Phần Biết miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tiếp thu Công nghệ 10

Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

Đề bài

Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

Lời giải chi tiết

- Phải tạo môi trường tự nhiên tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho con vật phát triển, hạn chế các loại mầm bệnh tồn tại [nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thích hợp, ánh sáng đủ].

- Phải nuôi dưỡng và chăm sóc con vật đúng kĩ thuật để con vật có sức khỏe tốt, sức đề kháng sẽ cao ít bị nhiễm bệnh

- Tiêm vắc xin để vật nuôi có được miễn dịch với một loại bệnh nào đó.

Loigiaihay.com

1. So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được qua nguồn gốc hình thành

Hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể được hình thành từ khi con người sinh ra. Nó không đặc hiệu cho bất kỳ một loại bệnh nào. Nó có sẵn trong cơ thể người dù chưa có sự lây nhiễm vi sinh vật. Ngược lại, hệ miễn dịch thu được hình thành nhờ tiêm, nhiễm qua tiếp xúc vi sinh vật với cường độ tăng dần. Nó chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể.

2. So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được qua thành phần

Hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm các thành phần chính như:

– Các hàng rào vật lý và hóa học: Da, niêm mạc, võng mạc, các chất kháng khuẩn tiết ra trên bề mặt này.

– Các thực bào: Tế bào trung tính, đại thực bào và tế bào NK [tế bào giết tự nhiên].

– Các protein trong máu: Hệ thống bổ thể, các chất trung gian của phản ứng viêm [protein viêm]. 

– Các cytokin giúp điều hòa và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ miễn dịch tự nhiên.

So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được

Hệ miễn dịch thu được bao gồm:

Kháng thể tham gia đáp ứng miễn dịch thu được gồm yếu tốt dịch thể và các tế bào trung gian. Các yếu tố dịch thể gồm dạng lưu hành tự do và dạng biểu lộ trên bề mặt các tế bào lympho B. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch thu được chủ yếu là tế bào lympho T và tế bào lympho B.

3. So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được qua cơ chế hoạt động

Để so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được, chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng loại.

Miễn dịch tự nhiên hoạt động dựa trên các hàng rào từ ngoài vào trong. Nhằm tiêu diệt và ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập, nhân lên trong cơ thể. Khả năng này có được là nhờ sự tham gia của các cơ chế không chuyên biệt và cơ chế chuyên biệt.

Cơ chế không chuyên biệt bao gồm cơ chế cơ học, sinh học và hóa học. Còn cơ chế chuyên biệt nhờ vào các thành phần dịch thể [lysozym, protein viêm, interferon, bổ thể]. Và các thành phần tế bào [bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào NK].

Miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch khi cơ thể đáp ứng lại một cách đặc hiệu với kháng nguyên. Nó bao gồm hai cơ chế chính là miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Trong đó, miễn dịch thể dịch dựa trên hoạt động của kháng thể. Kháng thể này đặc hiệu với vi sinh vật, tiêu diệt hoặc bất hoạt chúng theo cơ chế riêng.

Miễn dịch tế bào dựa vào một tế bào trung gian T. Nó có khả năng tấn công trực tiếp tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư hay các tế bào của mô ghép. Tế bào T có thể làm tan các tế bào này hoặc tiết thêm cytokin. Từ đó làm tăng kháng thể tự nhiên của cơ thể.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    [trang 103 sgk Công nghệ 10]: Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan.

    Trả lời:

    Cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như sau:

    – Yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với vật nuôi, không thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đầy đủ oxi, không có chất độc cho vật nuôi.

    – Chế độ dinh dưỡng: Phải đầy đủ, cân đối, không chứa chất độc hại.

    – Cách quản lí, chăm sóc: Không để hiện tượng nhiệm độc do ngoại cảnh, bị thương do các tác nhân vật lí.

    [trang 104 sgk Công nghệ 10]: Theo em, cần phải làm gì để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi.

    Trả lời:

    – Ta phải tiêm vắc xin cho vật nuôi để vật nuôi có khả năng miễn dịch.,/

    – Có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc hợp lí để vật nuôi có sức khỏe.

    Câu 1 trang 104 Công nghệ 10: Kể lại các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Lấy ví dụ.

    Lời giải:

    – Có 4 loại mầm bệnh chính thường gây bệnh cho vật nuôi:

    + Vi khuẩn.

    + Vi rút.

    + Nấm.

    + Kí sinh trùng.

