Nhật đảo chính Pháp như thế nào kết quả ra sao

Đề bài

Tại sao Nhật phải đảo chính Pháp ?

Phương pháp giải – Xem chi tiết

Bạn đang đọc: Vì sao nhật đảo chính pháp vào đêm 9/3/1945

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 89 lý giải.

Lời giải chi tiết

Nhật phải đảo chính Pháp do:

– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

– Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước những đòn tiến công dồn dập của quân Anh – Mĩ cả ở trên biển và trên bộ .
– Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết sẵn sàng chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại vị thế thống trị cũ .

⟹Mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt.

⟹Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

Loigiaihay.com

Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ pháp vào đêm 9/3/1945?

A. Nhật đang khốn đốn trước những đòn tiến công dồn dập của Anh, Mĩ phe phát xít đang thua to .

B. Nước Pháp được giải phóng, sẵn sàng chuẩn bị lực lượng tiến đánh giành lại vị thế thống trị cũ .

C. Nhật liên tiếp thất bai trên mặt trận Thái Bình Dương,quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương,Nhật cần phải độc chiếm Đông Dương.

Xem thêm: ‘vậy hả’ là gì?, Từ điển Tiếng Việt

Đáp án chính xác

D. nhà nước Nhật nhận trợ giúp nền độc lập của những dân tộc bản địa Đông Dương .

Xem lời giải

Vì sao Nhật phải đảo chính Pháp?

– Đầu năm 1945, Chiến tranh quốc tế thứ hai bước vào quy trình tiến độ kết thúc, nước Pháp được giải phóng. nhà nước Đờ-Gôn quay trở lại Pa-ri .- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn trước đòn tiến công dồn dập của quân Anh – Mĩ cả ở trên biển và trên bộ .- Quân Pháp ờ Đông Dương ráo riết chuẩn bị sẵn sàng, chờ thời cơ để giành lại vị thế thống trị cũ .=> Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm mục đích độc chiếm Đông Dương .

[Nguồn: trang 89 sgk Lịch Sử 9:]

  • Trang trước
  • Trang sau

    Xem thêm: ABO là gì? Đam Mỹ là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan về ABO

Video liên quan

Source: //dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng

Ngược dòng thời gian cách đây hơn 6 thập niên, cuộc đảo chánh vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 do Nhật thực hiện nhằm lật đổ chính quyền đô hộ của Pháp tại Việt Nam được coi là một bước ngoặc trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự kiện này không chỉ chấm dứt 80 năm ách đô hộ của thực dân Pháp, mà còn đảm bảo rằng Pháp sẽ không thể nào trở lại Việt Nam với tư cách 1 nước thống trị nữa.

  • Bấm vào đây để nghe bài này
  • Download story audio

Nhân ngày 9/3 năm nay, Trà Mi đã mời tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng trình bày thêm về giai đoạn lịch sử quan trọng này của Việt Nam. Loạt chương trình này gồm 3 phần. Phần thứ nhất bàn về nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính tháng 3/1945.

Trà Mi: Trước hết, xin tiến sĩ Lê Mạnh Hùng cho biết nguyên nhân vì sao Nhật lại làm cuộc đảo chính Pháp chỉ năm tháng trước khi đầu hàng đồng minh không điều kiện?

Tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng: Cho đến năm 1945, Đông Dương ở vào một tình trạng đặc biệt trong đế quốc Nhật. Đông Dương là thuộc địa duy nhất của một nước Tây phương mà chính quyền thuộc địa không bị người Nhật thay thế.

Tất cả các thuộc địa khác của người Anh hay người Hòa Lan đều bị Nhật chiếm đóng và các người Âu bị nhốt trong các trại tập trung. Sở dĩ vậy là vì chính quyền Pháp, sau khi thất trận ở châu Âu đã mau chóng đầu hàng Nhật và để Nhật mang quân vào chiếm đóng Đông Dương từ cuôí năm 1940, ngay cả trước khi cuộc chiến Thái Bình Dương nổ ra vào cuối năm 1941 khi Nhật đánh úp vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu cảng.

Trong suốt thời gian chiến tranh đó, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã tích cực hợp tác với Nhật, không nhũng về phương diện kinh tế, cung cấp lúa gạo và các nguyên liệu chiến lược cho Nhật mà cả về quân sự, để Nhật sử dụng các căn cứ quân sự tại Đông Dương để bành trướng ra khắp vùng Đông Nam Á, đánh chiếm Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia thì Đông Dương chính là căn cứ mà Nhật dùng để tấn công vào những nơi này.

