Tại sao lại hay bị đỏ mặt

Thậm chí còn kỳ lạ hơn nữa khi được chú ý trong tình huống tích cực, chẳng hạn như được khen ngợi, cũng có thể làm bạn đỏ mặt.

Đỏ mặt là một hiện tượng hoàn toàn chỉ có ở con người, và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Dưới đây là những điều chúng ta đã biết về đỏ mặt:

Đỏ mặt là gì?

Khi bạn ở trạng thái cảm xúc căng thẳng, chẳng hạn như xấu hổ khi va vào tách cà phê của ai đó, hoặc hồi hộp khi bắt gặp ánh mắt của một người rất lôi cuốn, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra adrenalin. Điều này làm cho các mạch máu giãn ra để máu và ô-xy có thể di chuyển nhanh hơn trong cơ thể. Các tĩnh mạch trên mặt cũng giãn ra, làm cho nhiều máu chảy qua hơn và do đó mặt bạn sẽ đỏ lên.

Và không chỉ có đôi má của bạn đỏ ửng lên, các “vùng bị đỏ” cũng có thể bao gồm tai, cổ và ngực và mỗi người cũng bị đỏ mặt theo những cách khác nhau. Một số người thì đỏ mặt rất nhanh chóng, một số lại từ từ lan ra các nơi trên cơ thể.

Một số người dễ đỏ mặt hơn những người khác, đôi khi còn có người mắc chứng sợ bị đỏ mặt erythrophobia.

Tại sao mọi người lại đỏ mặt

Charles Darwin đã viết rằng: “đỏ mặt là loại biểu hiện đặc biệt nhất và con người nhất trong tất cả các biểu hiện của con người”, và điều này vẫn luôn đúng. Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về lý do tại sao mọi người lại đỏ mặt, tuy nhiên vẫn đưa ra một số giả thuyết thú vị.

Ray Crozier, một giáo sư danh dự tại Khoa khoa học xã hội của Đại học Cardiff [Anh] và là tác giả của nhiều bài báo và cuốn sách, trong đó có các cuốn “Hiểu biết về đỏ mặt” và “Đỏ mặt và các cảm xúc xã hội”, viết rằng đỏ mặt giống như một kiểu xin lỗi không lời theo các quy ước xã hội. Khi bạn làm một điều gì đó đáng xấu hổ và phá vỡ chuẩn mực, khuôn mặt đỏ ứng cho thấy rằng bạn đã nhận ra sai lầm của mình.

Có cách nào để tránh đỏ mặt không?

Không thực sự tránh được điều đó. Bạn không thể kiểm soát được hệ thống thần kinh giao cảm. Ngay cả những người có thể chủ động khóc vào đúng lúc nào đấy cũng không thể tự làm mình đỏ mặt.

Về mặt lý thuyết, có thể sử dụng thực tế này để tránh nó: nếu bạn cố tình muốn đỏ mặt, thì bạn lại không đỏ mặt được. Nhà tâm lý Viktor Frankl, tác giả của cuốn sách bán rất chạy “Man’s Search For Meaning” - Đi tìm lẽ sống – gọi phương pháp này là “ý định nghịch lý” – cố tình tập luyện một thói quen về thần kinh là một cách để xác định và loại bỏ nó.

Tuy nhiên, nói thì vẫn luôn dễ hơn làm. Cách dễ dàng duy nhất để dừng đỏ mặt là hít thở thật sâu và để cho thời điểm máu và adreanalin dồn lên mặt trôi qua. Cảm thấy quá xấu hổ về điều ngại ngùng của mình chỉ làm cho mọi việc tệ hơn. Và tất nhiên, khi bạn càng lo lắng về đỏ mặt, thì nó lại càng dễ xảy ra.

