Ở tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu dân tộc?

Trong 2 ngày 14 và 15/10, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ II đã được tổ chức trọng thể với chủ đề "Các dân tộc Bắc Kạn bình đẳng, đoàn kết, sáng tạo chung sức xây dựng quê hương phát triển bền vững". 

Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Nông Quốc Tuấn- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hà Văn Khoát- Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn; Nguyễn Văn Du- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lý Thái Hải- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham gia đại hội có 250 đại biểu từ các huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và hơn 50 đại biểu là khách mời.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ II nhằm tổng kết, đánh giá công tác dân tộc giai đoạn 2009 - 2014; tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương; tạo diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc; cổ vũ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước và ý chí tự lực, tự cường, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

Bắc Kạn hiện có 7 dân tộc chính; dân tộc thiểu số chiếm hơn 86%, trong đó dân tộc Tày chiếm 52,93%, dân tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng chiếm 9,36%, dân tộc Mông chiếm 5,95%, dân tộc Hoa chiếm 0,36%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,2%, còn lại là dân tộc khác chiếm 0,2%.

Đồng chí Nông Quốc Tuấn- Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Đại hội.


Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quyết tâm chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng thuận của nhân dân nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 - 2014 ước đạt 9,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 ước đạt trên 22 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2009. An ninh lương thực được bảo đảm với sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt trên 550kg/năm.

Diện tích trồng rừng mới hàng năm đạt trên 11.000ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 71% năm 2014. Công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có bước phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân trên 11%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của tỉnh bình quân hàng năm tăng 25%, thị trường từng bước được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia, gần 93% số hộ được sử dụng điện lưới, 87% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động.

Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng dần qua các năm, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước, số trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 52 trường, dự kiến đến hết năm 2014 có 60 trường đạt chuẩn quốc gia; 121/122 xã có trường mầm non, 100% huyện, thị xã có trường THPT; hệ thống trường PTDT Nội trú và bán trú được quan tâm đầu tư xây dựng.

Đồng chí Hà Văn Khoát- Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư phát triển mạnh, hệ thống giao thông nông thôn từng bước hoàn thiện;trạm y tế được đầu tư xây dựng, nâng cấp khang trang, tạo điều kiện cho con em người dân tộc thiểu số được học tập và khám, chữa bệnh. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc được duy trì ổn định, hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn. Hàng trăm cán bộ cơ sở được đào tạo, tập huấn thông qua các hương trình, dự án; hàng trăm con em người dân tộc thiểu số được học tập ở các trường PTDT nội trú huyện, tỉnh và được cử đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, thông qua chính sách cử tuyển đại học, dự bị đại học dân tộc... Đây sẽ trở thành lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở trong tương lai.

Các cá nhân có thành tích xuất sắc được Uỷ ban Dân tộc tặng bằng khen.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc vẫn còn tồn tại những hạn chế do đặc thù miền núi còn nhiều khó khăn, nên kinh tế  chậm phát triển, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, trình độ tổ chức sản xuất và kỹ năng lao động của đồng bào dân tộc thiểu số chưa gắn với thị trường, chất lượng sản phẩm thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn ở mức cao, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, còn có sự chênh lệch về mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng trong tỉnh. Trình độ dân trí chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá đã được quan tâm đầu tư đáng kể, song nhìn chung còn khó khăn. Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc một số nơi còn yếu; cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở một số nơi hoạt động chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc ở một số địa phương chưa thường xuyên. Ở một số địa phương vẫn còn tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan...

Triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2019, Đại hội đã thống nhất quyết tâm phấn đấu xây dựng Bắc Kạn phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở huy động nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để  đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, ngành nghề nông thôn… tạo bước chuyển biển mạnh trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu sản xuất hàng hóa; mở rộng loại hình dịch vụ, thương mại, xây dựng thị trấn, thị xã, nông thôn mới, thành phố văn minh, môi trường  sạch đẹp. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với vùng dân tộc. Nâng cao trình độ dân trí, phấn đấu hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục. Các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Củng cố an ninh chính trị, quốc phòng - quân sự địa phương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại, chia rẽ khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội.

UBND tỉnh Bắc Kạn trao tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích cao trong công tác dân tộc.

Tại Đại hội, đồng chí Nông Quốc Tuấn- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ghi nhận sự phát triển không ngừng về kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Bắc Kạn; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của nhân dân. Tuy nhiên, Bắc Kạn vẫn là tỉnh còn rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn cần nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao hơn, phát huy các nhân tố tích cực ra sức thi đua lao động sản xuất, đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội của đồng chí Hà Văn Khoát- Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: Sau 17 năm tái lập tỉnh, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa hiệu quả, một số ít địa phương vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc thiểu số chưa chuyển đổi cách nghĩ, cách làm nên đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Để thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ giải pháp về công tác dân tộc trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý cần tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh cho đồng bào dân tộc thiểu số; huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, của đoàn thể nhân dân trong tham gia xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc; tập trung xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Nông văn Chí- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thay mặt Đại hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và kêu gọi các ngành, các cấp, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và đồng bào các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; tăng cường đoàn kết, đồng sức, đồng  lòng, quyết tâm thi đua học tập, công tác, lao động, sản xuất, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân tộc mà Đại hội đề ra, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhân dịp này, có 5 cá nhân và 1 tập thể được Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen; 36 cá nhân và 18 tập thể được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Ở Bắc Kạn có bao nhiêu dân tộc?

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc [Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay] sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 24,31%, khu vực nông thôn là 75,69%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với 318.000 dân.

Bắc Cạn có bao nhiêu huyện?

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó 01 thành phố [thành phố Bắc Kạn] và 07 huyện [Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm] với 108 xã, phường, thị trấn.

tỉnh Bắc Kạn có diện tích là bao nhiêu?

4.860 km²Bắc Kạn / Diện tíchnull

Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người.

Chủ Đề