Nước nga hiện nay theo chế độ nào năm 2024

Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Âu và Á. - Diện tích: 17.075.400 km2 - Dân số: 142,4 triệu người [theo số liệu thống kê tháng 6/2006], gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN BANG NGA VÀ QUAN HỆ VIỆT-NGA I/ KHÁI QUÁT CHUNG: Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Âu và Á. - Diện tích: 17.075.400 km2 - Dân số: 142,4 triệu người [theo số liệu thống kê tháng 6/2006], gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới. - Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6 năm 1990 [Ngày Tuyên bố chủ quyền]. - Thủ đô: Mát-xcơ-va [gần 9 triệu dân]. - Đơn vị tiền tệ: đồng rúp. - Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 89 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm + 21 nước cộng hoà. + 49 tỉnh. + 06 vùng. + 01 tỉnh tự trị. + 10 khu tự trị. + 02 thành phố trực thuộc TW: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Ngoài ra, nước Nga được chia thành 7 đại khu hành chính do người được Tổng thống bổ nhiệm đứng đầu. - Lãnh đạo chủ chốt hiện nay: + Tổng thống: V. V. Pu-tin [tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào ngày 14/3/2004, nhiệm kỳ 4 năm]. + Thủ tướng Chính phủ: M. Phờ-rát-cốp [được bổ nhiệm 3/2004]. + Chủ tịch Hội đồng Liên bang: X. Mi-rô-nốp [được bầu 1/2003, nhiệm kỳ 2]. + Chủ tịch Đu-ma Quốc gia: G. Gờ-rư-dơ-lốp [được bầu 12/2003, nhiệm kỳ 4 năm]. II. MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ Nước Nga cổ đại - Nga Ki-ép [lấy tên của thủ đô Ki-ép lúc đó] xuất hiện vào thế kỷ thứ IX ở trên một phần lãnh thổ Nga ngày nay. Năm 988 dưới thời trị vì của công tước Vla-di-mia Xvi-a-tơ-xla-vích, Đạo Cơ đốc dòng Chính thống [Đạo Chính thống] đã du nhập và trở thành tôn giáo chính của Nga. Thế kỷ XII – XV trên lãnh thổ Nga xuất hiện 2 quốc gia phong kiến tập quyền là Nô-vơ-gô-rớt và Pơ-xcốp. Đến giữa thế kỷ XIII người Mông Cổ - Tácta xâm lược Nga. Nhân dân Nga đã đứng lên đấu tranh trong suốt 250 năm và đến năm 1480 đã lật đổ ách thống trị Mông Cổ - Tác Ta, lập nhà nước tập quyền Mát-xcơ-va, thống nhất các vùng lãnh thổ Đông Bắc và Tây Bắc Nga vào thế kỷ XIV – XVI. Năm 1613 bắt đầu triều đại Rô-ma-nốp và sau đó dưới thời Sa Hoàng, Pie Đại đế thủ đô của Nga chuyển từ Mát-xcơ-va về Xanh Pê-téc-bua. Năm 1721, Sa Hoàng Pie Đại đế tuyên bố Nga trở thành Đế chế Nga. Trong hơn 300 năm triều đại Rô-ma-nốp [1613 – 1917], nước Nga đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ và chiến thắng quân xâm lược: năm 1654 sáp nhập U-crai-na, năm 1700 - 1721 chinh phục các nước vùng Ban tích, năm 1812 đánh thắng đại quân Na-pô-lê-ông của Pháp, thế kỷ XVIII - XIX chiếm Crưm, Cáp-ca-dơ, một phần Balan, Phần Lan, Trung Á. Thời kỳ này đã xảy ra nhiều cuộc nổi loạn nông dân do S. Ra-zin , E. Pu-ga-trốp v.v.. đứng đầu. Năm 1861, Sa hoàng đã tiến hành cải cách xoá bỏ chế độ nông nô Chiến tranh Nga - Nhật năm 1905 và việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đã làm suy yếu Đế chế và dẫn đến cách mạng tư sản năm cách mạng 1905 – 1907 và cách mạng vô sản tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, làm sụp đổ Đế quốc Nga và cho ra đời Nhà nước Xô Viết, Nhà nước công - nông đầu tiên trên thế giới. Năm 1918, chính quyền Xô Viết rời đô từ Xanh Pê-téc-bua về Mát-xcơ-va. Năm 1922 thành lập Liên bang Xô Viết gồm 14 nước cộng hoà. Năm 1945 Hồng quân Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức - Nhật trong chiến tranh vệ quốc thời kỳ thế chiến thứ 2. Sau hơn 70 năm tồn tại và đã từng là một cực của thế giới hai cực, đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, do kết quả của đấu tranh quyền lực và đường lối trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 12/6/1990 nước Nga tuyên bố chủ quyền. Năm 1991, Bô-rít En-xin được bầu làm tổng thống đầu tiên của Nga. 19/8/1991 xảy ra vụ đảo chính lật đổ tổng thống Liên Xô Goóc-ba-chốp nhưng bị thất bại. Ngày 8/12/1991 những người đứng đầu 3 nước Nga, U-crai-na, Bê-la-rút tại Be-lô-vê-giơ [Bê-la-rút] tuyên bố giải thể Liên Xô và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG]. II/ NỘI TRỊ 1/Chính trị-nội bộ: Từ năm 2000 đến nay, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Pu-tin đã dần dần đi vào ổn định, phục hồi và phát triển. Tổng thống V. Pu-tin đã thi hành một loạt biện pháp nhằm ổn định tình hình, củng cố quyền lực của Trung ương, cải cách hệ thống chính trị, củng cố các định chế nhà nước, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Nga: sửa đổi luật bầu cử, tăng cường tính đại diện, tính minh bạch trong các cơ quan dân cử, nâng cao vai trò và ảnh hưởng chính trị của Đảng thân chính quyền "Nước Nga thống nhất", quản lý chặt hơn các tổ chức xã hội phi chính phủ, tăng vai trò của Nhà nước trong các ngành kinh tế chủ chốt, đặc biệt là dầu khí, xây dựng các chủ thể mạnh thông qua sáp nhập các vùng để hỗ trợ nhau về kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội; áp dụng các biện pháp mạnh về quân sự để tiêu diệt bọn đầu sỏ ly khai ở Che-snia đi đôi với các biện pháp chính trị-kinh tế, cơ bản lập lại trật tự tương đối ở vùng Bắc Cáp-ca-dơ. Hiện các lực lượng đối lập ở Nga đang bị phân hoá và suy yếu, số lượng các đảng phái chính trị đã giảm nhiều. Một số đảng đối lập mạnh trước kia như Đảng "Quả táo", "Tổ quốc" đang dần mất vai trò; "Đảng nước Nga công bằng" do Chủ tịch Thượng viện Mi-rô-nốp thành lập tuy tuyên bố là đối lập nhưng thực chất là hoạt động theo hướng ủng hộ Tổng thống. Đảng Cộng sản Liên bang Nga đang gặp nhiều khó khăn, nội bộ bị phân liệt, vị trí và uy tín giảm sút nhưng vẫn là một lực lượng chính trị quan trọng, có vai trò, ảnh hưởng nhất định trên chính trường Nga hiện nay. Đáng chú ý những năm gần đây, chính quyền Nga đã có những động thái phục hồi và duy trì những biểu tượng của thời kỳ Liên Xô, nhất là trong lực lượng vũ trang và trong các vấn đề lịch sử, nhằm tăng cường tập hợp lực lượng xã hội, đề cao tinh thần dân tộc, phục vụ công cuộc chấn hưng nước Nga. Hiện Nga đang chuẩn bị hai cuộc tổng tuyển cử, bầu Đu-ma vào tháng 12/2007 và bầu Tổng thống vào tháng 3/2008. Theo luật bầu cử mới, bầu đại biểu vào Đu-ma chỉ bầu theo danh sách đảng [bỏ chế độ bầu cử theo đa số khu vực], các đảng phái chính trị phỉa được sự ủng hộ của 7% cử tri đi bầu. Theo Hiến pháp hiện hành, Tổng thống Pu-tin đã là Tổng thống hai nhiệm kỳ nên sẽ không được tái cử nhiệm kỳ 3 vào năm 2008. 2/ Kinh tế-xã hội Kinh tế Nga đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6%/năm, năm 2006 GDP đạt gần 1000 tỷ đôla. Thị trường tài chính, tiền tệ ổn định, dự trữ vàng, ngoại tệ tăng nhanh, tính đến giữa tháng 5 năm 2007 đạt mức trên 402 tỷ USD. Sau khi Nga trả trước thời hạn khoản nợ 23,7 tỷ USD từ thời Liên Xô cho Câu lạc bộ Pa-ri, Mỹ và EU đã công nhận Nga là nước có nền kinh tế thị trường. Kinh tế Nga đã phục hồi cơ bản và đạt được mức của năm 1990, được đứng vào danh sách 10 nền kinh tế lớn của thế giới. Về mặt xã hội đã có những thay đổi tích cực: thu nhập thực tế của người dân tăng nhanh hơn tốc độ trượt giá, đến năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2000; thất nghiệp giảm 1/2. Chính phủ Nga đang triển khai thực hiện 4 chương trình quốc gia về cải thiện nhà ở, giáo dục, y tế và khoa học [khoảng 5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước] và đầu tư thích đáng để hiện đại hoá quân đội, nhất là vũ khí chiến lược. Nga còn có những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải khắc phục như: cơ cấu kinh tế không cân đối, tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu [khoảng 50%], tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn [khoảng trên 10 tỷ USD mỗi năm]; an ninh xã hội chưa bảo đảm, tư tưởng bài ngoại và dân tộc cực đoan có dấu hiệu gia tăng, tệ quan liêu, tham nhũng phổ biến, môi trường đầu tư, kinh doanh kém thuận lợi; khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư thay đổi công nghệ mới và phát triển các ngành kỹ thuật cao còn hạn chế. III/ ĐỐI NGOẠI Trong thời gian qua, Nga thi hành chính sách đối ngoại thực dụng và linh hoạt, đa dạng hoá quan hệ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, tranh thủ hợp tác kinh tế với các đối tác khác nhau, tạo môi trường hoà bình ổn định cho đất nước phát triển. - Quan hệ với Mỹ và phương Tây: là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga. Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Nga có lợi ích lớn trong quan hệ kinh tế và năng lượng với EU. Tuy nhiên, gần đây, quan hệ Nga-Mỹ, Nga-EU có phần nóng lên do những bất đồng xung quanh việc Mỹ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Châu Âu, vấn đề dân chủ nhân quyền, vấn đề Nga gia nhập WTO, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, vướng mắc trong việc ký Hiệp định mới về hợp tác Nga-EU. - Quan hệ với các nước SNG là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga vì đây là khu vực có nhiều mối ràng buộc về lịch sử, an ninh, kinh tế, văn hoá với Nga. Nga đẩy mạnh hợp tác song phương với từng nước, đồng thời tăng cường và củng cố các liên minh tầng nấc trong SNG về chính trị, kinh tế và quân sự. Thời gian gần đây, Nga thi hành chính sách năng lượng mới, chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang thị trường trong quan hệ năng lượng với các nước SNG, tăng cường hợp tác với các nước Trung Á trong lĩnh vực này. Quan hệ của Nga với nhiều nước được cải thiện hơn so với trước [U-crai-na, Môn-đô-va, U-dơ-bê-ki-xtan]. Tuy nhiên, xu thế ly khai vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực này, gây phức tạp cho Nga trong quan hệ. - Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực chiến lược quan trọng và nhiều lợi ích đối với Nga. Vì vậy, Nga chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực [ASEAN, ARF, APEC...], mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, trong đó có các nước Đông Nam Á. Nga đẩy mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như khuôn khổ hợp tác 3 bên Nga-Trung-Ấn. Về kinh tế-thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ đều là thị trường tiềm năng rất lớn đối với Nga [kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt hơn 30 tỷ đôla năm 2006]. Tuy nhiên, quan hệ Nga - Nhật vẫn gặp nhiều trở ngại xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Bên cạnh đó, Nga tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, chú trọng tới quan hệ với các nước Trung Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi. IV/ QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN BANG NGA Việt Nam [lúc đó là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà] đã thiết lập quan hệ với Liên Xô [Liên bang Nga ngày nay] vào ngày 30/1/1950. 1. Tình hình - Quan hệ chính trị không ngừng được tăng cường và có độ tin cậy khá cao do các chuyến thăm cấp cao và cấp Bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên và năm 2001, hai Bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên năm 2001 của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từ năm 1991 đến năm 2006 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử dụng quân cảng Cam Ranh. Hai Bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như LHQ, APEC, ASEAN, ARF. Ta ủng hộ Nga tham gia Diễn đàn ASEM và Cấp cao Đông Á… - Quan hệ kinh tế- thương mại, đầu tư : + Về thương mại: kim ngạch từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90 đã lên tới hơn 1 tỉ USD vào năm 2005, trung bình tăng 15%/năm và Việt Nam luôn bị nhập siêu. Nhưng từ 2006 đến nay, tỷ lệ nhập siêu của ta giảm đi đáng kể và dự kiến năm 2007 sẽ đạt được cân bằng cán cân thương mại. Ta xuất sang Nga chủ yếu là hàng nông, thủy sản và công nghiệp nhẹ, trong đó nhóm hàng nông sản tăng ổn định [rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thủy sản đông lạnh và sấy khô, hàng dệt may, giày dép]. Đặc biệt, thủy hải sản tăng nhanh: năm 2005 chỉ có 60 triệu USD, năm 2006 lên đến 160 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu từ Nga, chủ yếu gồm sắt thép, phân bón, xăng dầu, máy thiết bị, từ năm 2006 đã giảm dần do có sự cạnh tranh mạnh của những mặt hàng này từ Trung Quốc và một số thị trường lân cận. + Dầu khí, năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước [năm 2006 chiếm 