On dịch, thuốc la thao tác lập luận

A. Lập luận và thuyết minh

B. Tự sự và biểu cảm

C. Thuyết minh và tự sự

D. Biểu cảm và thuyết minh

Đáp án đúng A.

Văn bản Ôn dịch thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ của hai phương thức tạo lập văn bản lập luận và thuyết minh.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Nguyễn Khắc Viện phân tích lập luận và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá”. Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.

Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.

Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu… làm cho sức khỏe “ngày càng sút kém”.

Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ôn dịch, thuốc lá” rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy “tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá “đã đầu độc” những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con… bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu… đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác” vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.

Những bài văn theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 8 VĂN MẪU LỚP 8 LỚP 8 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Về tác giả: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu về rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đặc biệt là y học. Ông có rất nhiều bài viết nói về phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi người.
  • Về văn bản: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây Lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không. Vì sao?

+ Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ – một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. .

– Đặt dấu phẩy giữa ôn dịch và thuốc lá là một biện pháp tu từ biểu thị thái độ cảm xúc của người viết, trong âm của ngữ rơi vào hai từ ôn dịch.

+ Nếu ta bỏ dấu phẩy đi viết thành Ôn dịch thuốc lá – Tiêu đề sẽ bị giảm nhẹ tính biểu cảm.

+ Hoặc viết Thuốc lá là một loại ôn dịch cũng được nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như Ôn dịch, thuốc lá.

2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?

– Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo tấu trình nhà vua khi bàn về việc đánh giặc: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”

+ Đây là biện pháp so sánh ngầm, thoạt nhìn tưởng chừng như việc đánh giặc và hút thuốc lá chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại có những điều tương đồng sâu sắc, thú vị.

+ Đó là một sự trích dẫn đầy ý nghĩa.

  • Vạch ra cách phá hoại của thuốc lá: Thuốc lá gặm nhấm cơ thể con người giống như tằm ăn dâu, nó diễn ra từ từ, âm thầm, bí mật song làm cho cơ thể kiệt quệ lúc nào không biết.
  • Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của thuốc lá: Cũng giống như kẻ thù ngoại xâm, nó sẽ hủy diệt sự sống của con người.

+ Tác dụng của việc trích dẫn: Làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.

3. Tác giả đã nêu lên tác hại của thuốc lá như thế nào đối với con người.

+ Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim… khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

4. Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Tác giả đưa ra sự giả định “Có người bảo: tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì:

– Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc lá nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh [những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới sinh non rất nguy hiểm].

– Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.

-> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà thuốc lá còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

5.Vì sao tác giả đã đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

+ Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị nhằm mục đích cao hơn, chỉ ra cho mọi người thấy một tác hại nguy hiểm khác của thuốc lá: làm xói mòn tâm hồn và đạo đức của con người, hút thuốc lá con đường dẫn tới phạm pháp.

Thuốc lá => trộm cắp => phạm pháp

+ Phần cuối của bài viết tác giả đưa ra những thông báo về chiến dịch chống thuốc lá hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới để mọi người trông người mà ngẫm đến ta”. Ôn dịch, thuốc lá, đó là một tín hiệu SOS [cấp cứu].

Giaibai5s.com

I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

- Khái niệm:

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác; từ đó nêu lên ý kiến thuyết phục người nghe, người đọc.

- Mục đích: Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

- Yêu cầu:

+ Chỉ ra cái sai hiển nhiên, dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

+ Khi bác bỏ cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II. Cách bác bỏ

1. Đọc ba đoạn trích [SGK].

- Trong đoạn trích: Hoài vọng của lí trí của Đinh Gia Trinh, tác giả đã bác bỏ lập luận thiếu khoa học, suy diễn tùy tiện [đánh tráo khái niệm] của ông Nguyễn Bách Khoa.

+ Tác giả đã vạch trần sự suy diễn vô căn cứ lời nói và những câu thơ của Nguyễn Du.

+ Nghệ thuật bác bỏ đặc sắc ở đoạn trích này là cách diễn đạt [phối hợp các kiểu câu tường thuật, cảm thán, câu hỏi tu từ… khéo léo], sự liên hệ với những thi sĩ, những nhà khoa học nước ngoài từng có trí tưởng tượng kì dị, tương tự trí tưởng tượng của Nguyễn Du.

+ Nhờ những sự phối hợp đó, ông Đinh Gia Trinh đã bác bỏ thành công, thuyết phục ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa khi ông này cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

- Tác giả Nguyễn An Ninh [đoạn trích Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức] bác bỏ luận cứ lệch lạc “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.

Thái độ từ bỏ tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ nhiều căn cứ, việc than phiền tiếng nước mình nghèo chỉ là một trong những căn cứ. Tác giả trực tiếp phê phán “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả” và phân tích bằng lí lẽ, dẫn chứng, truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” để bác bỏ.

- Ông Nguyễn Khắc Viện [đoạn trích Ôn dịch, thuốc lá] nêu luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”, rồi bác bỏ luận điểm bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể, bằng sự phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá.

2. Cách thức bác bỏ

- Bố cục bài nghị luận bác bỏ:

+ Mở bài: Nêu rõ ý kiến sai lệch.

+ Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.

+ Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết.

- Cách thức bác bỏ:

+ Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh họa tác hại của sai lầm, dẫn chứng trái ngược để phủ nhận hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm.

+ Khẳng định ý kiến, quan điểm đúng đắn của mình.

- Giọng điệu bác bỏ:

+ Rắn rỏi, dứt khoát.

+ Mang tính chiến đấu, có tính thuyết phục cao.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề