Tại sao gọi chiến thắng điện biên phủ trên không

[HNM] - Mọi trận chiến ở thủ đô của nước bị xâm lược đều có ý nghĩa quyết định đối với cuộc chiến, lịch sử từ cổ chí kim trên thế giới ghi nhận như vậy và lịch sử Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đúc rút được quy luật đó, sau khi nghiên cứu rất kỹ nhiều cuộc chiến tranh, từ chiến tranh thời cổ đại tới hiện đại, từ năm 1968, Bác Hồ đã nhận định: Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã chứng tỏ phán đoán thiên tài của Người. Nhận định đó của Bác Hồ cũng chứng tỏ trận thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội năm 1972 là kết quả của rất nhiều năm nghiên cứu kẻ địch, nghiên cứu cách đánh, khổ luyện lập công của hàng nghìn con người, hình thành một thế trận giăng sẵn, đưa giặc vào thế chắc thua, như trận chiến sông Bạch Đằng, trận Chi Lăng, trận Ngọc Hồi - Đống Đa, trận Điện Biên Phủ… và vài năm sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chỉ có Chính phủ Mỹ lúc đó là không thể ngờ rằng sẽ nhận được một kết cục như vậy. Họ bị bất ngờ vì đánh giá quá thấp đối phương. Vì quá tự tin vào ưu thế quân sự của mình. Và sau cùng, điều này tuy lặn sâu vào bên trong nhưng lại mang ý nghĩa quyết định, vì cuộc chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh phi nghĩa, bị nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới phản đối. Tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự hơn hẳn nhưng những kẻ xâm lược Mỹ đã chịu thất bại trước một dân tộc có truyền thống ngàn đời "Không có gì quý hơn độc lập tự do". "Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ". Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là biểu trưng của bản lĩnh, phẩm giá Việt Nam. Sau gần 10 năm trực tiếp mang quân xâm lược, đế quốc Mỹ đã bị sa lầy ở chiến trường miền Nam. Các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn miền Bắc hoặc giới hạn ở vùng Khu 4 cũ thất bại thảm hại vì đã không ngăn chặn được hoạt động chi viện của miền Bắc cho miền Nam, sau 3 năm vừa đánh vừa đàm, bản dự thảo Hiệp định Pari đã để sẵn trên bàn. Cần một nước đi cuối cùng để hoặc là lật lại thế cờ, hoặc phải đặt bút ký vào bản hiệp định thừa nhận thất bại. Nước cờ đó là kế hoạch tuyệt mật Linebacker II được Tổng thống Mỹ Ních sơn trực tiếp phê chuẩn. Tiến hành cuộc tập kích Hà Nội bằng con át chủ bài B-52, Chính phủ Mỹ lúc đó muốn gì? Muốn nhân dân Hà Nội và cả nhân dân Việt Nam hoảng sợ cúi đầu, Chính phủ Việt Nam phải ký Hiệp định Pari với những điều khoản có lợi cho Mỹ, để nước Mỹ có thể rút chân ra khỏi cuộc chiến trong danh dự… Bước vào cuộc đọ sức chiến lược, phía Mỹ có gì? Trước hết Mỹ đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt ngoại giao, quân sự và nhiều mặt khác. Thứ hai, nhưng lại quan trọng nhất là ưu thế về lực lượng không quân chiến lược với hàng loạt máy bay cường kích, tiêm kích, không người lái, tàng hình… hiện đại. Hạt nhân của các hung thần trên không ấy là siêu pháo đài bay B-52 đã được bố trí dày đặc trên các sân bay bao quanh Việt Nam. B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất, tích hợp hầu hết các thành tựu kỹ thuật quân sự của Mỹ lúc bấy giờ. Máy bay B-52 chỉ trong một lần dàn đội hình oanh tạc có thể tạo ra một bãi bom rộng 400 mét, dài 1.000 mét. Mọi thứ bên trong hình chữ nhật chết này sẽ là bình địa. Trên chiến trường Việt Nam, máy bay B-52 đã được thử nghiệm nhiều lần, ở nhiều địa bàn khác nhau, cả miền Bắc và miền Nam. Để tiến hành chiến dịch này, Mỹ huy động hầu hết máy bay chiến lược B-52 hiện có [197/207 chiếc] và 1.077 máy bay các loại từ 3 căn cứ không quân và 6 tàu sân bay bố trí ở ngoài khơi Việt Nam. Một sức mạnh quân sự vượt trội với khả năng hủy diệt cao. Tất cả những dữ liệu đó đều đã được đặt trên bàn tổng thống và mạng lưới máy tính của giới chóp bu quân đội Mỹ. Với những tính toán chi li và chắc thắng, không quân Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội. Nhưng những bộ óc chiến lược cũng như các máy tính hiện đại của quân đội Mỹ đều không tính đến một dữ liệu quan trọng đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là yếu tố tinh thần của đối phương. Hà Nội là thành phố đông dân. Hà Nội còn thiếu thốn trăm bề, nhưng người Hà Nội có truyền thống yêu nước nồng nàn "thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước". Cần phải nói là, trước khi Tổng thống Mỹ đặt bút ký vào bản kế hoạch tấn công Hà Nội hàng tháng, một tài liệu tuyệt mật được gọi là cẩm nang đỏ "Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa" đã được phổ biến trong toàn quân. Trước đó hàng năm, đã có sự hợp tác khoa học tuyệt mật để cải tiến tính năng kỹ thuật của tên lửa SAM-2 và nhất là hệ thống ra đa phá nhiễu giữa ta và các chuyên gia quân sự Xô viết. Khi B-52 cất cánh từ các sân bay quân sự cách Việt Nam 6 giờ bay, các chiến sĩ pháo cao xạ, tên lửa, ra đa, lái máy bay đã biết và ngồi vào vị trí sẵn sàng chiến đấu cấp 1. Nhưng quan trọng không kém, đó là trước những âm mưu tàn độc của xâm lược Mỹ, Hà Nội và cả nước đã sẵn sàng quyết đánh và quyết thắng. Chỉ trong một đêm, hơn nửa triệu người Hà Nội đã sơ tán, hàng vạn người khác lên các vị trí chiến đấu bằng tất cả vũ khí có trong tay. Hà Nội vẫn sáng đèn. Các điểm vui chơi vẫn mở cửa. Đài phát thanh vẫn phát nhạc. Nhiều hoạt động đón năm mới vẫn diễn ra… Nhưng Hà Nội từ đêm  17-12-1972 đã trở thành thiên la địa võng, thành lưới lửa của lòng căm thù, thành tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" trong thời cả nước chống Mỹ. Và cái gì phải đến đã đến. Trong cơn giãy giụa điên cuồng và tuyệt vọng từng đàn máy bay B-52 của Lầu Năm góc cay cú trút bom xuống đầu dân cư phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, Giáp Bát, Văn Điển rồi Uy Nỗ, Cổ Loa, Yên Viên huyện Đông Anh của Hà Nội và nhiều thành phố khác. Trong số 100.000 tấn bom ném xuống miền Bắc trong chiến dịch này, Mỹ đã rải xuống Hà Nội trên 40.000 tấn bom. 1.318 người dân Hà Nội đã chết, 2.000 ngôi nhà bị tàn phá. Riêng khu phố Khâm Thiên đã có 278 người chết [40 cụ già, 55 em nhỏ, 91 phụ nữ]. Ở Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhân và bác sĩ chết bên nhau trong phòng cấp cứu. Đau thương ngất trời. Căm thù ngất trời! Và Hà Nội cùng cả nước đã cất tiếng trả lời. Cùng với tên lửa, bộ đội pháo cao xạ, dân quân tự vệ phòng không và nhân dân Hà Nội, Hải Phòng đã huy động gần như tất cả hỏa lực mình có của 2 thành phố, khiến đội hình của địch rối loạn để tiếp cận, bắn rụng B-52. Trong 12 ngày đêm chiến đấu gan dạ, dũng cảm đó, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 pháo đài bay B-52, 16 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống nhiều giặc lái. Trong những máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ, có chiếc đã rơi xuống hồ Hữu Tiệp, ngẫu nhiên làm đẹp thêm truyền thống làng hoa Ngọc Hà của Hà Nội. Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã buộc Mỹ bỏ rơi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, buộc phải ký Hiệp định Pari công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam. Với hiệp định này, ta đã hoàn thành mục tiêu "đánh cho Mỹ cút" để hơn 2 năm sau, "đánh cho Ngụy nhào" hoàn thành ước nguyện của Bác Hồ, hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thoắt đấy, trận thắng lịch sử đã lùi xa 40 năm. Quan hệ Việt - Mỹ đã khác trước. Nhiều phi công B-52 bị bắn rơi và bị bắt sống đã trở thành những chính trị gia, góp tiếng nói quan trọng nhằm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nhiều cựu chiến binh Mỹ đã làm những việc thiết thực để hàn gắn vết thương một thời.