29% ngân sách Việt Nam] và là hướng ưu tiên trong phát triển quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Ta đã chủ động thoả thuận với bạn chấm dứt Hiệp định liên Chính phủ về Xí nghiệp Liên doanh dầu khí "Vietsovpetro" khi Hiệp định hết hiệu lực vào năm 2010, đồng thời đáp ứng đề nghị của Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực dầu khí trên cơ sở chuyển đổi hình thức liên doanh và hoạt động của “Vietsovpetro” sau năm 2010. Lãnh đạo hai nước đã ký Tuyên bố chung về vấn đề này. Nga tiếp tục tham gia tích cực vào việc nâng cấp và xây dựng các công trình thủy, nhiệt điện đã giúp Việt Nam xây dựng và đang tham gia vào dự án xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Nga tỏ mong muốn được tham gia xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam, sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia, xây dựng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân mới. + Về đầu tư: tính đến thời điểm 31/1/2007 Liên bang Nga hiện có 48 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 301 triệu USD, [khi thực hiện trên thực tế, số vốn đầu tư tăng lên khoảng gấp hai lần], tập trung chủ yếu vào các ngành dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bưu điện, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nga đang tích cực vận động ta hợp tác với bạn xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam hiện có 11 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 38 triệu USD [chiếm 11% số dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài], nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là hoạt động thương mại, chế biến thực phẩm, dệt may và một dự án trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Trong năm 2007 có thêm dự án xây dựng Trung tâm thương mại Việt Nam tại Mát-xcơ-va, cần có số vốn đầu tư gần 100 triệu đôla. - Hợp tác giáo dục – đào tạo được tăng cường, hợp tác văn hoá được khôi phục. Nga vẫn là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực chính của ta. Hiện nay, hàng năm Nga cấp cho ta hơn 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học tại các trường của Nga. Ngoài ra, số lượng lưu học sinh du học theo diện tự túc lên đến hơn 5000 người. Các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước được duy trì thông qua hình thức tổ chức Những ngày văn hoá, làm tăng thêm sự hiểu biết giữa hai dân tộc. - Hợp tác địa phương đã được nối lại giữa một số địa phương hai nước thông qua trao đổi đoàn và ký các văn bản hợp tác. - Về cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga: Do yếu tố lịch sử và trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cộng đồng người Việt Nam [khoảng 80 - 100 nghìn người] đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Tuy có vấn đề địa vị pháp lý còn chưa rõ ràng ổn định, nhưng nhìn chung, người Việt không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Một số đã trở thành doanh nhân thành đạt, đầu tư tại Nga và về trong nước./.

Nga theo xã hội gì?

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
Tôn giáo chính Quốc gia thế tục [de jure] Quốc gia vô thần [de facto]
Tên dân cư Người Nga
Chính trị
Chính phủ Liên bang Marx–Lenin đơn đảng xô viết xã hội chủ nghĩa cộng hoà [1918–1990] Liên bang bán tổng thống cộng hoà [1990–1991]

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Cộng_hòa_Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết_Liên_ba...null

nước Nga viết tắt là gì?

Nga [Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya IPA: [rɐˈsʲijə]], tên đầy đủ là Liên bang Nga [Nga: Российская Федерация, chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya IPA: [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə], viết tắt là RF] là một quốc gia Cộng hòa liên bang nằm ở phía Bắc của lục địa Á - Âu, đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới.

Nga bao nhiêu km2?

17.100.000 km²

Nga gọi là đất nước gì?

Nga [俄, Росси́я, Rossiya] hay Liên bang Nga, một quốc gia Liên Bang nằm ở Đông Âu và miền Bắc châu Á, là quốc gia có lãnh thổ rộng nhất thế giới hiện nay.

Chủ Đề