Nội dung xã hội của quá trình sản xuất vật chất là gì

a, Các khái niệm:

- Sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

+ Các tính chất cơ bản: Tính khách quan; tính mục đích; tính lịch sử - xã hội, tính sáng tạo

+ Các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất: hoàn cảnh địa lý TN, điều kiện dân số, phương thức SX. Các nhân tố này có mối quan hệ với nhau, phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định.

- Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người

+ Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất

+ Thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất

+ Bao gồm:

  • Người lao động: Trí lực và thể lực

  • Tư liệu SX: Tư liệu lao động [Công cụ lao động và tư liệu khác]

Đối tượng lao động [Có sẵn tự nhiên và đã qua chế biến]

- Phương thức sản xuất dùng để chỉ cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng.

- Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất [sản xuất và tái sản xuất xã hội]

+ Bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ thức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối SP lao động. Ba mặt trong QHSX luôn gắn bó với nhau, quan hệ sở hữu có ý nghĩa quyết định đối với các quan hệ khác.

b, Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

* Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

- Quan hệ sản xuất phụ thuộc lực lượng sản xuất

- Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thống nhất trong phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề

- Trong 2 yếu tố cấu tạo nên phương thức sản xuất:

+ LLSX làm thay đổi phương thức SX, sự thay đổi này là do sự thay đổi của công cụ lao động, công cụ lao động thay đổi là do trình độ con người áp dụng vào quy trình sản xuất

+ Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp

- Sự thống nhất giữa LLSX và QHSX có nhiều mâu thuẫn:

+ LLSX thường xuyên biến đổi, QHSX tương đối ổn định. Sự phát triển của LLSX đến 1 trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp, lúc ấy QHSX trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX

+ Sự phát triển của LLSX dẫn đến sự thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới

=> PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời

* Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:

- Nếu QHSX phù hợp trình độ LLSX sẽ làm cho LLSX phát triển

- Nếu QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ là xiềng xích làm kìm hãm LLSX phát triển

- Việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua nhận thức và cải tạo xã hội của con người, trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

c, Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

- Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng [tình hình thực tế] phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

- Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến [cải cách, đổi mới,...] mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

- Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến. Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất ở nước ta

- Từng bước hoàn thiện QHSX XHCN. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin lượt xem Edit

Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?


Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn 1] Sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động [trực tiếp hay gián tiếp] vào đối tượng lao động nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải cần thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo. Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng được tạo nên từ ba yếu tố cơ bản là sức lao động của người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. 2] Phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người; cách thức mà con người tiến hành sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Mỗi phương thức sản xuất đều có yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mình; trong đó yếu tố kỹ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để tác động biến đổi các đối tượng của quá trình đó; còn yếu tố kinh tế của phương thức sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Hai yếu tố trên của phương thức sản xuất vận động theo hướng tách biệt và phụ thuộc lẫn nhau tạo ra vai trò của phương thức sản xuất là quy định tính chất, kết cấu, sự vận động và phát triển của xã hội. 3] Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người; là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội; là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người a] Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng [ăn, uống, ở, mặc v.v]. Những thứ có sẵn trong tự nhiên không thể thoả mãn mọi nhu cầu của con người, nên nó phải sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ bản; là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới tự nhiên, con người cũng cải biến chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con người với nhau và chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. b] Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Lịch sử xã hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất. c] Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệxãhội khác. Xã hội loài người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có những kiểu quan hệ nhất định. Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa học v.v [cái thứ hai] đều được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất [cái thứ nhất] nhất định. Trong quá trình đó, con người đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình. d] Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội.Sản xuất vật chất không ngừng được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức sản xuất.

  • Câu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?
  • Câu hỏi 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
  • Câu hỏi 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?
  • Câu hỏi 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?
  • Câu hỏi 7. Vấn đề cơ bản của triết học?
  • Câu hỏi 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 9. Khái lược về vai trò [chức năng] thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
  • Câu hỏi 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
  • Câu hỏi 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất?
  • Câu hỏi 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới?
  • Câu hỏi 13. Nguồn gốc của ý thức?
  • Câu hỏi 14. Bản chất của ý thức?
  • Câu hỏi 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
  • Câu hỏi 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
  • Câu hỏi 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này?
  • Câu hỏi 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật?
  • Câu hỏi 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
  • Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?
  • Câu hỏi 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
  • Câu hỏi 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý?
  • Câu hỏi 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng?
  • Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?
  • Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
  • Câu hỏi 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng?
  • Câu hỏi 32. Hình thái kinh tế -xã hội?
  • Câu hỏi 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp?
  • Câu hỏi 34. Cách mạng xã hội?
  • Câu hỏi 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin?

Video liên quan

Chủ Đề