Ô tô cảnh sát ngã tư hòa lân giá dưới 100 triệu

Kiểm tra nồng độ cồn với các tài xế lái xe. [Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN]

Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong ngày đầu [20/6] thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, lực lượng chức năng đã xử lý 636 trường hợp điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn.

Trong số trường hợp vi phạm trên, số trường hợp chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở có 341 trường hợp; vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến 0,4 miligam/1 lít khí thở có 97 trường hợp, vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có 184 trường hợp; 4 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.

Lực lượng chức năng đã xử lý 662 trường hợp vi phạm về tốc độ; trong đó vượt tốc độ cho phép từ 05 km/h đến dưới 10 km/h có 359 trường hợp; từ 10 km/h đến 20 km/h có 244 trường hợp; từ 20 km/h đến 35 km/h là 24 trường hợp.

Trong ngày, Cảnh sát giao thông cũng xử lý 122 phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe chở hàng quá tải trọng, quá khổ. Trong số này, 90 trường hợp chở hàng quá tải trọng; 24 trường hợp quá khổ giới hạn; 9 trường hợp tự ý cải tạo phương tiện. Lực lượng chức năng đã cưỡng chế việc tháo, cắt thùng xe đối với 3 trường hợp; thông báo tới cơ quan đăng kiểm 3 trường hợp và hạ tải 31 trường hợp.

Trên đường thủy nội địa, có 100 trường hợp vi phạm bị xử lý. Hành vi vi phạm chủ yếu là chở quá vạch mớn nước an toàn [80 trường hợp]; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, phòng cháy, chữa cháy; chở hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, vi phạm về đăng ký, đăng kiểm.

Liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, theo Cục Cảnh sát giao thông, ngày 20/6, toàn quốc xảy ra 35 vụ tai nạn, làm chết 19 người, bị thương 20 người. Trong đó, riêng đường bộ xảy ra 34 vụ, làm chết 18 người, bị thương 20 người. Đường sắt không xảy ra tai nạn. Đường thủy xảy ra 1 vụ tai nạn tại Hải Phòng, làm chết 1 người.

[Ba tháng cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông]

Thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trên tuyến đường bộ, Cảnh sát giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 5.570 trường hợp vi phạm; phạt 5,027 tỷ đồng; tạm giữ 120 xe ôtô, 1.281 xe môtô, 36 phương tiện khác; tước 459 giấy phép lái xe các loại.

Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Cục Cảnh sát giao thông kiểm tra, lập biên bản 80 trường hợp vi phạm, phạt tiền 177 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 29 trường hợp, tạm giữ 1 phương tiện. Hệ thống camera giám sát thuộc Cục Cảnh sát giao thông đã phát hiện 129 trường hợp vi phạm.

Trên đường thủy nội địa, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 116 trường hợp vi phạm, phạt 91 triệu đồng.

Trên đường sắt, các đơn vị thuộc Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các đơn vị có liên quan nắm tình hình công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt 11 chuyến tàu khách, kiểm tra quy trình tác nghiệp đối với 52 nhân viên đường sắt. Qua kiểm tra chưa phát hiện vi phạm.

Đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông được Bộ Công an triển khai trong 3 tháng, từ ngày 20/6-20/9/2022, nhằm kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây mất an ninh trật tự như vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; vi phạm tốc độ trên đường bộ; vi phạm về “cơi nới” thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ trên đường bộ; phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, cảng, bến thủy nội địa không phép…/.

Vân Tuân [TTXVN/Vietnam+]

Những lỗi CSGT xử phạt hành chính không cần lập biên bản. Ảnh minh họa

Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản vi phạm. 

Đối với người điều khiển xe mô tô [xe máy]

 Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100 những trường hợp vi phạm phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự có một trong các hành vi vi phạm sau:

TT

Hành vi vi phạm

 1

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số hành vi vi phạm như:

- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h;

- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

 2

Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt [Ví dụ như không còi, xi nhan khi vượt trước].

 3

Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

 4

Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ.

 5

Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

 6

Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

 7

Chở người ngồi trên xe sử dụng ô [dù].

 8

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ 02 hành vi vi phạm sau:

- Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

 9

Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

10

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên.

11

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

12

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.

13

Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

14

Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.

15

Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

16

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Lưu ý: Nếu những lỗi trên được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản

Đối với người điều khiển xe ô tô

Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền thấp nhất đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là từ 200.000 đến 400.000 đồng. Do vậy, người điều khiển ô tô khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì người xử phạt phải lập biên bản.

Cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ cần uống rượu, bia khi lái xe [bất kể nhiều hay ít] đều bị xử phạt. Tuy vậy, với lỗi chạy quá tốc độ, chỉ khi người điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên thì mới bị xử phạt.

Cụ thể, tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100 quy định các mức xử phạt đối với người chạy xe quá tốc độ như sau:

Đối với ô tô: Chạy quá tốc độ từ 5-dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng; Chạy quá tốc độ từ 10 - 20 km/h bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 1 - 3 tháng; Chạy quá tốc độ trên 20 - 35 km/h bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng; Chạy quá tốc độ trên 35 km/h bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Nguồn: tapchigiaothong.vn

Video liên quan

Chủ Đề