Óc heo ăn có tốt không

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết khi nói đến việc ăn nội tạng động vật nhiều người thường nghĩ ngay đến mỡ máu, rối loạn mỡ máu vì cho rằng đây là đồ ăn nhiều cholesterol.

Theo bác sĩ Vi điều này chỉ đúng một phần, bởi nội tạng động vật chỉ không tốt với những người đang có sẵn bệnh lý, hoặc ăn quá nhiều. Còn xét về khía cạnh dinh dưỡng, nội tạng động vật cũng có một số tác dụng nếu ăn vừa đủ.

Ngoài ra, cũng có một số quan niệm sai lầm khi ăn uống nội tạng động vật, điển hình như việc ăn óc động vật [chủ yếu là óc lợn] để chữa khỏi đau đầu, cho trẻ ăn óc lợn để thông minh hơn hay ăn tiết canh để lấy may [lấy đỏ]. Bác sĩ Tường Vi cho biết đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều.

Với người bình thường không có bệnh lý tiềm tàng có thể ăn được nội tạng nhưng không nên ăn nhiều. [ARnh minh họa]

Theo vị chuyên gia này, các bộ phận nội tạng động vật như tim, gan, lòng, óc, bầu dục… xét về giá trị dinh dưỡng thì nó đều có những giá trị riêng đối với cơ thể. Trong phủ tạng có nhiều muối vô cơ, vitamin rất phong phú, điển hình như gan là tạng có nhiều sắt và vi chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, dù có nhiều chất nhưng bất cứ loại thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng không hề tốt cho sức khỏe.

“Như đã nói, vấn đề mọi người lo ngại nhất khi ăn nội tạng động vật đó là sợ mỡ máu, sợ mắc các bệnh chuyển hóa do phủ tạng chứa nhiều đạm, chất béo không no, hàm lượng cholesterol cao…

Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng hợp lý và điều độ thì nội tạng vẫn có những giá trị nhất định với cơ thể. Với những người bị rối loại chuyển hóa, có cholesterol cao, bị gút, béo phì… không nên ăn nội tạng động vật", bác sĩ Tường Vi nói.

Theo đó, để đảm bảo sức khoẻ những người khỏe mạnh chỉ nên sử các loại nội tạng 1 lần/ tuần, lượng sử dụng các nội tạng ở mức độ vừa phải. Mua phủ tạng có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín trước ăn. Tuyệt đối không ăn sống hay ăn tái các phủ tạng vì nguy cơ ngộ độc rất cao.

Bác sĩ Vi khuyến cáo, tốt nhất nên lựa chọn nội tạng về nhà tự chế biến để đảm bảo an toàn, bởi các phủ tạng đã được tẩy trắng ăn vào sẽ rất nguy hiểm. “Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc”, bác sĩ Vi khuyên.

Óc heo có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng lại ngon miệng cho các bé nhỏ cũng như mẹ bầu. Tuy nhiên, giữa rất nhiều nguồn thông tin trái chiều, nhiều người vẫn băn khoăn liệu ăn óc heo có tốt không. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Digifood khám phá câu trả lời ngay sau đây. 

Mục Lục

  • 1. Ăn óc heo có tốt không?
  • 2. Cách chọn óc heo tươi ngon
  • 3. Cách sơ chế óc heo đúng chuẩn
    • Nguyên liệu
    • Cách sơ chế
  • 4. Gợi ý một số món ngon từ óc heo
  • 5. Lưu ý khi ăn món óc heo

1. Ăn óc heo có tốt không?

Từ xa xưa, óc heo đã được biết đến như món ăn bổ não. Thực tế, trong óc heo có chứa nhiều khoáng chất như photpho, sắt, canxi… tương tự như thịt heo. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol bên trong óc heo rất có lợi cho sức khỏe. Từ góc độ đông y, óc heo có vị ngọt, tính hàn và hỗ trợ các vấn đề suy nhược thần kinh cũng như tốt cho xương khớp. 