Tuy nhiên, dường như chúng ta nên tự hào về khuôn mặt đỏ ửng. Vì một nghiên cứu đã cho thấy rằng những người dễ đỏ mặt thường là những người hào phóng hơn, đáng tin và đức hạnh hơn. Phụ nữ có xu hướng đỏ mặt nhiều hơn, và các nhà khoa học nghi ngờ rằng đó là cách để họ chứng minh với nam giới rằng mình là người đức hạnh.

Nếu bạn bị đỏ mặt đến mức cực đoan, thì có thể dùng một loại thuốc để ngăn chặn các mạch máu khỏi giãn nở. Và mỗi năm ở Anh có khoảng 200 người thực hiện thủ thuật “cắt dây thần kinh giao cảm” để cắt bỏ vĩnh viễn các dây thần kinh điều khiển mạch máu trên khuôn mặt.

May mắn thay, đối với phần lớn mọi người, đỏ mặt chỉ là một bất tiện nhỏ.

Anh Thư [Tổng hợp]

Bạn có thể kiểm soát việc đỏ mặt?

Đỏ mặt là kết quả của việc hệ thống thần kinh giao cảm đáp ứng với các stress, sự bối rối hoặc cảm xúc mạnh. Nếu bạn muốn ngừng đỏ mặt thì cách tốt nhất vẫn là hãy để việc đỏ mặt diễn ra một cách tự nhiên nhất. Nếu bạn cảm thấy mình sắp đỏ mặt thì hãy cố nhìn qua hướng khác của  phòng hay thậm chí nhắm mắt lại trong một vài giây,  cố gắng giao tiếp bằng mắt có thể  khiến bạn càng đỏ mặt hơn. Đỏ mặt không có gì xấu. Đó là một ngôn ngữ của cơ thể biểu hiện sự xin lỗi. Những người đỏ mặt thường được coi là những người đáng tin tưởng, đồng cảm và vị tha.

Mặt bạn sẽ đỏ bừng lên sau một sự việc khiến bạn cảm thấy bối rối vì mắc lỗi hoặc những hớ hênh  trong cư xử xã hội hoặc bởi vì bạn đột ngột trở thành tâm điểm được mọi người chú ý hoặc khi bạn nhìn thấy người bạn thích điên đảo. Bạn cảm thấy trời đất quay cuồng, mọi cảm xúc tận sâu trong bạn đang thể hiện ra cho cả thế giới biết.

Thế nhưng đỏ mặt là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, thậm chí còn là lợi ích khi bạn nhận thức cao về bản thân. Những vệt đỏ trên má là kết quả của việc hệ thần kinh giao cảm đáp ứng với stress, sự bối rối hoặc những cảm xúc mạnh. Hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt hóa đáp ứng bùng phát hay hòa hoãn, giải phóng ra hormone andrenaline. Hormone này làm tăng nhịp tim, nhịp thở và đặc biệt  gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu và oxi làm cơ thể bạn nóng lên, màu hồng dần xuất hiện trên cơ thể bạn đặc biệt là ở mặt.

Không phải là bạn cố ý muốn đỏ mặt, có nghĩa là đó là cả một cơ chế phức tạp trong cơ thể nên không thể cố gắng dập tắt được.  Tuy nhiên điều đó không có nghĩ là bạn không cố gắng kiểm soát nó. Có một số cách để kiểm soát tình trạng này khi bạn cảm thấy mình sắp đỏ mặt, hoặc muốn đỏ mặt mất đi nhanh nhất có thể.

Đỏ mặt không phải là một điều gì xấu !!!

Mặc dù sự thật là mọi người đều có thể bị đỏ mặt, nhưng các nhà khoa học cố gắng khám phá mục đích thật sự của việc đỏ mặt. Một giả thuyết được đặt ra là đỏ mặt để thể hiện bạn đang biết mình làm sai điều gì đó. Nhưng một khuôn mặt đỏ lựng lên có thể là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, thức ăn cay nóng, uống rượu. Đỏ mặt còn là  thể hiện sự tự ý thức về bản thân, thông thường xảy ra khi một người cảm thấy bối rối  hoặc xấu hổ về hành động hoặc lời nói của mình hay đôi khi chỉ là cảm xúc. Viết trên tạp chí Cảm xúc, một nhà nghiên cứu cho rằng: “một vào giả thuyết nhấn mạnh vào việc đỏ mặt là một sự biểu hiện phù hợp để diễn tả sự bối rối và xấu hổ của một người, và để việc đó giúp khôi phục lại hình ảnh của bản thân người đó trước mọi người  sau khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Điều đó có nghĩa là bạn công khai truyền tải sự xấu hổ hoặc bối rối của mình khi vi phạm đạo đức xã hội hoặc một lỗi lầm khiến bạn cảm thấy vô cùng hối tiếc”.

Đỏ mặt là điều hoàn toàn đúng đắn khi truyền tải sự bối rối trong hành vi.  Khi các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi nghiên cứu trên những bức ảnh của những người tham gia nghiên cứu có hay không đỏ mặt, họ đã  nhận ra những người ta  dễ đồng cảm và đáng tin tưởng hơn khi bị đỏ mặt, mặc dù những người đó thường cho rằng đó là biểu hiện không hay ho gì. Đỏ mặt là ngôn ngữ không  lời thể hiện trên khuôn mặt. những người dễ bối rối [một dấu hiện của đỏ mặt]  là những người rộng lượng và vị tha.  Mặt khác, những người này rất khó kiểm soát được đỏ mặt nên họ thường ghét điều đó. Đỏ mặt là bình thường trong xã hội bởi đó là ngô ngữ của cơ thể thể hiện sự hỗi lỗi. Nếu bạn làm hỏng một món đồ hoặc vô tình dẵm lên chân người khác, bạn có thể xin lỗi về những điều đó, nhưng nếu bạn đỏ mặt thì điều đó thể hiện cho mọi người thấy: [1] bạn đang cảm thấy có lỗi và [2] thành thật là bạn không thể kiểm soát được hành vi của bạn.

Bạn gần như không dự đoán được việc đỏ mặt!!!

Nếu bạn là là typ người dễ đỏ mặt ngay cả khi một người nào đó chỉ nháy mặt với bạn thì bạn nên biết rằng gần như bạn không thể dự đoán được việc đỏ mặt. bạn có thể đỏ mặt trong một số tình huống sau:

  • Bạn đang lo lắng và  mất sự tự tin về hình ảnh của mình trong mắt người khác
  • Giảm sự tự tin vào bản thân
  • Sợ người khác đánh giá sai về con người bạn
  • Tha thiết được sự chấp nhận của người khác về ý định của bạn
  • Nhạy cảm với những phát ngôn và tình huống khó xử.
  • Cố gắng đỏ mặt có thể giúp bạn  đỡ đỏ mặt hơn

Nếu bạn muốn không đỏ mặt nữa, thì cách tốt nhất là cố gắng đỏ mặt. Nghe thật buồn cười nhưng sự thật đó là cách đánh lừa não bộ của bạn, nếu bạn càng cố gắng làm điều mà khó xảy ra thì não sẽ làm ngược lại.

Điều thú vị là, mọi nỗ lực thể hiện qua ánh mắt của bạn hoặc, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ càng làm cho bạn đỏ mặt thêm bởi những lúc đó mọi sự bối rối, lo lắng, mất tự tin sẽ thể hiện qua đôi mắt.

Một số cách kiểm soát việc đỏ mặt: phương pháp giải phóng cảm xúc, phương pháp kiểm sót nhịp thở,  phương pháp giãn cơ ….

Tham  khảo thêm thông tin tại bài viết: Đỏ mặt – dấu hiệu bệnh tim

Da mặt bị đỏ lên bất thường khiến cho mọi người vô cùng bối rối và lo lắng. Đặc biệt là khi tình trạng da kèm theo triệu chứng nóng, ngứa rát, nổi rộp,… Không biết có phải là biểu hiện của bệnh lý nào nghiêm trọng?

Tình trạng da đỏ bất thường khiến cho người bệnh không khỏi lo lắng

Da đỏ ửng xảy ra khi hàng trăm mạch máu nhỏ ngay bên dưới da giãn ra, hoặc mở rộng. Khi các mạch máu này mở rộng, chúng nhanh chóng chứa nhiều máu hơn, có thể làm cho da có màu đỏ hoặc hồng.

Hiệu ứng này đáng chú ý hơn ở các vùng trên cơ thể nơi các mạch máu gần da nhất, chẳng hạn như má và ngực. Da đỏ ửng cũng có thể cảm thấy nóng khi chạm vào hoặc gây ra cảm giác bỏng rát nhẹ.

Da mặt đỏ thường vô hại và tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được bất kỳ triệu chứng nào khác có thể đi kèm với đỏ bừng.

1. Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ ửng bất thường

1.1. Do tâm lý

Ở một số người, sự lo lắng, xấu hổ có thể khiến da mặt bị đỏ

Lo lắng hoặc xấu hổ có thể khiến cơ thể giải phóng hormone làm giãn tạm thời các mạch máu và dẫn đến đỏ da. Mọi người thường gọi loại da đỏ ửng này là “đỏ mặt”. Một số người thấy đỏ mặt xấu hổ hoặc khó chịu, điều này có thể gây ra lo lắng hơn nữa làm cho việc đỏ mặt tồi tệ hơn.

1.2. Thân nhiệt tăng

Khi thân nhiệt tăng đột ngột, các mạch máu mở rộng để làm mát cơ thể. Phản ứng này cũng khiến cho da đỏ ửng lên. Tưởng như đây là một hiện tượng bình thường, nhưng nếu da mặt đỏ ửng lên kèm theo các triệu chứng như khó thở, kiệt sức thì chắc chắn đó là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến nhiệt.

1.3. Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến sản xuất hormone. Những hormone này đi qua dòng máu và giúp điều chỉnh một loạt các chức năng cơ thể.

Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, điều này sẽ phá vỡ quy trình hoạt động của cơ thể. Một số rối loạn nội tiết gây ở mức độ cao sẽ gây ra căng thẳng, tăng huyết áp hoặc mở rộng mạch máu. Kết quả là da mặt bị đỏ bừng lên.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Da chuyển sang màu đỏ sau khi sử dụng một số loại thuốc nhất định

Một số loại thuốc khiến cho da mặt bị đỏ và rát có thể bao gồm:

  • Một số loại thuốc kháng sinh
  • Thuốc canxi
  • Thuốc giãn mạch
  • Nitrat
  • Axit nicotinic
  • Tamoxifen
  • Hormone giải phóng tuyến giáp
  • Opioid, chẳng hạn như morphin

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh mà da bị đỏ ửng lên, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc khác thay thế, ít tác dụng phụ hơn, an toàn cho sức khỏe hơn.

1.5. Do uống rượu

Không phải ai uống rượu vào cũng bị đỏ mặt. Tuy nhiên, ở một số người, dù chỉ mới uống một chén rượu da mặt đã đỏ ửng lên. Rượu làm tăng huyết áp và làm cho các mạch máu mở rộng, khiến cho vùng da ở mặt, cổ, ngực, lưng đỏ hết lên.

1.6. Hồng ban

Hồng ban là căn bệnh mãn tính, có thể đeo bám người bệnh dai dẳng

Đây là tình trạng da mãn tính thường xuất hiện ở vùng mặt, gây đỏ, nổi mụn, nhìn thấy rõ mạch máu và các vấn đề về da khác. Mỗi cơn đỏ xuất hiện về sau đều sẽ kéo dài hơn những cơn ban trước đó. Nguyên nhân gây ra bệnh hồng ban không rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể kích hoạt triệu chứng bùng phát như:

  • Va đập mạnh
  • Phơi nắng
  • Nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Thực phẩm hoặc đồ uống
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Với việc điều trị, có thể bao gồm thuốc bôi và thuốc kháng sinh uống, mọi người thường có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hồng ban.

>>> Xem thêm: Hồng ban nút có nguy hiểm không?

1.7. Hội chứng Carcinoid

Hội chứng carcinoid là một tình trạng hiếm gặp có thể gây ra da đỏ ửng trên mặt và ngực. Bệnh xảy ra ở khoảng 10% những người có khối u carcinoid, một loại ung thư không phổ biến, thường bắt đầu trong đường tiêu hóa nhưng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm gan, tuyến tụy và phổi.

Các khối u carcinoid tạo ra các chất giống với hormone như serotonin, đôi khi có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng carcinoid. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy và khó thở.

1.8. Mãn kinh

Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến da đỏ ửng

Ở những người trải qua thời kỳ mãn kinh, việc thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây ra những cơn bốc hỏa. Trong một cơn nóng, một người có thể trải qua cảm giác nóng đột ngột, dữ dội có thể lan khắp cơ thể.

Bất cứ ai quan tâm đến các triệu chứng mãn kinh của họ nên nói chuyện với bác sĩ, người có thể cung cấp lời khuyên về các lựa chọn điều trị khác nhau.

1.9. Hội chứng bệnh tế bào mast

Hội chứng bệnh tế bào mast [MCAS] là một tình trạng có thể khiến một người mắc phải các triệu chứng sốc phản vệ, chẳng hạn như nổi mề đay, da đỏ ửng và khó thở.

Tế bào mast là một phần của hệ thống miễn dịch và MCAS xảy ra khi cơ thể giải phóng quá nhiều chất bên trong các tế bào này không đúng lúc. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa mắt, mũi, miệng và cổ họng, huyết áp thấp và nhịp tim nhanh.

2. Da mặt bị đỏ bất thường có nguy hiểm không?

Nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân, có phương án điều trị hiệu quả

Có thể thấy, hầu hết các nguyên nhân khiến cho da mặt bị đỏ là do hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường, kích thích bởi các loại hormone, dược liệu hoặc do tác động vật lý. Nhìn chung, hiện tượng da mặt bị đỏ ửng không quá nguy hiểm.

Dù vậy, khi có những biểu hiện bất thường, bạn vẫn nên tìm gặp bác sĩ để được khám ngay. Chẩn đoán được đúng bệnh, chắc chắn sẽ có phương hướng điều trị an toàn và hiệu quả. Tránh để tình trạng đỏ mặt bất thường ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

3. Xử lý thế nào khi da mặt bất ngờ bị đỏ ửng?

Khi da mặt bất ngờ bị đỏ ửng lên, bạn có thể thực hiện những điều sau để kiểm soát triệu chứng:

  • Ngưng sử dụng ngay các chất kích thích, thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da đang sử dụng
  • Nếu như đang dùng mỹ phẩm, trang điểm, nên lập tức tẩy trang, loại bỏ chúng khỏi làn da
  • Tìm đến không gian mát mẻ, thoáng khí, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời hay các chất hóa học độc hại
  • Dùng nước mát hoặc khăn bông mềm thấm nước mát áp lên bề mặt da để làm dịu cơn nóng đỏ
  • Uống nước để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể

Sau khi đã kiểm soát được tình trạng da mặt bị đỏ, che chắn làn da cẩn thận và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiếp nhận điều trị.

4. Một số phương pháp tự nhiên kiểm soát đỏ da mặt

4.1. Đắp da mặt bị đỏ bằng nước trà xanh

Trà xanh cũng có tính chống viêm, làm trẻ hóa tế bào da và giúp làm co các mạch máu dưới da

Với khả năng chống viêm, làm trẻ hóa tế bào da và giúp làm co các mạch máu dưới da, trà xanh có thể giúp bạn giảm triệu chứng đỏ và viêm ngoài da mặt.

Cách làm:

  • Hãm 1 chén trà xanh rồi để trong tủ lạnh khoảng 30 phút
  • Nhúng khăn trong chén trà lạnh
  • Đắp miếng khăn đó lên mặt và mát xa trong vài phút
  • Lặp lại phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất

4.2. Chườm đá lạnh

Đá lạnh giúp các mạch máu co nhỏ lại, giảm những cơn nóng đỏ ngoài da

Nhiệt độ lạnh sẽ làm co các mạch máu ở dưới da, làm giảm thiểu sắc đỏ. Nó cũng giúp làm giảm ngứa và viêm.

Cách làm:

  • Gói vài viên đá lạnh trong một chiếc khăn
  • Nhẹ nhàng xoa khăn khắp mặt trong 1 phút
  • Nghỉ 5 phút, sau đó lặp lại lần nữa
  • Làm điều này trong ngày khi cần

4.3. Giấm táo

Giấm táo có đặc tính chống viêm giúp làm giảm hiện tượng đỏ da mà liên quan đến các vấn đề như mụn viêm, chàm và hồng ban [rosacea].

Giấm táo giúp làm giảm hiện tượng da bị đỏ ửng

Cách làm:

  • Trộn nước và giấm táo thô chưa lọc với 2 phần nước bằng nhau.
  • Nhúng bông gòn vào dung dịch rồi thoa lên vùng da bị đỏ.
  • Để trên da 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Để làm lành da từ bên trong, bạn trộn 2 thìa cà phê giấm táo thô chưa lọc với 1 thìa cà phê mật ong tươi vào trong 1 ly nước lọc. Sau đó uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày.

5. Khi nào đi khám bác sĩ

Da đỏ ửng thường vô hại, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn. Tốt nhất là đi khám bác sĩ nếu đỏ bừng mặt:

  • Trở nên thường xuyên hơn hoặc trở nên tồi tệ hơn
  • Dường như không liên quan đến nhiệt, tập thể dục hoặc phản ứng cảm xúc
  • Xảy ra cùng với các triệu chứng khác, chẳng hạn như tiêu chảy
  • Gây ra sự bối rối, căng thẳng hoặc lo lắng đáng kể

Da mặt bị đỏ xảy ra khi các mạch máu ngay dưới da mở rộng và chứa nhiều máu hơn. Đối với hầu hết mọi người, thỉnh thoảng đỏ bừng là bình thường và có thể là kết quả của việc quá nóng, tập thể dục hoặc phản ứng cảm xúc. Da đỏ ửng cũng có thể là tác dụng phụ của việc uống rượu hoặc dùng một số loại thuốc.

6. Phương pháp phòng ngừa

Giữ một tinh thần, tâm lý thoải mái và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Da đỏ ửng không phải lúc nào cũng dễ ngăn ngừa, nhưng thực hiện những điều sau đây có thể giúp bạn khắc phục:

  • Tránh nhiệt độ khắc nghiệt và mặc quần áo phù hợp với thời tiết
  • Uống nhiều nước để tránh quá nóng và mất nước
  • Duy trì cân nặng và huyết áp khỏe mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Hạn chế uống rượu, sử dụng các chất kích thích
  • Học các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như các bài tập thở và thiền định để đối phó với căng thẳng
  • Điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây ra da đỏ ửng

Đối với làn da đỏ ửng liên quan đến căng thẳng, lo lắng hoặc phản ứng cảm xúc, hãy gặp chuyên gia y tế tư vấn về các liệu pháp và kỹ thuật có thể giúp ích cho bạn.

Đôi khi, da mặt bị đỏ có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh hồng ban, ung thư hoặc rối loạn nội tiết. Những người bị đỏ bừng nếu trở nên tồi tệ hơn, xảy ra các triệu chứng khác hoặc không có nguyên nhân rõ ràng nên đến bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị!

Video liên quan

Chủ Đề