Nợ xấu có ảnh hương như thế nào đến nền kinh tế và các tổ chức tín dụng?

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.  

Nợ xấu là gì? [Ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

- Nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

- Nhóm 2 - nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;

- Nhóm 4 - nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
 

3. Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng gì không?

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
 

4. Nợ xấu cá nhân được xóa khi nào?

- Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

- Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.
 

5. Làm cách nào để phòng tránh nợ xấu?

Để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp sau:

- Trước khi quyết định vay vốn, người vay nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.

- Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.

- Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định

- Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

Trên đây là thông tin về Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào? Nếu có thắc mắc về các chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không

Phóng viên [PV]:Ông có thể cho biết vì sao chúng ta phải cần có ngay một nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu?

Ông Nguyễn Sỹ Cương:Không phải đến bây giờ chúng ta mới đề cập đến cần phải có giải pháp đặc thù để xử lý nợ xấu, mà nó đã được nói nhiều trong thời gian qua. Và đến bây giờ chúng ta không thể trì hoãn được việc này nữa, phải nhanh chóng triển khai đưa vào cuộc sống.

Trong nền kinh tế thị trường, lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro, nhưng có lẽ kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi do nhất bởi tính linh hoạt, khó kiểm soát việc sử dụng đồng tiền của người vay. Nhiều học giả, nhà quản lý ngân hàng lớn trên thế giới cũng đã khẳng định: Rủi ro, nợ xấu là những người đồng hành bất đắc dĩ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể xóa bỏ hoàn toàn rủi ro, xóa bỏ nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhưng chúng ta có thể phòng ngừa, kiểm soát được rủi ro, nợ xấu ở mức độ có thể chấp nhận.

Nợ xấu đang là vấn đề nóng, được Quốc hội, Chính phủ và cử tri quan tâm và ví như “Cục máu đông”. Nợ xấu làm cho nền kinh tế kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp. Thời gian qua đã có nhiều văn bản, nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu, tuy nhiên việc triển khai, thực thi chưa hiệu quả, cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất, chưa bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập, làm hạn chế kết quả xử lý nợ xấu, dẫn đến có nhiều vướng mắc, thời gian xử lý kéo dài…Việc rất đơn giản là người vay đã đồng ý thế chấp tài sản, khi không có khả năng trả nợ thì đương nhiên tổ chức tín dụng có toàn quyền xử lý tài sản thế chấp. Nhưng thực tế tổ chức tín dụng lại phải thỏa thuận, nếu chưa thống nhất phải ra tòa án phân giải…

Như vậy, ở đây rõ ràng khó khăn không chỉ khoanh vùng tại hệ thống ngân hàng mà nó còn lan tỏa nền kinh tế. Nếu để lâu dài tác động tiêu cực rất lớn. Kinh nghiệm các nước đều cho thấy, nợ xấu càng để lâu, thì chi phí xử lý càng lớn. Cũng rút ra từ những bài học ở các nước gặp khủng hoảng gắn với nợ xấu như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Nhật Bản… muốn xử lý nợ xấu hiệu quả, người ta cũng cần phải có cam kết chính trị, nguồn lực đủ mạnh, cơ sở pháp lý chặt chẽ. Và một điều quan trọng, bên cạnh quyết liệt mạnh mẽ thì kế hoạch hành động này cần có giải trình minh bạch, tạo được đồng thuận xã hội tốt hơn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương.

PV:Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu đã bảo đảm tính giải trình, thuyết phục chưa, thưa ông?

Ông Nguyễn Sỹ Cương:Quá trình tổng kết cho thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập làm giảm hiệu quả việc xử lý nợ xấu. Do vậy, để tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc liên quan đến nhiều luật hiện hành và thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, cần thiết phải có một văn bản do Quốc hội ban hành mới bảo đảm tính pháp lý và khả thi trong tổ chức thực hiện.

