Nguyên nhân ngã đại học kiến trúc

Điểm chuẩn của Đại học Kiến trúc TP HCM không nhiều thay đổi so với năm trước, cao nhất ở ngành Thiết kế đồ họa 25,35. Một số ngành lấy hơn 24 điểm gồm: Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang. Điểm chuẩn thấp nhất 17,15 ở ngành Kỹ thuật xây dựng tại cơ sở Cần Thơ.

Năm nay, trường tuyển hơn 1.500 chỉ tiêu với 3 phương thức tuyển sinh chính: Xét học bạ THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM lấy điểm chuẩn 15-24, trong đó môn Toán nhân hệ số 2 ở một số ngành. Năm nay, trường tuyển 1.800 chỉ tiêu ở 17 ngành với 3 phương thức chính: Xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Vụ việc xảy ra vào 12h hôm nay [8/3] tại một tòa nhà thuộc khuôn viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội [đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội].

Thời điểm trên, một số sinh viên đang theo học tại trường này bất ngờ phát hiện nam sinh viên nhảy từ một tòa nhà thuộc khuôn viên trường này xuống đất, sau đó nằm bất động.

Sự việc ngay sau đó đã được thông báo cho cơ quan chức năng, nhận được tin báo công an đã có mặt tại hiện trường xử lý vụ việc. 

Trưa cùng ngày, một lãnh đạo UBND phường Văn Quán xác nhận vụ việc trên và cho biết thêm, đây là một vụ nhảy lầu tự tử. Nạn nhân sinh năm 1996, quê Thanh Hóa.

Phía Công an quận Hà Đông cho biết, danh tính nạn nhân là L.V.N [quê Sầm Sơn, Thanh Hóa], sinh viên năm 4, bố mẹ đang ở Tây Nguyên làm ăn.

Nhận được tin báo, Công an phường Văn Quán [Hà Nội] đã triển khai lực lượng tới hiện trường xử lý vụ việc.

\n

Lãnh đạo UBND phường Văn Quán xác nhận sự việc trên và cho biết nam sinh tử vong [22 tuổi, quê thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa] là sinh viên năm thứ tư, khóa K14, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.

“Bố mẹ nam sinh này hiện đang ở Tây nguyên. Nguyên nhân vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ", lãnh đạo phường Văn Quán cho biết.

Quy chuẩn xây dựng chung cư như thế nào là an toàn? Thiết kế lô gia, ban công như thế nào để trẻ em không bị rơi ngã? Kiến trúc sư cũng như người sử dụng có vai trò gì trong việc đảm bảo an toàn chung cư?…. Trả lời phỏng vấn của kienviet.net, TS.KTS Trần Minh Tùng – Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng đã làm rõ một số câu hỏi cốt yếu xoay quanh vấn đề này.

TS.KTS Trần Minh Tùng – Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng

PV: Thời gian qua xảy ra không ít sự cố đáng tiếc liên quan đến vấn đề an toàn nhà ở chung cư như cháy nổ, trẻ em rơi khỏi lan can… Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn chung cư?

TS.KTS Trần Minh Tùng: Thời gian gần đây, tần suất vụ trẻ em rơi ngã từ các tầng cao của nhà chung cư trở nên nhiều hơn. Điều này như một dấu hiệu báo động để chúng ta phải xem xét lại các nguyên nhân. Quy chuẩn Quốc gia 05:2008/BXD về an toàn sinh mạng và sức khỏe trong nhà ở và công trình công cộng, cũng như Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4319:2012 về những nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà ở và công trình công cộng đều có chung quy định ở tất cả những nơi có tiếp giáp với bên ngoài [như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà…] đều phải bố trí lan can bảo vệ, trong đó yêu cầu chiều cao tối thiểu của lan can lô gia và sân thượng ở các vị trí cao từ 9 tầng trở lên là 1400 mm, không làm lan can có mặt trên rộng để tránh người ngồi hoặc nằm. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100 mm. Nếu sử dụng kính ở các lan can, cần tuân thủ các quy định về kính an toàn trong sử dụng.

Các quy chuẩn và tiêu chuẩn ở Việt Nam đã quy định rõ như vậy nhưng trên thực tế, việc vận dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn này lại khác nhau dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho người sử dụng, nhất là trẻ em, như những trường hợp điển hình đã xảy ra trong bối cảnh chung cư cao tầng trở nên phổ biến hơn tại các thành phố. Rõ ràng, việc mất an toàn là điều không ai muốn nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chính chúng ta đang “vô tình” góp phần vào các tai nạn đó. Có thể chiều cao lan can hay bậu cửa sổ đạt yêu cầu về chiều cao tối thiểu theo quy định nhưng người thiết kế lại “vô tình” làm ảnh hưởng đến tính an toàn do thiết kế cấu tạo của lan can, chẳng hạn như tạo ra các bậu tường, các lỗ thoáng trên lan can mà trẻ em có thể dễ dàng đặt chân lên để leo trèo. Nhà quản lý thường chỉ kiểm tra tổng thể theo các quy định mà quên mất các chi tiết “vô tình” gây mất an toàn nói trên. Mặt khác, người sử dụng cũng một lần nữa “vô tình” tăng hiểm họa cho các lô gia, lan can hay cửa sổ do việc bố trí đồ đạc hoặc quá tin tưởng, chủ quan vào ý thức con em mình.

PV: Theo ông, kiến trúc sư có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình chung cư? Các kiến trúc sư gặp khó khăn gì trong quá trình này?

TS.KTS Trần Minh Tùng: Như trên đã phân tích, kiến trúc sư, với tư cách là người thiết kế, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình chung cư. Một giải pháp thiết kế đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến an toàn sinh mạng cũng như tài sản vật chất của người sử dụng. Các quy định trong hệ thống pháp lý xây dựng thường chỉ mang tính chất chung nhất, không thể cụ thể chi tiết. Do đó, người thiết kế cần có kinh nghiệm nghề nghiệp để có thể phán đoán được những tình huống mất an toàn có thể xảy ra nhằm đưa ra các giải pháp thiết kế chi tiết, cụ thể để phòng tránh những nguy cơ xảy ra đối với người sử dụng. Điều này chỉ có được khi chính họ có những trải nghiệm thực tế hoặc có thời gian thiết kế đủ dài để tích lũy các kỹ năng xử lý.

Ngoài ra, người thiết kế đang thiếu các khuyến cáo hay hướng dẫn thiết kế chung cư an toàn ở các mức độ khác nhau, từ tổng thể tòa nhà đến quy mô căn hộ hay đến chi tiết từng không gian, bởi vì nhà ở là một nơi được xem là an toàn nhất nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều nhất những hiểm họa đe dọa đến an toàn sinh mạng người sử dụng. Những hướng dẫn này sẽ giúp cho các kiến trúc sư, đặc biệt là cho các kiến trúc sư trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế.

PV: Liệu có phải cứ xây chung cư theo đúng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là có thể đảm bảo an toàn cho người ở?

TS.KTS Trần Minh Tùng: “Xây chung cư theo đúng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là có thể đảm bảo an toàn cho người ở” – điều này có phần đúng và cũng có phần không đúng. Các quy định trong quy chuẩn thường đảm bảo tính an toàn chung mang tính nguyên tắc cơ bản nhưng về chi tiết thì các quy chuẩn này vẫn chưa thể phủ đến được.

Các chung cư cao tầng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn

Chẳng hạn như trên thực tế, do cấu tạo, các lan can vẫn có một số yếu tố thành phần như bậu tường, lỗ thông gió…. Chính những yếu tố này vô tình đã làm giảm đi chiều cao an toàn thực tế của lan can đó, ví dụ như thay vì 1,4 m, nếu trừ đi phần bậu tường cao 0,3-0,4 m thì chiều cao an toàn của lan can chỉ còn 1,0-1,1 m. Việc bố trí một số thanh ngang hay thanh chéo trong lan can có lý do “để cho đẹp” nhưng lại giúp trẻ có chỗ để đặt chân leo trèo, đu bám lên. Ngoài ra, hầu hết các lô gia trong các chung cư cao tầng hiện nay thường được thiết kế để bố trí máy giặt, máy sấy và phơi quần áo, do đó trẻ em hoàn toàn có thể trèo lên máy giặt với chiều cao phổ biến 0,8-0,9 m, hoặc đu lên các khung, xà phơi quần áo để tiếp cận lan can dễ dàng hơn.

PV: Cần thiết kế lô gia, ban công như thế nào để trẻ em không bị rơi ngã?

TS.KTS Trần Minh Tùng: Nhìn ra các quốc gia khác thì chúng ta cũng thấy họ có những quy định tương tự như ở Việt Nam. Các quy định này đều tập trung vào 3 yếu tố quan trọng là chiều cao tối thiểu lan can, khoảng hở các thành phần cấu tạo lan can và hạn chế các yếu tố tạo cơ hội cho trẻ em đu bám, trèo lên lan can. So sánh với những quy định của các nước, thậm chí quy định của Việt Nam còn cao hơn khi các nước thường lấy độ cao tối thiểu lan can chỉ khoảng 1,1 m, tức 42 inch.

Vấn đề trẻ em ở các nước cũng có những đặc tính giống như trẻ em ở Việt Nam nên những tai nạn vô tình và không đáng có vẫn thường xảy ra đối với trẻ em ở mọi nơi. Ở lứa tuổi của chúng, đặc biệt là trẻ từ 2 đến 6 tuổi, những khái niệm an toàn và nguy hiểm là rất xa lạ. Chúng luôn tò mò và háo hức khám phá môi trường xung quanh, điều này có thể khiến chúng mắc sai lầm và làm cho bản thân gặp rủi ro. Trẻ em thậm chí bắt đầu leo ​​trèo trước khi chúng biết đi, vì vậy đừng đánh giá thấp khả năng vận động của trẻ. Do đó, để thiết kế lô gia, ban công an toàn, trước tiên cần hiểu được tâm lý của trẻ để phán đoán các tình huống có thể xảy ra, từ đó đưa ra giải pháp hạn chế tối đa các nguy cơ.

PV: Vì lo sợ trẻ em có thể bắc ghế trèo lên lan can, dù đã đảm bảo tiêu chuẩn chiều cao, nhiều gia đình lắp đặt thêm lưới an toàn. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?

TS.KTS Trần Minh Tùng: Đầu tiên, chúng ta phải xác định bất cứ các giải pháp nào cũng đều mang tính 2 mặt ưu, nhược điểm và không một giải pháp nào là tối ưu 100%. Vì vậy, chúng ta cần xem xét toàn diện các giải pháp để tránh nhìn một chiều, đồng thời kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để tăng tính an toàn.

Lưới an toàn ban công là một trong những giải pháp phổ biến

Trước đây, chúng ta hay làm lưới an toàn bằng khung thép để đảm bảo chắc chắn. Tuy nhiên lợi bất cập hại là khi có sự cố xảy ra, chẳng hạn cháy nổ, các khung thép cứng này cũng cản trở việc thoát hiểm của người sử dụng bên trong ra bên ngoài, lẫn cản trở việc tiếp cận của người ứng cứu bên ngoài vào bên trong. Hiện nay, để khắc phục nhược điểm của các khung thép cứng, các gia đình chuyển sang dùng hệ chắn an toàn bằng lưới dây cáp. Đây có thể được xem là một giải pháp trung hòa và cân bằng giữa việc đảm bảo an toàn chống rơi ngã lẫn tiếp cận ứng cứu vì các dây cáp mảnh mai mềm dẻo này một mặt cản trở phần nào việc mất an toàn, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo thẩm mỹ do độ mảnh của dây cáp, và có thể dễ dàng cắt bằng kìm, kéo.

Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp lắp đặt thêm lưới an toàn vẫn là những sáng kiến cá nhân, tự phát, không mang tính toàn diện và đôi lúc vi phạm các quy định về an toàn. Mỗi nhà làm một cách, mỗi nhà có một kiểu chống tai nạn dẫn đến sự mất đồng bộ và ảnh hưởng chung đến toàn nhà. Do đó, các chung cư cần thiết có những thỏa thuận và quy định chung về việc bổ sung các giải pháp an toàn, dựa trên sự tham vấn của nhà quản lý và người thiết kế theo từng đặc tính không gian kiến trúc của chung cư.