    – Để gây được bệnh các loại mầm bệnh phải đủ số lượng và cách xâm nhập cơ thể thích hợp.

    – Ví dụ: bệnh lở mồm long móng do virut gây ra, bệnh nấm phổi do nấm gây ra.

    Câu 2 trang 104 Công nghệ 10: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

    Lời giải:

    Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mầm bệnh. Nếu môi trường cung cấp nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với sự phát triển của mầm bệnh thì mầm bệnh sẽ phát triển rất nhanh, môi trường không phù hợp, chứa những chất độc sẽ làm vật nuôi yếu đi, giảm sức đề kháng làm cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập.

    Câu 3 trang 104 Công nghệ 10: Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    – Tiên vắc xin để vật nuôi có được miễn dịch với một loại bệnh nào đó.

    – Chế độ chăm sóc phù hợp để nâng cao khả năng đề kháng của vật nuôi.

    – Tạo môi trường sống không phù hợp cho các mầm bệnh phát triển.

    Câu 4 trang 104 Công nghệ 10: Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    – Bệnh sẽ phát triển thành dịch lớn nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau:

    + Có các mầm bệnh.

    + Môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

    + Vật nuôi miễn dịch yếu.

    – Để phòng ngừa vào ngăn chặn dịch bệnh: Ta phải vệ sinh môi trường sống của vật nuôi, không cho mầm bệnh có cơ hội phát triển, song song với đó là có chế độ chăm sóc, tiêm vắc xin hợp lí để vật nuôi có khả năng miễn dịch với mầm bệnh.

    • Mầm bệnh là tác nhân gây bệnh có trong thức ăn nước uống và môi trường sống của vật nuôi.

    • Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh

    • Các loại mầm bệnh: 

      • Vi rút: ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…

      • Vi khuẩn: ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…

      • Nấm: Môt số nấm gây bệnh [ví dụ: nấm phổi]

      • Kí sinh trùng :

        • Nội kí sinh trùng : các loại giun, sán

        • Ngoại kí sinh trùng : ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi

    • Điều kiện các mầm bệnh gây được bệnh.

      • Đủ sức gây bệnh

      • Số lượng lớn

      • Con đường xâm nhập thích hợp.

    • Môi trừơng có quan hệ mật thiết với vật nuôi

    • Môi trừơng gồm những yếu tố sinh vật trong đó có các mầm bệnh tồn tại luôn có thể xâm nhập, gây hại cho vật nuôi

    Các yếu tố môi trường và điều kiện sống ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh

    3. Bản thân con vật:

    • Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên [khả năng miễn dịch tự nhiên], khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật.

    • Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu => không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.

    • Miễn dịch tiếp thu là loại miễn dịch đặc hiệu được vật nuôi tạo ra để chống lại môt bệnh truyền nhiễm cụ thể.

    • Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh

    II/ Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

    Mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

    • Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện:

      • Có các mầm bệnh

      • Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi.

      • Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.

    Bài 1.

    Kể các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ.

    Hướng dẫn giải

    • Vi khuẩn

      • Ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…

    • Nấm: Môt số nấm gây bệnh

    • Vi rút

      • Ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…

    • Kí sinh trùng:

      • Nội kí sinh trùng [các loại giun, sán]

      • Ngoại kí sinh trùng [ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi]

    Bài 2.

    Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?

    Hướng dẫn giải

    • Ảnh hưởng đến sức khoẻ.

    • Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.

    Bài 3.

    Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?

    Hướng dẫn giải

    • Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh sẽ nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên.

    • Tiêm vắc xin giúp vật nuôi hình thành khả năng miễn dịch tiếp thu.

    Bài 4.

    a] Trường hợp nào bệnh phát triển thành dịch lớn?

    b] Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?

    Hướng dẫn giải

    a.

    • Có các mầm bệnh

    • Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.

    • Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu.

    b. 

    • Phát hiện sớm, báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền.

    • Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra, vào vùng có dịch.

    • Tiêu huỷ gia cầm chết, mắc bệnh và tất cả gia cầm còn khoẻ trong phạm vi thôn, ấp, bản có dịch.

    • Tiêm phòng bao vây xung quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km.

    Như tên tiêu đề của bài Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

    • Biết được các loại mầm bệnh thường có ở vật nuôi và các điều kiện phát sinh các loại bệnh đó

    • Biết được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

    Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 35 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

    Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

    Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

    >> Bài trước: Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản

    >> Bài sau: Bài 36: Thực hành quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút

    Chúc các em học tốt! 

    Video liên quan

    Chủ Đề