Pháp đổ bộ vào đà nẵng năm nào năm 2024

Quảng Nam và Đà Nẵng ở vào vị trí đầu cầu của khu V, Trị Thiên và Hạ Lào, có hải cảng, sân bay, nơi quân Pháp đang đồn trú và chuẩn bị mở cuộc xâm lược mới. Theo kinh nghiệm lịch sử, khi chiến tranh toàn quốc nổ ra, thì Đà Nẵng sẽ là nơi quân Pháp và quân ta đụng độ đầu tiên. Để thống nhất chỉ đạo ở mặt trận này, Ủy ban Quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập do Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Bá Phát chỉ huy phó, Huỳnh Ngọc Huệ chính trị viên. Trung đoàn 96 được bổ sung thêm tiểu đoàn 19, một tiểu đoàn dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

Tháng 11-1946, cấp trên quyết định sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng thành một đơn vị tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chỉ định Tỉnh ủy mới do ông Trương Quang Giao, ủy viên Thường vụ Xứ ủy làm Bí thư, ông Trần Tống làm Phó bí thư và một số ủy viên. Ủy ban Kháng chiến tỉnh do ông Trần Đình Tri làm Chủ tịch. Ông Nguyễn Xuân Nhĩ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, được phân công phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội. Ủy ban Kháng chiến tỉnh tiếp tục cử người đi củng cố các chiến khu. Các cơ quan ở Đà Nẵng bí mật dời tài liệu, máy móc ra ngoại thành. Cán bộ thực hiện quân sự hóa triệt để.

Về phía Pháp, từ ngày 5-12-1946 chúng đưa thêm bán lữ đoàn bộ binh lê dương số 13 và trung đoàn bộ binh lê dương số 3 cùng nhiều vũ khí, xe tăng đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Ngày 12-12-1946, tên đại tá Larèque đáp máy bay đến Đà Nẵng, lập bộ chỉ huy mặt trận.

Ngày 16-12-1946, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các tỉnh miền Nam chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 19-12-1946, Ban chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng nhận được điện của Trung ương: “Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư, đòi tước khí giới quân đội, tự vệ công an ta. Chính phủ đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Như vậy chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng”. Trung ương Đảng chỉ thị: “Tất cả hãy sẵn sàng”.

Chiều ngày 19-12-1946, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu, mở đầu bằng lời cấp báo: “Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến!”.

Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Ban chỉ huy mặt trận nhận được điện trên, đã ra lệnh đúng 2 giờ sáng 20-12-1946 tiểu đoàn 19 nổ súng đánh địch tại sân bay, các đơn vị khác đồng loạt nổ súng tấn công địch. Các cầu Thủy Tú, Cẩm Lệ, Phong Lệ, nhà máy điện… bị phá sập. Đồng bào trong thành phố tản cư triệt để.

Cùng với cả nước, cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp lần thứ hai ở mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng thực sự bắt đầu. Các mũi tiến quân của địch đều bị quân ta chặn đánh quyết liệt ngay từ khi chúng xuất phát. Cuộc chiến đấu diễn ra ở Đà Nẵng không cân sức về binh khí và kỹ thuật, nhưng tinh thần dũng cảm hy sinh của bộ đội ta thật phi thường. Ròng rã hơn một tháng chiến đấu kiên cường, vượt qua vô vàn khó khăn và bỡ ngỡ, quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã thực hiện được nhiệm vụ của cấp trên đề ra, vây hãm, tiêu hao một bộ phận địch, giam chân chúng trong thành phố, góp phần làm thất bại kế hoạch tốc chiến, tốc thắng của giặc Pháp, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian để chuyển vào chiến tranh, tiếp tục kháng chiến lâu dài.

Đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ, đã biểu dương: “So sánh với toàn quốc, mặt trận Đà Nẵng được liệt vào hàng đánh mạnh nhất và dẻo dai nhất…” và trao tặng quân dân mặt trận Đà Nẵng lá cờ thêu hai chữ “GIỮ VỮNG”.

TT - Ngày 1-9-1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào cửa sông Hàn - vịnh Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược VN. Trận đầu chống Pháp của những nghĩa quân "động làm binh, tĩnh làm dân" chỉ bằng trái mù u, sọt đan tre... song đã ngăn được bước chân quân Pháp nơi vùng cửa biển.

Quốc gia đầu tiên với hàng nghìn ngôi mộ nối dài tít tắp, lác đác những khẩu thần công vừa được tìm thấy ngay dưới chân thành xưa cổ... Tất cả đều gợi nhớ về một quá khứ bi hùng của dân Việt trong trận đầu chống Pháp tại cửa sông Hàn - vịnh Đà Nẵng, vào ngày 1-9-1858.

Đã 150 năm trôi qua, không ít người vẫn đau đáu một nỗi lo về số phận của những thành quách, nghĩa trủng... đang còn sót lại. Liệu tất cả những dấu xưa bi hùng có còn để con cháu mai sau biết đến?

Phóng toNgày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly đã có mặt tại cửa Hàn [Đà Nẵng] chuẩn bị tấn công - Ảnh tư liệu

Sáng sớm hôm sau, ngày 1-9, tướng Genouilly lập tức gửi tối hậu thư cho viên trấn thủ Đà Nẵng, hẹn trong hai giờ phải nộp ngay các pháo đài cho liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng có trong tay 3.000 quân án binh bất động. Rigault lệnh cho 14 chiến thuyền chia làm hai cánh đồng loạt tiến vào cửa Hàn.

Cầm chân quân Pháp

Sau hơn nửa giờ bắn phá, tất cả pháo đài, thành lũy của quan quân triều Nguyễn nằm dọc cửa Hàn gần như tê liệt. Quân Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ đánh chiếm thành Điện Hải [nay thuộc Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng] và các đồn phụ cận. Trong khi chiến sự đang diễn ra phía trong vịnh Đà Nẵng, phía thành An Hải - nơi án ngữ cửa sông Hàn [nay là P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà], ba chiến hạm khác của liên quân cũng đồng loạt nã pháo. Chỉ sau một giờ oanh tạc bằng tàu đồng đạn sắt, thành An Hải nhanh chóng rơi vào tay quân Pháp. Các pháo đài phòng hải nằm dọc bán đảo Sơn Trà lần lượt bị đánh chiếm. Chớp lấy thời cơ, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nhanh chóng đổ bộ chiếm lấy toàn bộ bán đảo Sơn Trà.

Vua Tự Đức liền cử đô thống Lê Đình Lý và tham tri Phan Khắc Thận đem 2.000 cấm binh tăng cường cho Đà Nẵng. Quân Pháp thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, cố chiếm Đà Nẵng để đánh Huế. Sáng 2-9-1858, quân Pháp dùng sáu tàu và pháo thuyền bắn phá tập trung vào thành Điện Hải. Sau nửa giờ bị bắn phá, thành Điện Hải hư hại nặng. Tổng đốc Trần Hoằng do để mất thành An Hải và thành Điện Hải đã bị vua Tự Đức bãi chức và ông Đào Trí lên thay. Ông đặt chỉ huy sở tại làng Nghi An [nay thuộc P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng]. Quân Pháp khống chế vịnh Đà Nẵng và sông Hàn, Genouilly tuyên bố chiếm Đà Nẵng.

Tình hình Đà Nẵng ngày càng khó khăn, vua Tự Đức quyết định cử thống chế Nguyễn Tri Phương làm thống chế quân vụ. Sử sách ghi lại cho biết vào các ngày 21 và 22-12-1858, quân Pháp đưa tàu ngược sông Hàn sâu hơn để đánh các đồn Nại Hiên và Hóa Khuê, nhưng đã bị đẩy lui. Rút kinh nghiệm từ các trận Nại Hiên và Hóa Khuê, thống chế cho xây thành đắp lũy kiên cố, chính nhờ vậy mà quân Pháp nhiều lần tấn công các đồn Nại Hiên, Hóa Khuê, Thạc Gián đều bị đánh lui. Để yên tâm, thống chế Nguyễn Tri Phương cho xây thêm một đồn mới ở Liên Trì vào tháng 1-1859.

Dấu tích Nguyễn Tri Phương

Phóng toĐình Mân Quang [Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng] là một trong những nơi tiếp lương thực cho binh lính triều đình đánh Pháp. Trong ảnh là bia ghi công - Ảnh: Đăng Nam

Trở lại làng Nghi An, nơi Lê Đình Lý cùng Phan Khắc Thận chọn làm đại bản doanh đóng quân sau khi vượt Hải Vân quan, dấu tích còn lại của những thành lũy hay pháo đài Nghi An vốn lưu trong sử sách nay hầu như không còn gì nữa.

Ông Nguyễn Văn Thiêm [Sáu Thiêm] - người làng Nghi An, năm nay đã hơn 80 tuổi - móm mém bảo: "Trước năm 1990, những đoạn lũy dài làm bằng đất ở làng Nghi An này vẫn còn, nhưng rồi người ta đã phá nó đi để lấy đất làm nhà. Giờ thì làm gì tìm thấy nữa.

Pháo đài Nghi An chỉ là một trong số những công sự thuộc hệ thống thành lũy mà tướng Nguyễn Tri Phương xây dựng nhằm ngăn không cho quân Pháp tràn lên phía trên này. Thành lũy này chạy dài từ dưới biển lên Nghi An rồi kéo dài lên đến tận khu Dốc Võng [Hòa Cầm]. Nghe đâu phía trên Hòa Cầm ngày nay vẫn còn những ụ đất cao lắm. Nếu tui không nhầm thì đó chính là điểm đầu của hệ thống thành lũy được xây dựng từ cuối năm 1858".

Khu Vườn Đình, Vườn Bá [nay thuộc khối phố Bình Hòa, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ] được xem là kho dự trữ lương thực chính yếu trong cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

Ông Huỳnh Ngọc Tế - một trong số những lão làng ở Khuê Trung - nhớ lại: "Vào những năm 1930, nhiều người vẫn còn thấy các dãy nhà "lục khố" [sáu kho] của triều đình đổ nát và xiêu vẹo trên nền đất xưa. Sau này, nhiều gia đình khi đào đất lên làm móng nhà cũng đã phát hiện rất nhiều hạt lúa mục đen xếp thành từng lớp dày. Đó chính là dấu tích còn lại của kho thóc ngày xưa". Cũng như Nghi An, Bình Hòa, vùng đất thấp trũng ở làng Mân Quang [Thọ Quang, Sơn Trà] vốn có lợi thế vì nằm sát cửa Hàn cũng đã được quan quân triều Nguyễn chọn làm căn cứ tiếp viện lương thực trong những ngày đầu đánh Pháp. "Ngày xưa nơi đây có một lũy đất chạy dài từ vịnh Mân Quang đến chân núi Sơn Trà.

Phóng toThành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Sau này thiên địa đổi dời nên lũy đất ấy không còn nữa - lão làng Mân Quang 1, ông Lê Đức Khá, trầm ngâm nhớ lại - Bây giờ nếu nói về dấu tích thời ông Nguyễn Tri Phương còn lại thì đó chính là gốc mù u".

Nói rồi ông dẫn chúng tôi ra đình Mân Quang, một ngôi đình quay mặt ra cửa Hàn với nhiều nhà thờ trang nghiêm. Ngay chính giữa đình làng là một tấm bia ghi công. Cạnh đó là một gốc cây cháy đen mà theo lời ông Khá đó chính là "gốc mù u năm xưa". "Cây mù u này lớn lắm, khi tui còn nhỏ cây đã sừng sững cả một góc trời rồi. Sau năm 1980, bão lớn quá khiến cây bị trốc gốc rồi chết. Mới rồi tui phải đi kiếm một cây mù u con khác đưa về trồng". Cây mù u con mà ông Khá trồng giờ đây đã bén rễ lên xanh um...

Quốc sử quán 1 Đại Nam thực lục chí biên, tập 28, cho biết nhờ kế sách lập phòng tuyến Liên Trì dài 3km chạy từ bờ biển Đà Nẵng đến các xã Phước Ninh, Thạc Gián, Nghi An... bên ngoài lũy đào hố chữ phẩm cắm chông, che cỏ, phủ cát lên trên mà Nguyễn Tri Phương đã cầm được chân quân Pháp. Nhiều trận hành quân của Pháp đã bị quân triều đình đánh tơi tả. Tin vui loan về kinh, vua Tự Đức liền ban cho Nguyễn Tri Phương một thanh "thượng phương bảo kiếm, năm chỉ nhân sâm, phái thầy thuốc đến điều trị và xuống dụ an ủi". Thế nhưng điều oái oăm đã xảy ra: trong khi ở mặt trận hàng nghìn binh sĩ đang ngày đêm đối mặt với "tàu đồng đạn sắt", thì tại triều đình rất nhiều quan quân lại có ý kiến xin được "hòa" với Pháp.

-

Trong khi nội bộ Nam triều kẻ "chiến" người "hòa", tại nhiều nơi trên vùng đất Đà Nẵng, nhiều chí sĩ tập hợp nghĩa quân đứng lên kháng Pháp với những lối đánh đầy sáng tạo.

Chủ Đề