Phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào năm 2024

Người dân khi mua xe, cho hoặc biếu tặng thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe, nếu không có thể chịu mức phạt tới 8 triệu đồng.

Đối với hành vi "không làm thủ tục đăng ký sang tên xe" sẽ bị xử phạt thế nào được quy định chi tiết trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, người dân khi mua xe, cho hoặc biếu tặng người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên, đổi chủ phương tiện xe trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe, nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mức phạt đối với lỗi xe không chính chủ cso thể lên tới 8 triệu đồng [Ảnh minh họa: Trần Thanh].

Lỗi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 8 triệu đồng

Mức phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức với lỗi chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

Mức phạt tiền 2-4 triệu đồng khi người vi phạm là cá nhân và 4-8 triệu đồng đối với tổ chức với lỗi chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

CSGT không được dừng xe để kiểm tra lỗi không chính chủ

Theo Bộ Công an, không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe, chỉ cần người điều khiển phương tiện phải đem theo đăng ký xe là được. Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì bắt buộc phải sang tên theo đúng quy định nếu không sẽ bị xử phạt.

Ngoài ra, cảnh sát giao thông [CSGT] không được dừng phương tiện để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ mà chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông.

Ví dụ, trong quá trình xử lý hành vi vi phạm đi sai làn đường, không gương... nếu CSGT phát hiện phương tiện vi phạm đã được mua bán nhiều lần nhưng chưa sang tên, lúc này chủ phương tiện sẽ bị phạt thêm lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:

- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

+ Giấy phép lái xe;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực [trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe];

+ Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định [đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định];

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.

Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;

- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung:

+ Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông;

+ Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;

- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ

Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 1/1/2022, việc sang tên chính chủ cho các xe [gồm cả mô tô, xe máy và ô tô] qua nhiều đời chủ mà không đầy đủ giấy tờ, không tìm được chủ gốc sẽ không được thực hiện, đồng thời lái xe sẽ bị xử phạt lỗi "xe không chính chủ". Quy định trên đã khiến nhiều người dân lo lắng sẽ bị phạt trong trường hợp đi xe không do mình sở hữu. Lực lượng Cảnh sát giao thông Ninh Bình khuyến cáo người dân cần hiểu rõ quy định này, để tránh những hiểu sai, gây hoang mang dư luận.

Anh Lê Hoàng Long [phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình] cho biết: Tôi rất băn khoăn khi quy định xử phạt "xe không chính chủ" được thực hiện. Vì nhà tôi chỉ có 1 ô tô, vợ chồng, con cái trong nhà thay nhau đi.

Còn anh Lê Văn Hồng [xã Ninh An, huyện Hoa Lư] chia sẻ: Vì điều kiện còn khó khăn nên thỉnh thoảng tôi thường mượn xe máy của bạn bè để đi lại hoặc về quê, quy định xử phạt lỗi đi xe không chính chủ được thực hiện khiến tôi đang rất lo lắng cho việc đi lại của mình.

Đem những băn khoăn, lo lắng của người dân trao đổi với lực lượng chức năng, Trung tá Phạm Việt Hùng, Đội trưởng đội tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh lý giải: Việc người dân cho rằng "đi xe chính chủ" nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt là chưa chính xác. Không phải trường hợp nào đi xe không chính chủ cũng bị xử phạt vi phạm hành chính, mà chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế... xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Theo quy định tại Thông tư 58, lực lượng chức năng sẽ không dừng xe đang di chuyển trên đường để xử phạt lỗi "không chính chủ" trong trường hợp mượn xe; kể cả khi tham gia giao thông khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra hành chính mà giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, cảnh sát giao thông cũng không xử phạt vi phạm lỗi không sang tên đổi chủ.

Người điều khiển phương tiện chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm giấy đăng ký xe, bằng lái xe, bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô, giấy đăng kiểm xe [áp dụng đối với ô tô] là có thể được lưu thông bình thường.

Trung tá Phạm Việt Hùng thông tin thêm: Việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên được thực hiện qua 2 cách là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, cần phải có chính chủ xe đến giải quyết và khi đi đăng ký xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn làm thủ tục [Thông tư 58 quy định thời hạn làm thủ tục là 30 ngày].

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không sang tên đổi chủ với xe máy bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng với xe cá nhân, 800.000-1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 - 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức. Từ ngày 1/1/2022 đến 11/1/2022, lực lượng Cảnh sát giao thông chưa phát hiện và xử lý trường hợp nào vi phạm về lỗi "xe không chính chủ".

Tuy nhiên, không nên vì những lý do trên mà người dân xem nhẹ việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu xe. Thực tế, xe không sang tên đổi chủ, khiến cả người chủ mới và chủ cũ đều gặp rắc rối và lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn trong công tác điều tra, giải quyết. Cho nên, quy định bắt buộc xe phải chính chủ là cần thiết và đúng đắn.

Để việc thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Phòng Cảnh sát giao thông đã tổ chức quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và hướng dẫn lực lượng. Đồng thời, tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về xử lý lỗi xe không chính chủ để người dân hiểu đúng, không hoang mang, lo lắng.

Bên cạnh đó, yêu cầu bộ phận tiếp nhận hồ sơ tích cực thực hiện cải cách hành chính, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân đến làm thủ tục. Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh khuyến cáo người dân nên thực hiện đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối về pháp lý phát sinh, nhất là trong các trường hợp xe gây tai nạn hoặc xe liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật...

Theo ghi nhận của phóng viên, bước đầu việc áp dụng quy định xử phạt lỗi xe không chính chủ trên địa bàn tỉnh đã tạo được những hiệu ứng tích cực. Những ngày đầu năm 2022, nhiều người dân trên địa bàn đã chủ động đến cơ quan chức năng thực hiện sang tên đổi chủ sau khi giao dịch mua bán, cho, tặng… trong thời hạn.

Từ 1/1/2022 đến nay, lượng người đến sang tên đổi chủ cho phương tiện cao hơn so với trước đây khoảng 30%. Điều đó giúp cho cơ quan chức năng thuận lợi hơn rất nhiều trong công tác quản lý phương tiện.

Phạt lỗi xe không chính chủ khi nào?

Như vậy, người dân chỉ bị phạt lỗi không chính chủ khi bị phát hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Còn khi CSGT dừng xe để kiểm tra giấy tờ, xử phạt lỗi giao thông thì người dân sẽ không bị kiểm tra về lỗi xe không chính chủ.

Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền 2024?

Mức phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức với lỗi chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được ...

Như thế nào là đi xe không chính chủ?

Đi "xe không chính chủ" xử phạt bao nhiêu tiền? Thực tế, việc không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế xe được xem là vi phạm pháp luật, gọi là "xe không chính chủ".

Đi xe máy không chính chủ cần những giấy tờ gì?

Giấy đăng ký xe..

Giấy phép lái xe..

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới..

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [ô tô]..

Chủ Đề