Phương pháp cắt amidan hiện đại nhất

News -

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, phẫu thuật cắt Amiđan là một trong những phẫu thuật thường được thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng. Hiện nay, cắt amidan bằng Coblator là phương pháp giúp hạn chế tối đa thương tổn do nhiệt độ cũng như những nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã triển khai phương pháp sử dụng sóng cao tần bằng máy coblator trong điều trị cắt amidan.

Cắt amidan bằng Coblator là 1 trong những phương pháp cắt amidan hiện đại nhất hiện nay, phương pháp này dùng sóng năng lượng tần số radio để phá huỷ mô amidan.

Amiđan là gì?

Amidan hay chính xác hơn là amidan khẩu cái [trong cơ thể có nhiều tổ chức giống amidan phân bố rải rác ở vùng họng] là tổ chức lympho, có cấu trúc nhiều hốc nằm ở hai bên vùng họng miệng. Đây là tổ chức quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn, siêu vi ngăn ngừa chúng xâm nhập vào cơ thể. Do nằm ở vị trí cửa ngõ đường tiêu hóa và hô hấp nên amiđan thường bị viêm nhiễm. Khi amiđan bị viêm nhiễm thường có các triệu chứng sau:

  • Đau họng
  • Cảm giác nuốt vướng hoặc khó nuốt
  • Sốt, đau đầu
  • Mệt mỏi, uể oải toàn thân
  • Hơi thở hôi, đôi khi khạc ra bã đậu
  • Đau căng vùng dưới cằm do viêm hạch
  • Áp-xe amidan, sốt cao, há miệng hạn chế và không ăn uống được

Tuy nhiên không phải cứ có viêm amidan là phải cắt, chúng ta chỉ loại bỏ nó khi điều đó có lợi hơn là giữ lại amidan. Chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp sau:

  • Viêm amiđan tái đi tái lại nhiều lần cụ thể là 4-5 lần trong năm đầu hoặc 2-3 lần trong các năm tiếp theo. Sau áp xe amiđan, áp xe quanh amiđan. Viêm amiđan gây biến chứng viêm cầu thận, thấp tim…
  • Amiđan quá phát gây cản trở đường thở [ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ]
  • Viêm amiđan bã đậu gây hơi thở hôi gây mất tự tin trong giao tiếp trong cuộc sống và công việc
  • Các khối u trên bề mặt amiđan hoặc nghi ngờ ung thư amiđan
  • Phương pháp cắt amiđan bằng máy Coblator

Cắt amiđan bằng máy Coblator được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay vì ít gây bỏng và ít làm tổn thương mô xung quanh nhất. Ưu điểm là cắt nhanh [5-7 phút], đốt điện bằng sóng cao tần ở nhiệt độ 67 độ C sẽ không gây bỏng, bệnh nhân thường lưu viện theo dõi 1 ngày.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã sử dụng sóng radio cao tần điều trị cắt amiđan bằng máy Coblator. Với sóng radio cao tần và đầu dò đa chức năng, thiết bị này giúp thực hiện nhanh thủ thuật và hạn chế tối đa thương tổn cũng như những nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Trong cấu tạo của thiết bị này, đầu dò sẽ vừa giúp cắt amiđan bằng nhiệt vừa tưới nước và hút dịch cùng với mảnh vụn, đồng thời đốt các điểm chảy máu. Sóng radio cao tần phát ra nhiệt độ tại chỗ thấp nên không gây bỏng cho các tổ chức xung quanh, đồng thời Sóng radio cao tần cũng giúp cầm máu trong phẫu thuật rất tốt.

Toàn bộ thời gian thực hiện một ca phẫu thuật amiđan bằng phương pháp Coblation tính luôn thời gian gây mê thường chỉ mất 15-30 phút. Thông thường, sau khi làm hết các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện; bệnh nhân sẽ được xếp lịch mổ sớm. Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Ít đau sau mổ
  • Thời gian phẫu thuật nhanh khoảng 15-30 phút
  • Giảm tỉ lệ chảy máu
  • Thời gian hồi phục sau mổ nhanh
  • Nói chuyện và ăn uống được ngay sau mổ

Ngoài việc cắt amiđan, thiết bị Coblator còn được áp dụng vào các thủ thuật khác của chuyên khoa tai mũi họng như nạo VA, đốt cuốn mũi, chỉnh hình vòm họng và phẫu thuật điều trị ngáy…

Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý về mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm amidan – khá phổ biến đối với người Việt Nam. Bệnh viện với không gian thông thoáng, hệ thống phòng mổ vô trùng tuyệt đối, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa người nước ngoài và Việt Nam, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai, mũi, họng cho mình và người thân tại đây.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất? Hiện nay, có đến 8 phương pháp cắt amidan nên người bệnh có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn lý tưởng nhất.

