Nhà số chứng có làm hộ khẩu được không

Sổ hộ khẩu tỉnh này đi công chứng ở tỉnh khác được không? Đây là câu hỏi chắc hẳn rất nhiều người đi làm, đi học xa quê thắc mắc nhất, khi có công việc bắt buộc phải công chứng giấy tờ thì việc lo ngại hộ khẩu ngoài tỉnh sẽ không công chứng được. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng Dotary tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trường hợp bạn có thể thực hiện sao y bản chính là sổ hộ khẩu thành nhiều bạn tại các cơ quan có thẩm quyền, không bắt buộc phải thực hiện tại địa phương nơi bạn cư trú. Căn cứ pháp lý: Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; 2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] có thẩm quyền và trách nhiệm:a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;c] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;đ] Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;e] Chứng thực di chúc;g] Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;h] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực. Đồng thời, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ: Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.Lưu ý: khi thực hiện sao y từ bản chính, bạn phải đem theo bản chính để đối chiếu.

Qua Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP các bạn đã biết rõ sổ hộ khẩu tỉnh này công chứng tỉnh khác là được phép rồi đúng không, yên tâm đi công chứng mà không lo hộ khẩu ngoài tỉnh bạn chỉ cần đem theo bản chính cần công chứng.

Xem thêm: //dotary.vn/cong-chung-can-nhung-loai-giay-to-gi/Cài đặt APP Dotary để rút ngắn thời gian công chứng nhanh hơn chỉ từ 30 phút, với những chức năng chính phục vụ hoạt động công chứng, APP Dotary là lựa chọn tuyệt vời cho người dùng có tính chất công việc bận rộn và có nhu cầu công chứng.Xem chi tiết về APP Dotary: //dotary.vn/vi-sao-phai-su-dung-app-dotary/

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Lầu 2, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907.765235

Email:

Trang web: //dotary.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/dotary.vn

Do có sự thay đổi về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú nên Sổ hộ khẩu lúc ghi số Chứng minh nhân dân [CMND] lúc không ghi. Vậy hiện nay, trong Sổ hộ khẩu có số CMND không?

Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân [khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA].

Hiện nay, mẫu Sổ hộ khẩu [ký hiệu là HK08] được ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BCA.

Cụ thể, mẫu HK08 [20 trang], HK09A [12 trang], HK09B [04 trang], in trên khổ giấy 120 mm x 165 mm, in mầu, có hoa văn, mật hiệu bảo vệ.

Trong Sổ hộ khẩu lần lượt ghi các thông tin sau của từng nhân khẩu:

- Họ và tên;

- Họ và tên gọi khác [nếu có];

- Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính;

- Nguyên quán;

- Dân tộc; Quốc tịch;

- Nghề nghiệp, nơi làm việc;

- Nơi thường trú trước khi chuyển đến.

Theo đó, Sổ hộ khẩu hiện nay không ghi số CMND. Tuy nhiên, trước ngày 28/10/2014, Sổ hộ khẩu được dùng theo mẫu HK08 của Thông tư 81/2011/TT-BCA, trong Sổ hộ khẩu đó có ghi số CMND hoặc số hộ chiếu.

Như vậy, Sổ hộ khẩu mẫu mới [từ ngày 28/10/2014] đã không còn ghi số CMND.


Sổ hộ khẩu có số Chứng minh nhân dân không [Ảnh minh họa]
 

Thủ tục đổi số CMND trong Sổ hộ khẩu thế nào?

Do mẫu Sổ hộ khẩu trước 28/10/2014 vẫn ghi số CMND nên trong trường hợp có thay đổi số CMND người dân vẫn phải điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 quy định:

Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Sổ hộ khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [HK02]

- CMND mới.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại: 

- Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [ngày lễ nghỉ].

Bước 3: Trả kết quả:

- Trường hợp được giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu [ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả].