Ảnh: Sưu tầm

Mặc dù óc heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn chứa ít độc tính. Nếu ăn nhiều quá hoặc ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Béo phì

Óc heo có chứa nhiều cholesterol nên rất dễ dẫn đến béo phì, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Lượng cholesterol sẽ tích tụ ở mạch máu dễ hình thành xơ cứng động mạch và làm máu bị cản trở dẫn đến những bệnh liên quan đến tim mạch. Với những người mắc bệnh béo phì, việc tiêu thụ óc heo dễ làm màng tế bào của mạch máu mỏng hơn. Điều này có thể làm vỡ màng tế bào cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ảnh: Sưu tầm

Suy giảm chức năng sinh dục nam

Nhiều sách y học cổ đã từng đề cập đến vấn đề ăn óc heo có tốt không, nhất là đối với sức khỏe nam giới. Cụ thể, sách “Bản thảo cương mục” có đoạn nên bỏ óc bởi óc heo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Đồng thời, “Bản thảo tòng tân”, “Diên thọ thư”… cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của óc heo đến chức năng tình dục. Vì vậy, bạn không nên ăn óc heo thường xuyên và không ăn quá nhiều trong cùng một thời điểm. 

2. Cách chọn óc heo tươi ngon

Mặc dù óc heo tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ăn óc hợp lý cũng đem lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Sau đây là những cách giúp bạn chọn được óc heo tươi ngon nhất. 

Quan sát bên ngoài

Óc heo ngon nên chọn phần óc không có vết nứt hoặc bị chảy ra ngoài. Phần huyết mạch trên màng rõ ràng và không có vết đốm, vết máu. 

Ảnh: Sưu tầm

Sờ thử

Óc heo tươi sẽ có độ đàn hồi nhất định. Khi sờ vào óc heo thì cảm nhận không quá rắn và không bị quá mềm. Bạn hơn hết nên chọn óc heo có độ mềm rắn vừa phải. 

3. Cách sơ chế óc heo đúng chuẩn

Khi chọn được óc heo tươi ngon, bạn hãy áp dụng những lưu ý sau để tránh óc heo bị tanh hôi:

Nguyên liệu

  • 1 Bộ óc heo
  • Tăm: 1 cây
  • Kéo: 1 cây
  • Muối: 2 thìa

Cách sơ chế

Bước 1: Tách óc heo khỏi lớp màng

Óc heo mới mua về, dùng kéo cắt phần màng bọc. Bạn chú ý cắt cẩn thận để tránh làm óc heo bị vỡ. 

Ảnh: Sưu tầm

Bước 2: Loại bỏ phần gân máu

Chuẩn bị một chiếc tô, cho 2 thìa muối và ít nước vào. Sau đó cho óc heo vào tô, ngâm khoảng 2-3 phút. Tiếp đến, dùng tăm loại bỏ đi gân máu. Chú ý khều nhẹ nhàng để tránh làm vỡ óc. Cuối cùng, rửa lại óc heo với nước sạch rồi vớt ra để ráo. Sau khi sơ chế kỹ lưỡng, óc heo có màu trắng, không còn mùi tanh nào. 

4. Gợi ý một số món ngon từ óc heo

Óc heo có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Một số gợi ý món ngon bao gồm canh óc heo rau củ, óc heo chưng hành, óc heo hấp mắm tiêu, óc heo hầm hà thủ ô, óc heo chưng trứng, súp thịt óc heo, súp cua óc heo… Những món ăn này sẽ rất hợp với những bé nhỏ và bà bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất. 

Ảnh: Sưu tầm

5. Lưu ý khi ăn món óc heo

Ăn óc heo có tốt không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách ăn. Như đã đề cập, óc heo chứa nhiều cholesterol nên những mẹ bầu bị đau nửa đầu hoặc tuần hoàn máu kém chỉ nên óc heo khoảng 1 lần mỗi tuần. Khi chế biến óc heo, bạn lưu ý chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải hoặc đem đun cách thủy để đảm bảo giữ lại lượng dinh dưỡng có bên trong óc heo. Nếu nấu quá nhiều nước hoặc quá kỹ, bạn rất dễ làm giảm lượng phospholipid. 

Nhìn chung ăn óc heo có tốt không sẽ tùy thuộc rất nhiều vào cách ăn và cách chế biến. Với những gợi ý chọn lựa cũng như sơ chế óc heo trên đây, bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ óc heo cho gia đình cùng thưởng thức. Đừng quên chia sẻ các bí quyết này cho bạn bè cùng biết nhé!

Chủ Đề