Tỷ như chính các máy bay Nhật đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất là những máy bay đã dánh chìm hạm đội Anh tại Thái Bình Dương ở ngoài khơi bờ biển Mã Lai. Nhật cũng dùng cảng Sài Gòn là nơi tập trung quân để đổ bộ đánh vào Philippines. Thành ra trong suốt thời gian này Nhật đã không thấy cần thiết phải lật đổ chính quyền Pháp tại Đong dương và thay thế bằng một chính quyền của mình.

Khi Nhật bản bắt đầu thua trận ở Thái Bình Dương, chính quyền Pháp tại Đông Dương cũng bắt đầu có ý đồ tình trở cờ chống lại Nhật. Bắt đầu từ 1942, nhiều phái viên thuộc tổ chức “Nước Pháp Tự do” [Free French] của tướng De Gaulle được Anh bảo trợ đã bắt liên lạc với những sỹ quan Pháp tại các đồn biên giới với Trung Quốc để bí mật thành lập những tổ chức kháng chiến chống lại Nhật.

Trà Mi: Như vậy vì sao quân đội Nhật lại tính chuyện lật đổ chính quyền Pháp vào năm 1945?

Tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng: Đó là vì khi Nhật bản bắt đầu thua trận ở Thái Bình Dương, chính quyền Pháp tại Đông Dương cũng bắt đầu có ý đồ tình trở cờ chống lại Nhật. Bắt đầu từ 1942, nhiều phái viên thuộc tổ chức “Nước Pháp Tự do” [Free French] của tướng De Gaulle được Anh bảo trợ đã bắt liên lạc với những sỹ quan Pháp tại các đồn biên giới với Trung Quốc để bí mật thành lập những tổ chức kháng chiến chống lại Nhật.

Chẳng bao lâu một hệ thống tình báo đã được thành lập bên trong Đông Dương cung cấp các tin tức về hoạt động quân sự của Nhật cho các cơ quan tình báo Mỹ đóng tại miền Nam Trung Quốc. Sang năm 1944, phong trào này đã gia tăng mạnh thêm khi Paris được giải phóng và chính quyền De Gaulle trở thành chính quyền chính thức của Pháp thay cho Vichy.

Liên lạc vô tuyến trở thành thường xuyên giữa Cơ Quan Thống Kê Quân Sự, tức là cơ quan tình báo của quân đội Pháp tại Hà Nội và phái bộ Quân Sự Pháp của chính phủ De Gaulle tại Côn Minh.

Chính các giới chức cao nhất trong chính quyền và quân đội Pháp tại Đông Dương lúc đó cũng bắt đầu tìm cách liên lạc với chính phủ De Gaulle và lo tổ chức những hoạt động để chống lại Nhật. Và tất cả những chuyện đó hầu như được làm một cách công khai thành ra không thể nào mà che mắt được các cơ quan tình báo và công an của Nhật.

Trà Mi: Thành ra Nhật bản phải tìm cách phản ứng?

Tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng: Đương nhiên là Nhật biết rõ những chuyện Pháp làm và đã có kế hoạch để lật đổ chính quyền Pháp taị Đông Dương. Nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đảo chánh là việc chiếm lại Philippines của quân đội Mỹ.

Tháng 10, 1944, quân đội Mỹ dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas Mac Arthur đổ bộ xuống đảo Leyte của Philippines và đến tháng giêng thì tiến đến Luzon và đánh vào Manila, khiến cho khả năng của một cuộc đổ bộ vào Đông Dương là một chuyện rất có thể xảy ra.

Đặc biệt, tháng giêng 1945, máy bay của một hạm đội Mỹ ở ngoài khơi đột nhiên xuất hiện tại Sài Gòn và ném bom đánh đắm gần 20 chiếc tầu Nhật đang đậu tại cảng này khiến quân Nhật càng e ngại thêm rằng sau Philippines, Đông Dương có thể là mục tiêu mới của Mỹ.

Trong khi đó, Nhật biết rõ rằng trong trường hợp đổ bộ như vậy, quân đội Pháp tại Đông Dương sẽ trở cờ theo Đồng Minh mà chống lại Nhật, không những qua những tin tức mà họ thu lượm được về các hoạt động ngầm của Pháp mà cả qua những chương trình phát thanh trong đó chính phủ De Gaulle luôn luôn tuyên bố ý định sẽ chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực.

