Phát triển kinh tế thị trường ở An Giang

Đầu tư kết cấu hạ tầng. Ảnh: THANH HÙNG

Cụ thể hóa nghị quyết

Nghị quyết đề ra 3 khâu đột phá cần tập trung, gồm: đầu tư kết cấu hạ tầng [đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch]; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo đó, giai đoạn 2020-2025, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt từ 6,5-7%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 70,4-72,2 triệu đồng/người/năm [tương đương từ 2.563-2.626USD]; tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt từ 164.600 - 176.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 5.285 triệu USD; thu ngân sách từ kinh tế địa bàn 5 năm đạt 41.303 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 43%.

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, để đạt được mục tiêu về kinh tế đã đề ra, cần giữ vững quan điểm lớn trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Theo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chương trình hành động 07-CTr/TU [của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng] đã cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 năm tới. Theo đó, tỉnh tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

An Giang cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa kinh tế-xã hội tỉnh ngày càng phát triển. Ảnh: THU THẢO

Tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình hành động 12-CTr/TU, ngày 10-2-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết 27/NQ-CP, ngày 21-2-2017 của Chính phủ và Nghị quyết 05-NQ/TW, ngày 1-11-2016 tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Triển khai Chương trình phát triển kinh tế hợp tác gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận 81-KL/TW, ngày 29-7-2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2021-2025… Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo đó, triển khai đồng bộ chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh theo Kế hoạch 62-KH/TU, ngày 31-7-2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng xây dựng chính sách công nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tận dụng tối đa lợi thế của địa phương về vùng nguyên liệu các sản phẩm nông nghiệp, về dân số, lao động, thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh tế biên giới để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ảnh: TRUNG HIẾU

Bên cạnh đó, ứng dụng có chọn lọc thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phù hợp với điều kiện địa phương để có cách tiếp cận, đi tắt, đón đầu hợp lý trong hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp được xác định ưu tiên của địa phương. Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 27-6-2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động 18-CTr/TU, ngày 28-2-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế…

Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh chuyển hướng các biện pháp từ cứu trợ sang kích thích, khuyến khích sản xuất - kinh doanh để phục hồi nhanh hoạt động kinh tế bị tổn hại do đại dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên lĩnh vực KTXH; chương trình hành động của các cấp, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; sự chủ động, đổi mới, quyết liệt hành động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, linh hoạt, vừa thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KTXH của tỉnh..

THU THẢO

an-giang-phat-trien-thi-truong-lao-dong-den-nam-2030

Ảnh minh họa – Nguồn: chinhphu.vn

Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 31,5% tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ và đạt 39% vào năm 2030; Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và đạt 90% năm 2030; Tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3,5%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đến năm 2025 dưới 35% và đến năm 2030 dưới 25%; Tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm đạt tối thiểu 6,5%/năm.

Phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%; Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% vào năm 2025 và chiếm khoảng 5% vào năm 2030. 

Phấn đấu năm 2025 có 80% và năm 2030 có trên 90% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông được hướng nghiệp; Có 40% và năm 2030 có 45% lao động được Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm; Triển khai thực hiện hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về lao động. 

Từ năm 2026, thực hiện quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu tỉnh về lao động, kết nối chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các tỉnh, của quốc gia và quốc tế. Đến năm 2030, hệ thống thông tin thị trường lao động được hiện đại hóa, dữ liệu được liên thông với các tỉnh trong toàn quốc và mở rộng kết nối với thị trường quốc tế.

Tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để triển khai hiệu quả việc phát triển thị trường lao động trong thời gian tới như  thực hiện, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại; Hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động; Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động; Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm; Hỗ trợ kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù; Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động./.

HY

Nguồn KH số 394/KH-UBND ngày 23/6/2022

Mục tiêu của An Giang là đến năm 2025 nằm trong nhóm đầu phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Mục tiêu xa hơn là có mức phát triển cao hơn trung bình cả nước. 10 năm tới, thời cơ mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Yêu cầu đặt ra là không chỉ phát triển kinh tế nhanh mà còn phải bền vững, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế An Giang

Thu hút đầu tư mạnh mẽ

Giai đoạn 2016-2020, do điều kiện khách quan và chủ quan, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 5,25%, tuy thấp hơn chỉ tiêu đề ra [tăng trưởng 7%/năm] nhưng cao hơn giai đoạn 2011-2015 [đạt 5,07%] và được xem là phù hợp với nguồn lực của địa phương. Quy mô GRDP năm 2020 của An Giang đạt 89.362 tỷ đồng [năm 2015 đạt 60.467 tỷ đồng], đứng thứ 5/13 tỉnh, thành phố ĐBSCL. Dù tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng nhưng đời sống người dân đã không ngừng cải thiện [GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 46,8 triệu đồng, tăng gần 16 triệu đồng so năm 2015]; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,45% [đầu năm 2016] xuống còn 1,93% [năm 2020]; quốc phòng - an ninh được giữ vững, tổ chức bộ máy hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả…

Những năm qua, An Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Kết quả này có được nhờ công tác cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư có sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao uy tín và hình ảnh thân thiện, năng động của An Giang trong mắt nhà đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, giai đoạn 2016-2020, có thêm 3.309 doanh nghiệp [DN] đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký 20.500 tỷ đồng [tăng 34,43% so giai đoạn 2011-2015], trong khi chỉ có 624 DN giải thể [giảm 6,58%]. Hiện nay, có 5.825 DN còn hoạt động và có kê khai thuế, tổng vốn đăng ký 54.877 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, An Giang đã thu hút 353 dự án [DA] đăng ký đầu tư mới [so giai đoạn 2011-2015, tăng 141 DA], bao gồm 9 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài và 344 DA đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 79.572 tỷ đồng [tăng 51.595 tỷ đồng]. Riêng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018, có 26 DA đã được trao quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đăng ký 27.658 tỷ đồng. Đến nay, đã có 2 DA hoàn thành, đưa vào hoạt động; 7 DA đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ thủ tục đất đai, quy hoạch, xin phép xây dựng và đang tiến hành xây dựng; 2 DA đã hoàn thành công tác tạo quỹ đất, đang làm thủ tục đất đai và xin phép xây dựng; 9 DA đang bồi hoàn và triển khai các thủ tục phê duyệt thiết kế, xin phép xây dựng, môi trường, đất đai; chỉ có 3 DA chậm triển khai do khó khăn về nguồn vốn và 1 DA đã chấm dứt hoạt động.

Thế và lực mới

Trong xu thế hội nhập, An Giang đứng trước nhiều thời cơ mới khi tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế, quốc gia đường bộ và đường thủy, là cửa ngõ của trục Đông - Tây thông thương giữa ĐBSCL và các nước Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và kinh tế biên mậu. Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU [EVFTA]... Đây là cơ hội để các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp cận thị trường mới, gia tăng giá trị.

An Giang được xác định là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL, được hưởng những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm của Chính phủ. Cùng với cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư cải thiện, việc đưa vào sử dụng công trình cầu Vàm Cống có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương giữa An Giang với các tỉnh trong và ngoài vùng. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch, khu vui chơi, giải trí tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện, góp phần tăng trưởng ngành du lịch và dịch vụ của tỉnh.

Quyết tâm đưa kinh tế An Giang vào nhóm đầu ĐBSCL

Về thế mạnh nông nghiệp của tỉnh, cũng có nhiều triển vọng phát triển hơn khi giá lương thực toàn cầu tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Những hoạt động cải cách, tái cơ cấu nông nghiệp bắt đầu có chuyển biến tích cực. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã triển khai gần 5 năm qua bắt đầu có hiệu ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, giai đoạn 2021-2025, An Giang xác định phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Trong đó, nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế; dịch vụ, du lịch và công nghiệp là động lực cho phát triển. Tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển dịch hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ; tăng chất lượng, giá trị lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch; nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế; chú trọng phát triển các ngành nghề vừa tăng thu nhập của người dân, vừa tạo nguồn thu ngân sách.

Để tạo đột phá trong phát triển, An Giang tập trung khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Đồng thời, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh; huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song song đó, tỉnh cũng ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến.

Với chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm [2016-2020] từ 6,5-7%, An Giang không chủ trương chạy đua tăng trưởng “nóng” mà đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người từ 70,5-72,2 triệu đồng/người/năm [tương đương 2.563-2.626 USD/người/năm]. Đến năm 2025, phấn đấu đưa kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL và đạt mức trung bình cả nước; đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước.

Phát triển kinh tế - xã hội của An Giang được đặt trong sự tương tác với các vùng, miền cả nước, nhất là khu vực ĐBSCL. Tỉnh tăng cường phối hợp và liên kết với các địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực để phát triển bền vững.

Theo AGO

Video liên quan

Chủ Đề