Nhắc đến trận "Điện Biên Phủ trên không" vào dịp này là để thêm một lần khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam cùng truyền thống đánh giặc hào hùng và niềm tin vào chiến thắng. Chúng ta nhắc chiến thắng Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 không phải để khoét sâu hơn nữa lòng thù hận, mà để cùng nhau rút ra những kinh nghiệm lịch sử, tránh lặp lại những bài học đau xót trong tương lai để sánh bước lâu dài trên con đường hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Qua dịp kỷ niệm này, tôi cũng nghiệm ra rằng: Người Việt Nam luôn lấy chữ "tình" làm trọng, mọi căm thù đều có thể được tha thứ, được gác lại một bên, chỉ tình nghĩa, sự thông cảm, đồng cảm là bền vững. Căm thù nào bằng lòng căm thù trước những tội ác chồng chất của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ với nhân dân ta mấy chục năm qua cũng như những thế kỷ đồng hóa, diệt chủng trước đó. Nhưng nhân dân ta chưa bao giờ lẫn lộn giữa kẻ xâm lược và nhân dân tiến bộ ở những nước đó và sẵn sàng tha thứ, ngay với kẻ xâm lược, nếu chúng biết hối hận. Và mỗi lần nhắc đến trận "Điện Biên Phủ trên không" hay rất nhiều chiến thắng khác, tôi vẫn cứ ngạc nhiên rằng sao những bài học nhãn tiền ấy không đủ thức tỉnh những kẻ còn ôm mộng xâm lược. Đâu chỉ tiền nhiều, người đông, vũ khí mạnh là thắng. Chiến thắng B-52 40 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ 58 năm trước, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa 223 năm trước… và rất nhiều mốc son khác trong lịch sử đã chứng minh điều đó.

– Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã phá tan “Pháo đài khổng lồ” của Pháp, góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.

– Và chiến thắng năm 1972, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt toàn bộ “Pháo đài B52” của Mĩ, góp phần to lớn trong việc thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri.

CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” MÃI MÃI LÀ NIỀM TỰ HÀO THÚC GIỤC CHÚNG TA ĐI TỚI

Trong lịch sử dân tộc, chiến thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972, được coi như một “Điện Biên phủ trên không”. Dẫu 49 năm đã qua nhưng chiến thắng này, mãi mãi là niềm tự hào, là động lực thúc giục chúng ta đi tới, giành nhiều thắng lợi trên hành trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Ngày đăng : 19/12/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

Từ đêm 18 đến sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972, với thái độ ngông cuồng và mưu toan tàn phá miền Bắc, đặc biệt là hai thành phố lớn và Khu Công nghiệp, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc tập kích chiến lược bằng không quân, được gọi là Chiến dịch Linebacker II - làm cho ta suy yếu để gây sức ép trong đàm phán tại Hội nghị Pari. Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động 729 lượt máy bay B52, hơn 1000 lượt máy bay tiêm-kích hiện đại nhất như F.111, A.6 và các loại máy bay tác chiến điện tử, cùng với đội phi công nhà nghề dày dạn nhất,. Liên tục 12 ngày đêm, máy bay Mỹ đã đã đánh phá vào 140 điểm thuộc 5 thành phố lớn, 17 tỉnh phía Bắc Việt Nam, với khối lượng bom đạn lên tới 8 vạn tấn, giết hại 4.025 người, làm bị thương 3.327 dân thường, phá hủy hoàn toàn 5.480 ngôi nhà, san bằng 24 trường học, 5 bệnh viện, nhiều rạp hát, chùa chiền, di tích lịch sử... Đây là cuộc chiến tranh điện tử, chiến tranh công nghệ cao điển hình của Mỹ với những nỗ lực cao nhất, những âm mưu, thủ đoạn tác chiến tinh vi, nham hiểm nhất. Nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, thông minh, sáng tạo quân và dân miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đã làm nên chiến thắng lịch sử, đập tan uy thế của không lực Hoa Kỳ.

Giáo sư người Mỹ, Guenter Levy trong tác phẩm nổi tiếng “Mỹ ở Việt Nam” đã khẳng định: “Chiến dịch Linebacker II là thất bại chính trị - quân sự của Mỹ, vì nó không buộc được đối phương đầu hàng, nghĩa là có những nhượng bộ mới. Bắc Việt, về thực chất đã kết thúc cuộc chiến tranh với một Hiệp định có lợi cho họ...”.

Nhớ lại sự kiện này, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao,Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pari Nguyễn Thị Bình đã viết: “Bạn bè quốc tế lúc đó cũng rất lo cho chúng ta. Nếu chúng ta không chịu nổi thì không biết cái gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe tin quân ta bắn rơi chiếc B52 đầu tiên, chúng tôi đã thở phào và vô cùng sung sướng. Vậy là chúng ta có khả năng đánh bại lực lượng không quân mạnh nhất của Mỹ. Và khi 2, 3, 4, 5, 6 chiếc B52 bị bắn rơi thì dư luận thế giới đã đồng thanh đánh giá: Mỹ đã thất bại không chỉ về quân sự mà cả về chính trị...”.

Thắng lợi của quân và dân ta trong việc đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ trên bầu trời Hà Nội, làm nên một “Điện Biên phủ trên không” là một thắng lợi có một không hai trong lịch sử. Yếu tố làm nên thắng lợi nói trên “không phải là những may bay MIC, không phải là vũ khí tự động, không phải là tàu chiến mà trước hết là nhân dân, là sức mạnh chiến đấu của nhân dân” [Điện mừng Việt Nam chiến thắng của nhà chỉ huy quân sự một nước Đông Nam Á].Mặt khác, cũng chính cuộc tập kích điên cuồng của Mỹ “…đã vô tình cổ vũ sức mạnh văn hoá của người dân Việt đoàn kết họ trong cuộc chiến đấu đương đầu với Mỹ”. Điều này lý giải vì sao khi bày ra Chiến dịch Linebacker II kẻ địch hí hửng chắc thắng, nhưng cuối cùng phải chuốc lấy thất bại. Chính Kít-xinh-gơ đã thú nhận “Nếu Việt Nam chỉ anh hùng không thôi, thì chúng tôi sẽ đè bẹp, nhưng Việt Nam vừa anh hùng, vừa thông minh, sáng tạo nên chúng tôi đã thua”. Đúng như vậy, với việc đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ trên bầu trời Hà Nội chúng ta đã buộc Mỹ phải cút khỏi miền Nam Việt.Từ thắng lợi có tính bản lề này, hai năm sau, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử chúng ta đã thu non sông về một mối, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Lịch sử của dân tộc mà Mỹ đã từng huênh hoang cho trở về thời kỳ “đồ đá” đã bước sang kỹ nguyên mới: Độc lập, tự do và cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không”, không chỉ làm nức lòng Nhân dân cả nước mà còn làm cho đông đảo Nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên toàn thế giới rất đỗi vui mừng. Việt Nam trở thành tấm gương chói lọi và là biểu tượng của sức mạnh chính nghĩa thắng hung tàn, bạo ngược. Cũng từ thắng lợi này, đã chứng minh cho kẻ địch biết rằng sự ngạo mạn ỷ vào vũ khí, trang thiết bị, kỹ thuật, dùng vũ khí để đe doạ, trấn áp người khác, coi thường yếu tố con người, sẵn sàng gây chiến tranh phi nghĩa luôn luôn phải chuốc lấy hậu quả. Một lần nữa khẳng định đường lối lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta; sức mạnh to lớn của Nhân dân ta, dân tộc ta; tinh thần sáng tạo quyết tâm làm chủ vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật; quyết tâm khai thác triệt để tiềm năng và hiệu quả của vũ khí và trang thiết bị hiện có của Quân đội ta; đồng thời đã vô hiệu hoá được sức mạnh của những trang thiết bị, vũ khí, hoả lực của địch; hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại mà địch có thể gây ra và tận dụng hết khả năng vũ khí vốn có của mình để chiến thắng.

59 năm sau ngày chiến thắng “Điện Biên phủ trên không”, đặc biệt sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị trí và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tuy vậy, “trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến nhanh, phưc tạp, khó dự báo; thuận lợi, thời cơ đan xen với khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp, cấp bách hơn đối công cuộc đổi mới và phát triển đất nước”[1]; phát huy tinh thần “Điện Biên phủ trên không”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn, phấn đấu đưa nước ta đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thực hiện được tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Trí Ánh

[1] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lê Thùy Trang

Lần xem: 11447

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề