Nhân là gì nghĩa là gì

Khi tìm hiểu về pháp nhân, có không ít thông tin liên quan đến thể nhân. Và chính khái niệm này đã khiến nhiều người nhầm lẫn giữa pháp nhân và thể nhân. Vậy phân biệt hai khái niệm này như thế nào?

1. Pháp nhân là gì? Thể nhân là gì?

Để phân biệt pháp nhân và thể nhân, trước hết người đọc cần tìm hiểu cụ thể về khái niệm pháp nhân là gì và thể nhân là gì. Cụ thể như sau:

1.1 Pháp nhân là gì?

Mặc dù Bộ luật Dân sự có quy định về pháp nhân nhưng định nghĩa pháp nhân là gì thì lại không có. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định điều kiện tổ chức được công nhận là pháp nhân.

Có thể hiểu, pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu gồm cơ quan điều hành và có cơ quan khác theo quyết định/điều lệ của pháp nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật; có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và được nhân danh chính mình độc lập tham gia quan hệ pháp luật.

Xem chi tiết: Pháp nhân là gì? Điều kiện để được công nhận là pháp nhân?

1.2 Thể nhân là gì?

Không giống pháp nhân, thể nhân là khái niệm không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà thay vào đó chỉ có quy định về cá nhân. Theo đó, thể nhân hoặc còn được quy định là cá nhân là chủ thể trong các quan hệ dân sự, được đại diện cho chính mình tham gia các quan hệ dân sự.

Theo đó, cá nhân sẽ có quyền nhân thân, có năng lực pháp luật dân sự và 5 trạng thái của năng lực hành vi dân sự cùng các quyền và nghĩa về cư trú, giám hộ… nêu tại Chương IIV của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Pháp nhân và thể nhân là gì? Khác nhau thế nào? [Ảnh minh hoạ]

2. Pháp nhân và thể nhân khác nhau thế nào?

Để phân biệt pháp nhân và thể nhân, cần xem xét ở các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Pháp nhân

Thể nhân

Năng lực trách nhiệm dân sự

Được quy định thông qua các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp như đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư…

Không bị hạn chế trừ trường hợp có quy định khác

Đương nhiên và mọi cá nhân đều có như nhau

Thời điểm có và chấm dứt

Phát sinh khi được thành lập hoặc cho phép thành lập và chấm dứt trong các trường hợp:

- Hợp nhất

Sáp nhập

Chia

Chuyển đổi hình thức

Giải thể

Bị tuyên bố phá sản

\=> Kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký hoặc từ thời điểm được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Có năng lực pháp luật dân sự từ khi sinh ra và chấm dứt khi chết đi

Điều kiện

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là pháp nhân:

- Được thành lập theo đúng quy định

- Có cơ cấu tổ chức gồm cơ quan điều hành và cơ quan khác

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác

- Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mmình

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Không bị hạn chế trường hợp có quy định khác

Phân loại

Gồm:

- Pháp nhân thương mại

- Pháp nhân phi thương mại

- Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

- Người mất năng lực hành vi dân sự

- Người chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự: Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Quốc tịch

Được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam

Có thể mang 1 quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch

Công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ các trường hợp dưới đây:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam

- Người nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không phải thôi quốc tịch Việt Nam

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài khi là vợ, chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam…

Chữ Nhân là gì? Đó là cảnh giới cao nhất của Nho gia. Nội hàm của chữ Nhân có thể đúc kết trong hai từ “Khắc kỷ – Vị tha”.

Nho gia giảng: “Kỷ dục lập nhi lập nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân”, nghĩa là: Nếu muốn gây dựng cái gì cho mình thì cũng nên làm cái đó cho người khác. Nếu mình muốn làm thành điều gì thì cũng nên hỗ trợ người khác làm thành điều đó.

Chữ Nhân là gì? “Khắc kỷ” – khắc chế bản thân, ước thúc bản thân

Nhan Hồi hỏi về Nhân, Khổng Tử nói: “Khắc chế bản thân, tất cả đều chiểu theo yêu cầu của lễ mà làm, đó chính là Nhân. Ngày nào làm được điều này, thì cả thiên hạ sẽ quy về theo Nhân. Thực hiện Nhân Đức, hoàn toàn ở bản thân mình, đâu phải là người khác”.

Người học đạo Nhân, chủ yếu là khắc chế bản thân, kiềm chế ham muốn dục vọng của mình. Không chờ mong, không yêu cầu người khác; họ không tìm lỗi ở người, mà tự tìm lỗi ở mình. Ước thúc bản thân chính là tự đặt ra yêu cầu cao hơn cho mình, dốc sức thực hiện. Khi sửa đổi, quy chính bản thân, tự khắc sẽ có sức cảm hóa, quy chính mọi người xung quanh.

Người quân tử tự tìm lỗi ở mình [ảnh Tinh Hoa].

Để thực hiện được đức Nhân cần chú ý từng chi tiết trong đời sống hàng ngày: nghe, nhìn, nói, làm đều có tiêu chuẩn.

“Vật dĩ ác tiểu nhi vị chi, vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi”, nghĩa là: đừng vì chuyện xấu rất nhỏ mà làm; đừng vì chuyện tốt rất nhỏ mà không làm.

Chữ Nhân là gì? “Vị tha” – tôn trọng người khác, vì người khác

Trọng Cung hỏi về Nhân, Khổng Tử nói: “Ra khỏi nhà làm việc như tiếp đãi tân khách, sai khiến dân như cử hành đại lễ. Cái mình không muốn thì chớ làm cho người. Phải làm cho trong nước không có người oán hận mình, ở đất phong [quê hương] không có người oán hận mình”.

Trong mối quan hệ đôi bên thì đức Nhân thể hiện ở tôn trọng người khác, nghĩ cho người khác. Mỗi hành động, suy nghĩ đều đặt mình ở vị trí của đối phương, thì không gây ra oán hận.

Tôn trọng người khác là phẩm chất hàng đầu của người có Nhân nghĩa [ảnh minh họa: ảnh chụp màn hình saostar].

Khi ở nơi công cộng, trong tập thể, xã hội, nếu không chú ý đến hoàn cảnh, cảm nhận, ý kiến của người khác, tuỳ ý làm những gì mình thích, thì sẽ gây phản cảm, thậm chí có thể gây tổn hại đến người khác.

Ví dụ, có người thích khoe khoang, phô trương tài giỏi, muốn mình nổi trội trong đám đông; có người nói năng ồn ào, thô lỗ bất chấp ảnh hưởng đến mọi người xung quanh; có người ăn mặc hở hang không theo phép lịch sự công cộng. Kỳ thực, những hành động đó là theo ý muốn cá nhân, phóng túng sở thích bản thân, chính là vị tư mà không vị tha.

Vị tha thể hiện ở lời nói thận trọng

Tư Mã Ngưu hỏi về Nhân, Khổng Tử nói: “Người Nhân đức nói năng thận trọng”.

Nhiều người nói: “Ác khẩu nhưng tâm thiện”, cho dù đúng như vậy thì ác khẩu vẫn tạo nghiệp ác. Lời nói ác làm tổn thương người khác, thậm chí có thể hủy hoại một người. Cổ nhân có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.

Nhiều tình huống lấy câu chuyện làm quà mà trở thành nói xấu sau lưng. Hoặc có những lúc nói câu cửa miệng theo thói quen, nhưng lại rất dung tục, khó nghe. Vậy nên, một người có hàm dưỡng nhất định sẽ thận trọng suy nghĩ trước sau, uốn lưỡi 3 lần trước khi nói bởi vì đã cân nhắc đến người khác.

Như vậy, chữ Nhân không chỉ có nghĩa là tự mình [tự mình kiềm chế mình, ước thúc mình] mà còn có nghĩa là vì người [nghĩ cho người, làm vì người].

Thực hiện được chữ Nhân đúng là rất khó, nhưng không phải không thể, cần bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất hàng ngày, bởi vì “Thiên lý chi hành, thủy ư cước hạ” [Hành trình ngàn dặm, bắt đầu bằng một bước chân].

Chủ Đề