Ở lứa tuổi học sinh mắt thường mắc tật khúc xạ não nhiều nhất

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

CNKX. Nguyễn Khánh Huyền

Cận thị là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Khi mắc cận thị, các em học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt. Một số biểu hiện thường thấy như nhìn bảng không rõ, học bài phải chép bài của bạn,… Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị. Hơn thế, tình trạng cận thị đang có dấu hiệu tăng dần theo từng năm. Điều này gây nên tình trạng báo động. Vậy làm thế nào để giảm tỷ lệ cận thị học đường và có những biện pháp nào để phòng, tránh cận thị học đường?

Cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ khiến mắt nhìn xa không rõ, do ánh sáng đi đến mắt hội tụ ở trước võng mạc [người bình thường ánh sáng sẽ hội tụ tại võng mạc].

Nguyên nhân gây ra cận thị là gì?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu dài hơn hoặc giác mạc/ thể thủy tinh cong vồng hơn bình thường.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị học đường là di truyền và lối sống.

  • Di truyền: Một số nghiên cứu đã chứng minh có khoảng 24 gen liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị.
  • Lạm dụng công nghệ: Ngày nay, công nghệ đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Khi sử dụng các thiết bị điện tử, mắt luôn trong trạng thái điều tiết. Lâu ngày, thể thủy tinh không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị. Ngoài ra, sử dụng thiết bị điện tử làm giảm tần số chớp mắt khiến mắt dễ bị khô.
  • Áp lực học hành lớn: Trẻ em hiện tại dành quá nhiều thời gian cho việc học hành, ít tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này làm tăng thời gian nhìn gần, giảm thời gian nhìn xa khiến mắt luôn phải điều tiết, dễ dẫn đến cận thị.
  • Tư thế ngồi học: Ngồi học không đúng tư thế, không đủ ánh sáng là một trong số các nguyên nhân gây cận thị.

Khi mắc cận thị, trẻ có biểu hiện như thế nào?

Trẻ em lứa tuổi nhỏ thường không hiểu rõ cận thị là gì nên không nói với bố mẹ, đến khi đi khám mắt thì phát hiện trẻ đã cận nặng. Hay một số trẻ có tâm lý sợ hãi nếu bố mẹ biết mình mắc cận thị nên giấu bố mẹ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý, quan tâm đến các biểu hiện của con cái để kịp thời phát hiện cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để khám và điều trị thích hợp:

  • Nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
  • Hay tiến lại gần khi xem tivi hoặc bảng.
  • Đọc sách hay cúi mặt.
  • Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn.
  • Chớp mắt, dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
  • Thấy mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu khi học bài, đọc sách.

Cận thị thoái hóa?

Cận thị được chia thành 3 loại:

  • Cận thị nhẹ: dưới -3,00D
  • Cận thị trung bình: từ -3,00D đến -6,00D
  • Cận thị nặng: trên -6,00D.

Với cận thị nhẹ và trung bình gây giảm thị lực nhìn xa, làm hạn chế khả năng sinh hoạt, học tập nhưng hầu như ít có biến chứng tại mắt.

Với cận thị nặng, có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Trẻ em dưới 7 tuổi mới phát hiện có thể bị nhược thị.
  • Dịch kính hóa lỏng hoặc bong dịch kính sau.
  • Thoái hóa võng mạc chu biên.
  • Glôcôm hoặc tân mạch võng mạc.
  • Biến chứng nặng nề nhất là bong võng mạc, có nguy cơ gây mù.

Điều trị cận thị như thế nào?

  • Đeo kính gọng: Đây là phương pháp thông dụng, an toàn và ít tốn kém nhất để điều trị cận thị. Tuy nhiên, kính gọng cũng có một số nhược điểm như: cảm giác vướng víu khi tham gia các hoạt động thể thao, nhìn hình ảnh không chân thật với trường hợp cận thị nặng, khó khăn khi đi trời mưa,…
  • Đeo kính tiếp xúc: Ưu điểm của kính tiếp xúc là thẩm mỹ cao, nhược điểm là mắt dễ bị khô, kích ứng, chi phí thay kính khi hết hạn sử dụng tương đối cao. Ngoài ra, nếu không đảm bảo vấn đề vệ sinh, kính tiếp xúc làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm tại mắt.
  • Sử dụng kính tiếp xúc đeo ban đêm Ortho-K: Ortho-K là kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc đeo vào ban đêm, do đó ban ngày vẫn sinh hoạt, học tập bình thường mà không cần đeo kính. Bên cạnh đó, Ortho-K giúp hạn chế tiến tiển của cận thị. Phương pháp này thường sử dụng cho trẻ em tăng độ cận nhanh hoặc những người cận thị nhưng không muốn phẫu thuật hay chưa đủ tuổi phẫu thuật [dưới 18 tuổi]. Nhược điểm của kính này là chi phí khá cao, giảm hiệu quả với trường hợp cận thị nặng và khả năng bị viêm nhiễm mắt nếu vệ sinh không đúng cách.
  • Phẫu thuật tật khúc xạ [LASIK, Femto, SMILE, Phakic, thay thể thủy tinh,…]: Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, mắt sáng rõ ngay sau khi phẫu thuật, thời gian phục hồi ngắn. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người có tâm lý e ngại với việc động “dao kéo” ở mắt.

Cách chăm sóc, bảo vệ mắt?

  • Ngồi học đủ ánh sáng và đúng tư thế.
  • Hạn chế thời gian nhìn gần không cần thiết như chơi game, xem tivi, chơi điện thoại, máy tính,..
  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời để mắt được nhìn ra xa.
  • Thực hiện quy tắc 20/20/20, tức là nhìn gần 20 phút để mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet ~ 6 mét.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho mắt, bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây, thịt, cá.
  • Kiểm tra mắt định kỳ tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt.

Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác …

Tật khúc xạ là hiện tượng mất tương hợp giữa chiều dài trục nhãn cầu và tiêu cự hội tụ ảnh. Mắt trẻ em trải qua quá trình chính thị hóa, cơ chế phối hợp phát triển hệ quang học và cấu trúc của mắt chưa rõ ráng. Tật khúc xạ là rối loạn thị giác hay gặp nhất, đây là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực trên thế giới. Tật khúc xạ thay đổi theo từng khu vực, Đông Nam Á có tỉ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn, có nơi tỉ lệ mắc đến 80% lứa tuổi học sinh. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị.

          Tật khúc xạ học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, do quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định… Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của mắt, làm cho thị lực giảm dần. Khi thấy trẻ kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhức đầu thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt ở các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh, tránh không làm tăng độ tật khúc xạ.

  • Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em:

          Cận thị:

          Là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất, không chỉ vì hay gặp mà cận thị còn có thể gây bong, rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn nghề nghiệp của trẻ trong tương lai.

           Viễn thị

         Viễn thị là mắt có công suất của quang hệ thấp so với chiều dài trục trước, sau nhãn cầu, do đó các tia sáng song song từ vô cực vào mắt, hội tụ sau võng mạc

          Viễn thị ảnh hưởng đến thị lực rất khác nhau tùy theo yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của người bệnh, tình trạng quy tụ và điều tiết…

          Chẩn đoán điều trị sớm viễn thị có thể tránh cho trẻ khỏi các biến chứng như: lác, nhược thị. Đối với trẻ ở độ tuổi đi học, nếu viễn thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm chức năng thị giác, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và gây cảm giác không thoải mái cho trẻ.

          Loạn thị

          Có biểu hiện nhìn xa hay gần đều mờ, loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt [giác mạc] hoặc bên trong mắt [thể thủy tinh], có độ cong bề mặt không đồng nhất, theo các hướng khác nhau. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có thể có một số khu vực cong hoặc dốc hơn. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách, loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị bao gồm: méo hình, mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu… Trẻ bị loạn thị thường bị mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, ví dụ như chữ H đọc thành chữ N…

          Song thị:

          Là tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh của vật thay vì một. Song thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt, khi che mắt mắc tật song thị đi, mắt kia vẫn nhìn bình thường

          Nhược thị:

          Nhược thị hay còn gọi là mắt lười là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt. Nhược thị gây giảm thị lực thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1-4%. Đa số các trường hợp nhược thị đi kèm theo lác.

          Các phương pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

          Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em như:

          Chỉnh tật khúc xạ bằng kính gọng và kính tiếp xúc

          Chỉnh giác mạc bằng kính tiếp xúc có thấm khí [Orthokeratology]

          Tập mắt nhằm giảm điều tiết trong cận thị giả và một số phương pháp dùng thuốc hỗ trợ.

Phẫu thuật.

          Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Khi đọc sách hoặc làm công việc đòi hỏi phải nhìn gần và tập chung cao thì cứ sau 45 phút cần cho mắt nghỉ ngơi. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn ra xa khoảng 6m.

          Khoảng cách đọc sách cần phù hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp trung học cơ sở và 35cm với học sinh trung học phổ thông.

          Cần đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Nếu học ban đêm cần phải có ánh sáng phòng và đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai, chiếu từ phía trên xuống, hoặc đối diện với tay cầm bút hơn là chiếu trực tiếp từ trước để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen hoặc giấy quá trắng, quá bóng.

          Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây

          Ngồi ngay ngắn, giữ cho lưng thẳng và thư giãn khi đọc sách hoặc dùng máy tính, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ.

          Trẻ cần hạn chế thời gian xem Tivi và các trò chơi điện tử, điện thoại, máy tính bảng…

          Ngồi cách Tivi khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình

          Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho mắt nhìn xa và mắt được thư giãn.

          Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ đủ từ 8-10 tiếng một ngày; ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều… để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Bệnh viện Mắt Hà Đông có phòng Chẩn đoán hình ảnh với hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay nhằm phục vụ cho chẩn đoán tất cả các bệnh về mắt như:

          Chụp cắt lớp võng mạc [OCT, OCT-A]

          Chụp đáy mắt màu

          Thị trường kế tự động Humphrey

          Siêu âm A-B

          Siêu âm bán phần trước – UBM

          Đếm tế bào nội mô giác mạc

          Tính công suất thể thuỷ tinh nhân tạo IOL Master 700

          Và đặc biệt Bệnh viện có phòng khám chuyên về khúc xạ, phòng tập nhược thị cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên ngành khúc xạ, với trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh cho người mắc tật khúc xạ trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận, dịch vụ hỗ trợ để bệnh nhân đặt Ortho-K, dịch vụ tư vấn, hướng dẫn và triển khai phẫu thuật Lasik tại bệnh viện. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn, khám và điều trị các bệnh về mắt.

Tài liệu tham khảo:

  1. TS. Karl Golnik cùng các cộng sự. Chăm sóc Mắt trẻ em [2018], Phần lý thuyết, Chương 2- Suy giảm chức năng thị giác, Nhà xuất bản y học
  2. Đỗ Như Hơn [2014]. Nhãn khoa tập 1, Chương 3- Tật khúc xạ, Nhà xuất bản y học

CNĐD. Nguyễn Thị Hằng

Video liên quan

Chủ Đề