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp viêm amidan đã tiến hành điều trị bằng thuốc nhưng không còn hiệu quả. Hiện nay, các bệnh viện chủ yếu triển khai 4 phương pháp phẫu thuật cắt amidan sau:

  • Cắt amidan bằng dao siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm với tần số 55.000 Hz để loại bỏ ổ viêm amidan. Nhiệt độ dao thấp nên ít gây tổn thương mô, ít đau đớn. Nhưng thời gian phẫu thuật lâu, khả năng cầm mạch máu kém và vết thương lâu lành. 
  • Cắt amidan bằng dao Laser: Sử dụng Laser Carbon dioxide để đốt mô amidan nên chỉ mất khoảng 10 – 15 phút phẫu thuật. Người bệnh ít bị nhiễm trùng khi sử dụng phương pháp này, khả năng cầm máu tương đối tốt. Nhưng thời gian bình phục lâu. Bác sĩ thực hiện cũng phải có tay nghề cao để điều khiển tia Laser sao cho không gây ảnh hưởng mô xung quanh.
Bạn có thể áp dụng cách lấy sỏi bằng Laser
  • Cắt amidan bằng dao Plasma: Sử dụng dao điện cao tần với nhiệt độ vừa phải, dao động khoảng 60 – 80 độ C nên không gây bỏng mô xung quanh. Dao mỏng nên có thể đi sâu vào các hốc amidan, thời gian thực hiện khoảng 30 – 45 phút, vết cắt đẹp, thời gian lành nhanh hơn 2 phương pháp trên. 
  • Cắt amidan bằng máy Coblator: Sử dụng sóng cao tần với nhiệt độ dao động 67 độ C nên hầu như không gây tổn thương, ít đau đớn, thời gian phẫu thuật nhanh. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nói được ngay trong vài giờ, vết thương nhanh lành và ít biến chứng. Tuy nhiên chi phí để thực hiện cao nhất.

Cắt amidan bằng dao siêu âm, Laser và Plasma có chi phí bằng nhau. Cắt amidan bằng máy Coblator sẽ chênh lệch so với các phương pháp còn lại từ 2 – 4 triệu đồng theo từng bệnh viện. Có thể thấy, việc dùng máy Coblator sẽ đem lại nhiều ích lợi cho người bệnh nhưng lại có chi phí cao nhất. Trên thực tế, việc dùng phương pháp nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất còn phụ thuộc vào mức độ viêm amidan. 

Chẳng hạn cắt amidan hốc mủ bã đậu nên sử dụng phương pháp Laser để đảm bảo triệt tiêu hốc mủ tốt nhất, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Người bệnh không hẳn phải dùng đến phương pháp cắt Coblator đắt đỏ. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để đưa ra lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính của mình.

Cắt amidan là phương pháp cuối cùng mà y học hiện đại áp dụng khi thuốc không còn hiệu quả trong những lần tái viêm. Dù vậy, việc phẫu thuật luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật. Thay vì thực hiện các biện pháp xâm lấn tiềm ẩn rủi ro, người bệnh có thể điều trị viêm amidan triệt để và không lo tái phát bệnh trở lại với bài thuốc đông y.

Trước khi cắt amidan, người bệnh cần đảm bảo đã thực hiện đầy đủ xét nghiệm sức khỏe tiêu chuẩn. Thông qua cuộc xét nghiệm này, bác sĩ có thể phán đoán bệnh nhân đủ sức thực hiện phẫu thuật hay không. Cũng như tỷ lệ gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Sau khi cắt amidan, người bệnh phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt 14 ngày. Theo đó, người bệnh nên:

  • Ngày đầu sau cắt: Không đánh răng trong vòng 24 giờ, uống sữa ấm vừa phải để duy trình dinh dưỡng.
  • Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bình thường, có thể ăn thức ăn loãng như cháo, súp, uống các loại trà, nước ép, sữa, ăn sữa chua…
  • Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14: Có thể ăn các đồ mềm, lỏng khác như bún, phở, bánh đa, cơm nhão…nhưng vẫn hạn chế nhai nuốt đồ dai, khô cứng.
  • Ngày thứ 14 trở đi: Có thể ăn uống như bình thường vì vết mổ đã bình phục.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục sau khi cắt amidan

Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ mất khá nhiều máu nên cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt. Lúc này bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại. Tuy nhiên bạn vẫn nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh phục hồi hơn.
  • Hạn chế nói chuyện: Vết mổ sau khi phẫu thuật vẫn chưa liền hẳn, vì thế bạn nên hạn chế nói chuyện, nhất là 12-24 giờ đầu sau mổ. Với những người áp dụng phương pháp cắt amidan truyền thống nên kiêng nói đến khi vết thương lành hẳn.
  • Giữ họng luôn sạch sẽ: Sau khi mổ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nhiễm trùng cho bạn. Theo đó bạn nên uống thuốc đúng theo chỉ dẫn, đồng thời vệ sinh họng bằng cách súc miệng nhẹ nhàng với nước muối để kháng khuẩn.
  • Chảy máu nhiều cần tái khám ngay: Trường hợp máu chảy liên tục trong 5-10 phút bạn cần đến bệnh viện ngay để được khám chi tiết.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất qua bài viết trên đây. Hãy nhớ cắt amidan luôn tiềm ẩn biến chứng cả trong và sau khi cắt. Vậy nên người bệnh không được lạm dụng phẫu thuật, chỉ được thực hiện trong trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Video liên quan

Chủ Đề