PV: Ông có đề xuất/ gợi ý giải pháp gì đối với các bên liên quan nhằm nâng cao tính an toàn cho nhà ở chung cư?

TS.KTS Trần Minh Tùng: Để nâng cao tính an toàn cho nhà chung cư, có 5 lưu ý sau đây:

Đầu tiên, cần kiểm tra lại cấu tạo lan can của nhà mình, đặc biệt chú ý đến các khe hở giữa các thanh đứng và các yếu tố của lan can có thể tạo cơ hội cho trẻ leo trèo như bậu tường, lỗ thoáng, từ đó có các giải pháp che bịt. Đối với các lan can có phần bậu tường xây cao, có thể tạo thêm một lớp can can thứ hai bằng kính an toàn ở mặt trong bậu tường vì bề mặt kính trơn nhẵn nên khó leo trèo.

Thứ hai, cần bổ sung thêm các giải pháp an toàn theo đặc tính của cấu tạo lan can, cửa sổ dựa trên sự tham vấn của các nhà thiết kế, đồng thời có sự thỏa thuận với quản lý tòa nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và tính an toàn chung của tòa nhà, chẳng hạn như sử dụng lưới dây, lưới nhựa hay lưới cáp, kính an toàn, hoặc lưới thép có phần mở được để thoát hiểm khi cần thiết.

Thứ ba, cần di chuyển đồ đạc hoặc các vật dụng giúp trẻ có thể đu bám, leo trèo ra xa lan can và cửa sổ, tạo khoảng cách an toàn để trẻ không thể “chuyền” từ các đồ đạc, vật dụng đó sang lan can hay bậu cửa sổ. Nếu bắt buộc phải đặt những vật dụng cạnh lan can, cửa sổ thì cần bổ sung thêm các biện pháp an toàn khác.

Thứ tư, cần ngăn cản việc di chuyển của trẻ ra lô gia, ban công bằng cách tạo các tấm chắn ở cửa ra lô gia, ban công. Điều này hoàn toàn rất dễ thực hiện thông qua một rào chắn gỗ, thậm chí đơn giản chỉ là một tấm ván gỗ được lắp đặt linh động. Ngoài ra, người sử dụng có thể bổ sung một số biện pháp gây khó khăn cho việc leo trèo của trẻ, chẳng hạn như dán các dải băng gai nhựa lên các bề mặt mà trẻ có thể đặt chân làm cho trẻ có thể nản chí từ bỏ ý định leo trèo tiếp.

Cuối cùng, cần tiến hành kiểm tra an toàn thường xuyên vì lan can, cửa sổ tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên về mặt kỹ thuật, chúng phải chịu sự hao mòn bởi những tác động của thời tiết. Do đó, cần kiểm tra lan can và cửa sổ thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn hoạt động bình thường, nếu tìm thấy các vết nứt hoặc rỉ sét ảnh hưởng đến an toàn, hãy sửa chữa hoặc thay thế càng sớm càng tốt. 

Xin cảm ơn TS.KTS Trần Minh Tùng vì những ý kiến chuyên sâu của ông!

XEM THÊM:

  • An toàn cho nhà ở chung cư
  • Thi công gỗ đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy: Những điều KTS phải biết
  • Dự Án Nhà An Toàn Vùng Lũ – SHIF Project 2021 – Safe House In Flood

Bình luận từ Facebook

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những hiểm hoạ "từ trên trời rơi xuống"

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đâu đâu cũng có những công trình xây dựng, Read more

Giải pháp đa dạng cho mặt đứng

Giải pháp “mặt đứng đa lớp với lớp treo phủ bề mặt” đã được áp dụng rộng rãi trên thế Read more

Những lưỡi gươm bằng kính

Tường kính được áp dụng vào kiến trúc lần đầu tiên tại Đức năm 1926 và tạo nên cơn sóng Read more

Lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Kiến trúc

Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như Read more

Chủ Đề