Tôi đã thấy sự rõ ràng, minh bạch về quyền lực, quyền hạn trong dự thảo nghị quyết này. Như đối với quy định mua bán nợ theo giá thị trường, có thể cho phép người bán thấp hơn hoặc cao hơn giá trị khoản nợ đó nhưng vẫn đủ minh bạch, cũng như rõ ràng về trách nhiệm xử lý người gây ra nợ xấu [nếu có] chứ không có sự đánh đồng công, tội.

Về quyền xử lý tài sản bảo đảm [TSBĐ], khung khổ pháp lý hiện nay trong chừng mực nhất định đã tác động không nhỏ đến tốc độ xử lý. Quá trình này diễn ra rất chậm và gây cho các ngân hàng nhiều khó khăn xử lý nợ xấu. Mà khó khăn này do vấn đề đề xác định quyền sở hữu gắn với quyền tài sản, quyền nắm giữ tài sản, quyền của những người liên quan trong hợp đồng tín dụng. Tôi cho rằng, chúng ta phải rất rõ ràng quyền sở hữu, quyền tài sản của các bên liên quan trong những hợp đồng giao dịch, cụ thể ở đây là hợp đồng tín dụng. Tuy những điều khoản mới tại dự thảo liên quan đến quyền xử lý TSBĐ đã tăng thêm một số quyền xử lý TSBĐ cho chủ nợ, nhưng đồng thời kèm theo yêu cầu chặt chẽ để bảođảmhoạt động xử lý TSBĐ của ngân hàng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tôn trọng cam kết của các bên, và cũng không kém phần “nhân văn” hỗ trợ tích cực các con nợ của mình, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên.

Xử lý nợ xấu là một cấu phần cực kỳ quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thị trường mong đợi việc có đủ khung khổ pháp lý để thực thi đồng thời cả hai quá trình đó. Vì vậy, Quốc hội ban hành nghị quyết là cấp bách, là cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu kịp thời, đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

PV:Có ý kiến cho rằng, trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho TCTD là vi phạm quyền công dân quy định trong Hiến pháp, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Sỹ Cương:Thứ nhất, các nội dung của nghị quyết đều bảo đảm hợp hiến, không ảnh hưởng đến quyền của công dân. Thứ hai, theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quy định các chính sách thí điểm mà pháp luật hiện hành chưa có quy định hoặc khác với quy định hiện hành. Mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết này là không sửa đổi các luật khác mà được áp dụng như một văn bản chuyên ngành để xử lý nợ xấu. Các đối tượng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết thực hiện theo quy định có liên quan của các luật hiện hành.

Khoản 3, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.Vì nghị quyết và luật đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nên Khoản 2, Điều 17 dự thảo nghị quyết quy định cụ thể việc áp dụng nghị quyết theo nguyên tắc này là hoàn toàn hợp pháp, có cơ sở pháp lý và bảo đảm tính khả thi để thực hiện.

Về tính hợp hiến, hợp pháp của quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm: Theo Điều 14, 15 Hiến pháp 2013; Điều 2, 3 Bộ luật Dân sự 2015 thì ở Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện đem tài sản của mình thế chấp, cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ [giao dịch dân sự] sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được bên bảo đảm đồng ý trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, tự do ý chí. Theo dự thảo nghị quyết, quyền thu giữ tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Về nhà ở, Điều 22 Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Việc TCTD thu giữ tài sản bảo đảm là nhà ở của người bảo đảm hoặc người giữ tài sản bảo đảm [chủ nhà] về nguyên tắc đã được người bảo đảm hoặc người giữ tài sản bảo đảm [chủ nhà] đồng ý theo thỏa thuận thu giữ tại hợp đồng bảo đảm đã ký.

Do đó, quy định về quyền thu giữ tài sản tại dự thảo nghị quyết hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự 2015, không hạn chế quyền công dân, quyền con người, bảo đảm công bằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, cũng như không xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo quy định tại Hiến pháp. Như đã trình bày ở phần trên, việc cho phép TCTD được quyền thu giữ tài sản bảo đảm là biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và phù hợp với nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

NGỌC QUYẾT[thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề