo thứ tự thời gian tăng dần.

Bài 110.

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Cho ví dụ minh họa đối với các câu sai :

a] Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.

b] Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

c] Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.

d] Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

Bài 111.

Tính các tổng sau:

a] [[-13] + [-15]] + [-8];

b] 500 – [-200] – 210 – 100 ;

c] -[-129] + [-119] – 301 + 12 ;

d] 777 – [-111] – [-222] + 20.

Bài 112.

Đố vui : Bạn Điệp đã tìm ra được hai số nguyên, số thứ nhất [2a] bằng hai lần số thứ

hai [a] nhưng số thứ hai trừ đi 10 lại bằng số thứ nhất trừ đi 5 [tức là a – 10 = 2a – 5]. Hỏi

đó là hai số nào ?

Bài 113.

Đố: Hãy điền các số 1, -1, 2, -2, 3, -3 vào các ô trống ở hình vuông bên [mỗi số vào một ô]

sao cho tổng ba số trên mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.

Bài 114.

Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn :

a] -8 ≤  x ≤  8 ;                      b] -6 < x < 4 ;                     c] -20 < x < 21.

Bài 115.

Tìm a ∈ Z, biết:

a] |a|5;                                  b] |a|=0;                            c] |a|= -3;

d] |a| = |-5|                          e] -11|a|= -22.

Bài 116.

Tính :

a] [- 4].[- 5].[- 6];                               b] [- 3 + 6].[- 4];

c] [- 3 – 5 ].[- 3 + 5];                           d] [- 5 -13]: [-6].

Bài 117.

Tính :

a] [-7]3.24 ;                                            b]54.[-4]2.

Bài 118.

Tìm số nguyên x biết:

a] 2x – 35 = 15 ;                         b] 3x + 17 = 2 ;                      c]|x-1|  = 0.

Bài 119.

Tính bằng hai cách :

a] 15.12 – 3.5.10 ;                              b] 45 – 9.[13 + 5];

c] [19 – 13] – 19.[29 – 13].

Bài 120.

Cho hai tập hợp : A = {3 ; -5 ; 7}, B =    {-2   ;  4    ;     -6     ;    8}

a] Có bao nhiêu tích ab [với  a  ∈  A và b  ∈ B  ]  được tạo thành ?

b] Có bao nhiêu tích lớn hơn 0, bao nhiêu tích nhỏ hơn 0 ?

c] Có bao nhiêu tích là bội của 6 ?

d] Có bao nhiêu tích là ước của 20 ?

Bài 121.

 Đố : Hãy điền các số nguyên thích hợp vào các ô trống trong bảng dưới đây sao cho tích

của 3 số ở 3 ô liền nhau đều bằng 120

LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ:

Bài 107.

 a]

b]

c] Theo trục số vẽ ở câu a] và b] ta có ngay :

-a = |-a| = |a| > 0 và a < 0 ;

b = |b| = |-b| >0 và – b < 0.

Bài 108.

a khác 0 thì a có thể là số nguyên dương hoặc số nguyên âm.

Nếu a là số nguyên dương [a > 0] thì -a < 0 và – a 0 và -a > a.

Bài 109.

Theo thứ tự tăng : – 624 , – 570 , – 287 , 1441 , 1596 , 1777 , 1850.

Bài 110.

a] đúng ;            b] đúng ;             c] sai;             d] đúng.

Bài 111.

a] – 36 ;                     b] 390 ;               c] -279  ;              d] 1130.

Bài 112.

Theo đề bài, ta có :

a – 10 = 2a – 5

-10 + 5 = 2a – a

-5 = a.

Thử lại : a = – 5 nên 2a = 2.[-5] = -10.

a -10 = -5 – 10 = -15

2a – 5 = -10 – 5 = -15

Trả lời : Hai số đó là -10 và -5.

Bài 113.

Tổng tất cả 9 số ở 9 ô của hình vuông là :

4 + 0 + 5 + 1 + [-1] + 2 + [-2] + 3 + [-3] = 9.

Vậy tổng 3 số ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi đường chéo là 3.

Từ đó suy ra cách điền : ở cột 3 dòng 1 là 3 – 5 – 0 = -2, ở dòng 3 cột 2 là 3 – 4 – 0 = -1 v.v…

Cuối cùng ta có bảng sau :

Bài 114.

Đáp số:
a] 0 ;                    b] -9 ;                    c] 20.

Bài 115.

a] a = ±5 ;                b] a = 0 ;            c] không có;

d] a = ±5 ;                e] a = ±2.

Bài 116.

a]-120 ;               b]-12 ;                 c]-16 ;                   d] 3.

Bài 117.

a] [-7]3.24 = [-343]. 16 = -5488 ;

b] 54.[-4]2 = 625.16 = 10000.

Bài 118.

a] 2x – 35 = 15                        b] 3x + 17 =2

2x = 15 + 35                              3x            = 2 -17

X = 50 : 2                                     x            = [-15]:  3

x = 25                                             x          = -5.

c]|x – 1| = 0 nên x -1 = 0 hay x = 1 

Bài 119.

Cách 1 : Làm theo thứ tự : a] nhân xong rồi trừ ; b], c] tính trong   ngoặc trước

Cách 2 : sử dụng tính chất của phép nhân.

a] 15.12 – 3.5.10 = 15.12 -15.10 = 15.[12 -10] = 15.2 = 30.

b] 45 – 9.[13 + 5] = 45 – 9.13 – 9.5 = 45 – 117 – 45 = -117.

c] 29.[19- 13] – 19.[29- 13] = 29.19- 29.13 – 19.29+19.13

= -29.13+19.13 = [19 – 29].13 = -10.13 = -130. 

Bài 120.

Để trả lời câu hỏi đã nêu trên ta căn cứ vào bảng nhân sau :

a] Có 12 tích được tạo thành.

b] Có 6 tích lớn hơn 0 và 6 tích nhỏ hơn 0.

c] Có 6 tích là bội của 6 : -6 ; 12 ; -18 ; 24 ; 30 ; -42.

d] Có 2 tích là ước của 20 : 10 ; – 20.

Bài 121.

Xét 4 ô đầu tiên từ trái sang.

Ta có a.b.6 = b.6.c [= 120] suy ra a = c. Do đó ta có nhận xét : vì tích của 3 số ở 3 ô liền nhau

đều bằng 120 nên các số ở cách nhau hai ô đều bằng nhau.

Từ nhận xét này, ta điền các số 6 và -4, sau đó điền các số -5 [để được tích [-4].[-5].6 =  120]. Cuối cùng ta được

bảng sau:

Ôn tập chương 2 – Các dạng Toán lớp 6 [ Phần B]

Related

Video liên quan

Chủ Đề