Phần lan đánh giá từ world economic forum

Tại Phần Lan, học sinh bắt đầu giờ học lúc 9h30, kết thúc trước 2h30 chiều và không bắt buộc tham gia bất cứ kỳ thi chuẩn hóa nào.

Giáo viên được coi trọng như bác sĩ

Phần Lan coi trọng giáo dục. Tại đây, nghề giáo là khát khao của nhiều người và có tỷ lệ cạnh tranh việc làm rất cao.

Trường sư phạm Viikki, phía đông Helsiki, được mô tả như phòng thí nghiệm cho giáo viên tương lai với cơ sở vật chất hiện đại. Hiệu trưởng Kimmo Koskinen cho biết, đầu tư cho trường là cách thể hiện sự tôn trọng với ngành sư phạm, việc này cũng quan trọng như đào tạo bác sĩ.

Mức lương khởi điểm cho giáo viên ở Phần Lan khoảng 40.000-50.000 USD một năm, thấp hơn một chút so với lương bác sĩ.

Nền giáo dục miễn phí

Học phí, tiền ăn trưa, chi phí cho dụng cụ học tập và các hoạt động ngoại khóa đều miễn phí. Những học sinh sống xa trường hơn 2 km sẽ được đưa đón bằng xe bus. Chi phí này đều do nhà nước trả với hơn 12,2% ngân sách dành cho giáo dục.

Học sinh bắt đầu học khi lên 7

Học sinh Phần Lan không bắt buộc học mầm non. Tại cấp học này, các em không được dạy cách đọc, viết mà tham gia các hoạt động nhóm. Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, trải qua 9 năm học bắt buộc. Khi kết thúc lớp 9 vào năm 16 tuổi, các em được quyết định có học tiếp hay không.

Học sinh có quyền quyết định việc học

Tại Phần Lan, Luật Giáo dục năm 1998 cho phép học sinh làm chủ. Mô hình giáo dục này đặt học sinh ở trung tâm, học cách làm chủ và chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình. Các em có thể yêu cầu số giờ học mỗi ngày ngắn hơn, ít bài tập về nhà và bữa trưa nhiều dinh dưỡng hơn...

Một học sinh đang làm thí nghiệm hóa học tại Phòng thí nghiệm trẻ em, Trung tâm khoa học Heureka [Vantaa, Phần Lan]. Ảnh: Shutterstock

Áp lực học tập được giảm tối đa

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD], học sinh Phần Lan vào học từ 9h đến 9h45 và kết thúc vào khoảng 2h30 chiều, với số lượng công việc và bài tập về nhà ít nhất thế giới. Học sinh Phần Lan cũng không có gia sư nhưng lại vượt trội về hiểu biết, văn hóa nhờ nền giáo dục ít căng thẳng.

Việc ít bài tập về nhà, thời gian vào học bắt đầu muộn, tạo điều kiện học nghề cho những học sinh không vào đại học, nền giáo dục Phần Lan tạo ra ít áp lực. Nhiều chương trình chuẩn cho sinh viên đi làm mà không cần có bằng cử nhân, thạc sĩ. Sự hỗ trợ này giúp sinh viên khám phá các lựa chọn thay vì chỉ vào đại học.

Một giáo viên dạy nhiều năm

Để nâng cao chất lượng giáo dục và giúp giáo viên nắm được học lực, tính cách từng học sinh, nền giáo dục Phần Lan sắp xếp giáo viên dạy một lớp trong 6 năm học. Nhờ việc này, giáo viên và học trò có sự gắn kết, tin tưởng lẫn nhau như người thân trong gia đình, giúp các em nhận được lời khuyên tốt hơn trước những lựa chọn cho tương lai.

Không có bài kiểm tra chuẩn hóa

Phần Lan không có bài kiểm tra chuẩn hóa. "Kỳ thi" duy nhất được áp dụng trên toàn quốc là tuyển sinh quốc gia. Tại kỳ thi này, học sinh được đánh giá và chấm điểm bởi giáo viên, người đã theo các em trong thời gian dài. Thậm chí, nếu không muốn có đánh giá này, học sinh hoàn toàn có thể từ chối.

Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất Châu Âu và trên thế giới. Theo thống kê năm 2016, số lượng sinh viên quốc tế tại Phần Lan là 21.061, trong đó hơn 10% là sinh viên Việt Nam [2.516 sinh viên]. Với chất lượng giáo dục tiên tiến, hệ thống giáo dục bậc cao phát triển, chương trình đa dạng, bằng cấp chuẩn toàn cầu, nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, Phần Lan là một trong những điểm đến du học hấp dẫn nhất trên thế giới.

Mục lục

1. Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới:

Theo nghiên cứu bởi PISA- Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế [Program for International Student Assessment], chất lượng giáo dục ở Phần Lan được đánh giá là tốt nhất thế giới. Bằng cấp chuẩn quốc tế và có giá trị trên toàn cầu.

Tất cả các trường đại học tại Phần Lan đều thuộc TOP 2% hàng đầu thế giới, theo bảng xếp hạng uy tín QS Word University Rankings và . Có thể kể đến Đại học Helsinki là 1 trong 20 trường đại học hàng đầu ở Châu Âu và thuộc TOP 100 trường xuất sắc nhất thế giới [THE Rankings 2020]. Một số trường đại học chất lượng cao khác cũng lọt TOP 300 trên toàn thế giới, là Đại học Aalto, Đại học Tampere, Đại học Oulu, …

Bên cạnh các trường đại học đào tạo đa ngành và định hướng nghiên cứu, Phần Lan còn có một số lượng lớn các trường đại học Khoa học ứng dụng [Universities of Applied Sciences- UAS] hướng đến đào tạo nghề, được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy.

Phần Lan cũng thuộc TOP các quốc gia trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng cần thiết nhất để định hướng, thích ứng và phát triển trong môi trường lao động toàn cầu đang thay đổi không ngừng [Theo Chỉ số Giáo dục Toàn cầu cho Tương lai, 2018].

2. Nhiều chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh:

Phần Lan cung cấp hơn 400 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, từ các khóa học hè cho đến các chương trình cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Các trường đại học thành viên của Đại học Phần Lan- Đại học Đông Phần Lan, Đại học Tampere, Đại học Turku và Đại học Åbo Akademi – đều có một loạt các chương trình cấp bằng Thạc sĩ chất lượng TOP, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thêm nữa, hầu hết người dân Phần Lan đều sử dụng được tiếng Anh nên du học sinh quốc tế có thể nói tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, du học sinh tại Phần Lan sẽ có cơ hội được học và thực hành tiếng Phần Lan cũng như tìm hiểu về văn hóa đất nước này, tại các chương trình mùa hè.

3. Ngành học đa dạng- cơ sở vật chất hiện đại:

Các trường đại học tại Phần Lan đều có rất nhiều chuyên ngành đa dạng để sinh viên lựa chọn, tùy theo sở thích và năng lực bản thân. Các lĩnh vực lớn bao gồm: Nghệ thuật & Nhân văn; Kinh doanh, Quản trị & Luật; Kỹ thuật & Xây dựng; Khoa học xã hội, Báo chí, Truyền thông; Khoa học tự nhiên, Toán học & Thống kê; Giáo dục; Công nghệ Thông tin; Sức khỏe & Phúc lợi; Nông- lâm- ngư nghiệp và Thú ý; Dịch vụ xã hội, với các bậc học Cử nhân- Thạc sĩ- Tiến sĩ. Xem thêm tại đây.

Sinh viên có thể thoải mái chọn học tại các thành phố nhộn nhịp và sôi động như Helsinki, Tampere hay chọn khu vực yên bình như Lapland. Cơ sở vật chất hiện đại và được đánh giá cao: các tòa nhà đa chức năng, các phòng thí nghiệm hàng đầu, hệ thống eLearning, …

4. Chi phí du học cực kì hợp lý:

Là quốc gia chú trọng đầu tư cho nền giáo dục, sinh viên được miễn toàn bộ học phí nếu:

  • Học chương trình Tiến sĩ [PhD];
  • Học chương trình giảng dạy bằng tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển;
  • Thuộc chương trình trao đổi ngắn hạn;
  • Là công dân của Phần Lan, Thụy Sỹ và các quốc gia thuộc khối EU, EEA

Kể từ tháng 8/ 2017, sinh viên Việt Nam theo học các chương trình Cử nhân và Thạc sỹ giảng dạy bằng Tiếng Anh tại Phần Lan sẽ phải chi trả học phí. Tuy nhiên, mức học phí rất phải chăng, chỉ từ 8.000- 18.000 EUR/ năm.

Phần Lan là một trong những quốc gia có mức sinh hoạt phí thấp tại Châu Âu. Với chi phí trung bình chỉ 700- 900 EUR/ tháng/ sinh viên, mức sinh hoạt “dễ thở” hơn nhiều so với các điểm đến phổ biến như Paris, London, …

5. Nhiều cơ hội học bổng:

Có 2 loại học bổng là Học bổng Chính phủ và học bổng từ các trường đại học. Hầu hết các trường đại học ở Phần Lan đều có chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế không thuộc khối EU- tức là đối tượng sinh viên phải chi trả học phí. Các học bổng này thường dựa trên thành tích học tập và chia thành nhiều loại, ví dụ như miễn toàn bộ hoặc 1 phần học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, … Xem thêm tại đây.

6. Cơ hội tham gia chương trình trao đổi quốc tế:

Một ưu điểm lớn dành cho sinh viên học tại các trường đại học ở Phần Lan và Bắc Âu nói chung là có cơ hội được tham gia các kì học trao đổi quốc tế, nhờ vào mạng lưới liên kết với các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới. Sinh viên được khuyến khích đi học trao đổi từ 1 kỳ đến 1 năm để tích lũy thêm kinh nghiệm sống và học tập, cùng với hỗ trợ của quỹ học bổng Erasmus Mundus của EU.

7. Cơ hội làm thêm- việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên được phép làm thêm 25h/ tuần, với mức lương dao động từ 8- 15 EUR/ giờ. Bạn có thể dễ dàng tìm được những việc làm thêm phổ biến như phục vụ nhà hàng, giao báo, giao hàng, trông trẻ, phụ bếp, … miễn là bạn có thể tự “trang bị” một vốn từ tiếng Phần Lan ở mức giao tiếp thông thường. Đặc biệt, trong các kì nghỉ, bạn hoàn toàn có thể sang các nước “hàng xóm” của Phần Lan tại Châu Âu để làm việc và trải nghiệm.

Sau khi tốt nghiệp đại học, học sinh được phép ở lại Phần Lan 1 năm để tìm việc làm. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội ở lại làm việc lâu dài và định cư nếu đủ điều kiện.

Xem thêm tại đây.

8. Cảnh quan thiên nhiên đẹp- văn hóa đa dạng:

Phần Lan được mệnh danh là xứ sở của rừng và hồ, với những cảnh quan đẹp tuyệt vời và thiên nhiên trong lành vì ở đâu cũng dễ dàng thấy những hồ nước nguyên sơ và những khu rừng xanh, số lượng đến 168.000 hồ và 20 hồ chứa nước nhân tạo. Du học sinh tại Phần Lan thường tham gia một số hoạt động ngoài trời thú vị như câu cá, trượt tuyết, chèo thuyền, … Phần Lan cũng là một trong những nơi tốt nhất để ngắm nhìn hiện tượng Bắc Cực Quang. Hoặc bạn có thể ghé bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, chợ trời, dạo phố và chiêm ngưỡng dấu tích của kiến trúc Scandinavian hoặc trải nghiệm phòng tắm hơi nổi tiếng của Phần Lan.

9. Chất lượng cuộc sống tuyệt vời:

Sinh viên quốc tế hài lòng về chất lượng tuyệt vời khi sinh sống và học tập tại Phần Lan bởi vì quốc gia này:

  • Được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong 2 năm liên tiếp, theo Báo cáo năm 2019 của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc;
  • Là quốc gia an toàn nhất thế giới, với tỉ lệ tội phạm thấp đáng kể [theo World Economic Forum 2017];
  • Xếp hạng 2 thế giới, theo Chỉ số tiến bộ xã hội 2017 [Social Progress Index], với vị trí dẫn đầu về các hạng mục: Dinh dưỡng và Chăm sóc y tế cơ bản, Tự do và lựa chọn cá nhân, Nơi ở, Quyền cá nhân và Khoan dung, Mức độ tiếp cận thông tin và truyền thông.
10. Đi du lịch dễ dàng trong khối Châu Âu:

Phần Lan nằm trong khối visa Schengen nên bạn có thể tự do đi du lịch 26 nước thuộc khối này mà không cần xin visa. Vị trí thuận lợi của Phần Lan giúp bạn có cơ hội ghé thăm các nước ở khu vực Đông Âu và Scandinavia vào các dịp lễ một cách đơn giản. Hoặc bạn có thể dễ dàng ghé thăm các nước lân cận như Na Uy hay Thụy Điển chỉ bằng tàu hỏa.

Chủ Đề