Tất cả những chuyện đó đã khiến cho Nhât quyết định đưa vào thực hiện chiến dịch gọi là “Meigo” [Minh Nguyệt] mà họ đã hoạch định sẵn trước để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Và đến tháng hai, 1945 mọi chuyện đã được Nhật chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc đảo chánh.

Quý vị vừa nghe cuộc trao đổi giữa Trà Mi và tiến sĩ kinh tế sử Lê Mạnh Hùng về nguyên nhân cuộc đảo chính do Nhật thực hiện lật đổ chính quyền đô hộ của Pháp tại Việt Nam vào ngày 9/3/1945. Diễn biến sự kiện lịch sử này ra sao? Mời quý vị đón theo dõi phần 2 trong chương trình phát thanh tiếp theo.

- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 [phần 2]

- Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945 [phần 3]

© 2006 Radio Free Asia

Những bài liên quan

Nhật đảo chính Pháp hay Meigō Sakusen [明号作戦, Minh Hào tác chiến] là chiến dịch của quân Nhật diễn ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

Ngay từ năm 1940, Pháp đã có những động thái khiến Đế quốc Nhật Bản xúc tiến từng bước để dần kiểm soát toàn Đông Dương. Theo Hiệp ước Tokyo 1940 thì Pháp chấp nhận hầu hết các yêu sách của Nhật, trong đó có các điều khoản liên quan đến việc Nhật có quyền chi phối nền kinh tế Đông Dương để thâu tóm miền Hoa Nam. Ngày 25 tháng 9 năm 1940, dù chỉ huy lực lượng võ trang khá hùng hậu Pháp tỏ ra bất lực khi Nhật tấn công biên giới Việt - Hoa. Pháp tiếp tục phải nhượng bộ Nhật. Hiệp ước Tokyo 1941, ấn định Nhật là nước hưởng những ưu đãi đặc biệt tại Đông Dương. Chiếu theo đó, Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, hàng hải ở các hải cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn. Nhật Bản cũng đòi Pháp phải dành 50% giá trị hàng hóa nhập khẩu và 15% xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Ngoài ra từ năm 1940 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp phải nộp cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng để Pháp giữ chủ quyền. Mậu dịch quốc tế của Đông Dương trong mấy năm 1942–1943 hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như than, kẽm, cao su, xi măng đều chở sang Nhật. Tính đến năm 1941, các ngành khai quặng chính ở Đông Dương như: mangan, sắt, phốt-phát, quặng crôm... tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Về quân sự, Pháp phải có trách nhiệm hỗ trợ Nhật khi Nhật tham chiến. Về chính trị quốc nội, Nhật từng bước giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của Pháp và các phe nhóm thân Pháp.

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền Đông Dương thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền Đông Dương, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ [Campuchia], một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

  • Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất, tức xóa bỏ chủ quyền của Chính phủ Vichy trên toàn cõi Đông Dương.
  • Ngoại kiều gốc Âu châu kể cả chính người Pháp chỉ được cư trú ở 5 địa điểm: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Sài Gòn. Ngoài ra khi ra ngoài đường họ phải đeo băng trên cánh tay áo với lá cờ của nước nguyên quán. Toàn cõi Đông Dương chịu lệnh giới nghiêm mỗi tối.[2] Ai ra khỏi 5 khu vực trên hoặc ngoài giờ quy định đều bị bắt.
  • Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa[3]:
  • Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt Minh là lực lượng đông đảo nhất, có ảnh hưởng nhất và được nhiều sự ủng hộ của nhân dân nhất.[3]
  • Chiến dịch Đông Dương lần thứ nhất
  • Dommen, A. J. [2001]. The Indochinese experience of the French and the Americans: nationalism and communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington: Đại học Indiana Press. tr. 78–92.

  1. ^ Ehrengardt, Christian J; Shores, Christopher [1985]. L'Aviation de Vichy au combat: Tome 1: Les campagnes oubliées, 3 juillet 1940 - 27 novembre 1942. Charles-Lavauzelle.
  2. ^ Shellshear, Iphigénie-Catherine. Far from the Tamarind Tree. Double Bay, NSW, Australia: Longueville Books, 2003. Tr 60-1
  3. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.

  • Loạt bài "Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945": phần 1, phần 2 và phần 3 của Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng đăng trên Đài RFA

Video liên quan

Chủ Đề