- Trường hợp không giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu và ký nhận [ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp] vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Trên đây là giải đáp về Trong Sổ hộ khẩu có số Chứng minh nhân dân không?. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý.
  • 2. Luật sư trả lời.
  • 3. Địa chỉ đăng ký thường trú là gì?
  • 4. Địa chỉ thường trú thì ghi theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay ghi theo sổ hộ khẩu.
  • 5. Những địa điểm không được đăng ký thường trú khi Luật cư trú mới có hiệu lực [1/7/2021].
  • 6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

Câu hỏi: Thưa Luật Minh Khuê tôi quê gốc ở Bến Trê, vào năm 2016 tôi có mua một miếng đấ rồi cất nhà [xây nhà] ở trong Bình Dương. Vào năm 2017 tôi có làm thủ tục đăng ký và nhập hộ khẩu ở Bình Dương nhưng thông tin trong chứng minh thư nhân dân của tôi thì vẫn chưa đi làm lại, địa chỉ vẫn còn thường trú tại Bến Tre. Hiện tại tôi có mua một lô đất khác tại Bình Dương, vậy giờ tôi muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dứng tên tôi có được không hay bây giờ tôi cần phải làm thủ tục đổi giấy chứng minh thư nhân dân sang địa chỉ tại Bình Dương. Nếu hiện tại tôi làm được thủ tục thì sau này có rắc rối gì không thưa Luật sư.
Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật cư trú năm 2020.

Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng thư nhân dân.

Nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh thư nhân dân.

Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh thư nhân dân.

2. Luật sư trả lời.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

= > Như vậy: Đối với trường hợp của bạn là thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh bởi vậy bạn cần phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp Địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu có địa chỉ khác nhau thì bạn cần phải khai thông tin theo thông tin trên sổ hộ khẩu, Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân,Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu.

Kết luận: Đối với trường hợp của bạn cần phải cấp đổi lại Chứng minh nhân dân trước khi làm thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Địa chỉ đăng ký thường trú là gì?

Trong rất nhiều những hồ sơ và giấy tờ, cũng như các giao dịch mua bán tài sản phải đăng ký quyền tại cơ quan Nhà nước, người dân buộc phải khai báo địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú. Căn cứ theo Luật cư trú cũ [Luật năm 2006] thì nơi thường trú [địa chỉ thường trú] là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã làm thủ tục đăng ký thường trú.

Tuy nhiên Luật cư trú năm 2020 [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2021] thay thế cho luật cư trú cũ thì có quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

=> Như vậy điều quan trọng nhất khi xác định địa chỉ đăng ký thường trú của một người là việc người đó đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú chưa. Nếu một người sinh sống ổn định, lâu dài tại một địa điểm nhưng không làm thủ tục đăng ký thường trú tại địa điểm đó thì người đó cũng không được coi là có địa chủ đăng ký thường trú tại nơi đó.

4. Địa chỉ thường trú thì ghi theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay ghi theo sổ hộ khẩu.

Luật cư trú cũ [Luật năm 2006] có quy định sổ hộ khẩu được caaos cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân [Điều 24].

"Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc".

Thông thường địa chỉ đăng ký thường trú ghi tren chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân và địa chỉ thường trú ghi trên sổ hộ khẩu là giống nhau. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, khi người dân có thay đổi nhiều nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không làm thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân/căn cước công dân [Đối với căn cước công dân thì thay đổi nơi đăng ký thường trú không bắt buộc phải đổi căn cước công dân; đối với chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân]. Khi xảy ra trường hợp nêu trên thì thông tin ghi trên chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân và thông tin ghi trên sổ hộ khẩu sẽ có sự khác biệt.

Căn cứ theo những điều đã nêu trên thì địa chỉ thường trú của công dân sẽ được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không xác định theo thông tin ghi trên chứng minh thư nhân hay ghi trên căn cước công dân. Tuy nhiên từ ngày 1/7/2021 [thời điểm Luật cư trú năm 2020 bắt đầu có hiệu lực thi hành] thì Bộ công an sẽ không làm thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu. Vì vậy kểtừ thời điểm này thay vì xác định địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu thì người dân sẽ xác định hộ khẩu thường trú theo hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

5. Những địa điểm không được đăng ký thường trú khi Luật cư trú mới có hiệu lực [1/7/2021].

Từ 01/7/2021 tới đây, khi Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực, việc đăng kí địa chỉ thường trú bị “siết” chặt hơn so với trước. Cụ thể, có đến 05 địa điểm dù người dân đã sinh sống lâu dài, thường xuyên, ổn định cũng không thể đăng ký thường trú tại đó, gồm:

- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật

- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Được quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2020 cụ thể như sau:

"Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

1. Chỗ ở nằmtrong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếmtrái phép hoặc chỗ ở xâydựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗtrợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

Luật căn cước công dân định nghĩa: "Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân".

Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Ms. Bùi Nhung - Chuyên viên pháp lý Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề