Cuối năm 1076 các vị tướng nào của nhà Tống chỉ huy cánh quân bộ tiến vào Đại Việt

[Last Updated On: 27/08/2021 By Lytuong.net]

Khi mới dựng cơ nghiệp, nhà Tống đã chú ý ngay đến vùng biên giới phía Nam và xúc tiến xây dựng vùng này thành căn cứ để xâm lược nước ta. Không những thế, nhà Tống còn lôi kéo các tù trưởng vùng biên giới và cả Chăm Pa, Chiêm Thành chống phá ta.

Năm 1068, sau khi lên nắm quyền, để vượt qua những khó khăn trong nước, Tống Thần Tông đã quyết định chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vua Tống tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới, tổ chức xây dựng các căn cứ xuất phát, chọn những tướng hiếu chiến và am hiểu tình hình Đại Việt làm tướng chỉ huy đạo quân xâm lược, cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta.

Trước tình hình đó, nhà Lý đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống bằng biện pháp: “Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra đánh trước chặn thế mạnh của giặc” [tức Tiên phát chế nhân]. Đó là biện pháp phòng ngự tích cực nhất do Lý Thường Kiệt đề xuất và được nhà Lý tán thành. Nhà Lý huy động một lực lượng lớn khoảng 10 vạn quân, gồm: quân chủ lực của triều đình và dân đinh các bộ tộc miền núi, do Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.

Tháng 10/1075, cánh quân đầu tiên của Lý Thường Kiệt đã bao vây thành Cổ Vạn. Tiếp đó, các cánh quân do các Tù trưởng miền núi chỉ huy cùng đánh phá các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn… Đại quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiếp tục tấn công tiêu diệt các cứ điểm Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu. Đầu năm 1076, khi đã đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra, Lý Thường Kiệt ra lệnh cho toàn bộ quân sĩ rút về nước.

Sau khi rút quân về, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị chống xâm lược, mai phục đường biên giới, cản bước tiến quân của địch. Đặc biệt, ông cho xây dựng phòng tuyến trên bờ Nam sông Như Nguyệt [S. Cầu] dài 100 km và trực tiếp chỉ huy bảo vệ phòng tuyến.

Tháng 1/1076, hàng vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy ồ ạt tiến vào Đại Việt, hội quân ở phía Bắc sông cầu nhưng không vượt qua được phòng tuyến Như Nguyệt để tiến vào Thăng Long. Quân tiếp ứng của Hòa Mâu bị đánh tan, không hỗ trợ được cho Quách Quỳ. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường kiệt mở cuộc tấn công, đánh thẳng vào doanh trại của quân giặc. Quân tống thua to, bị chết quá nửa. Để giữ thể diện cho vua Tống, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp chính trị mềm dẻo, đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.

[Nguồn tham khảo: Trần Văn Thức, Giáo trình tiến trình lịch sử Việt Nam]

- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Ở phía Nam, nhà Tống xúi Chăm-pa đánh Đại Việt; ở phía Bắc, quân Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Nhà Lý chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công, phối hợp với Chăm-pa đánh Đại Việt của nhà Tống.

- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu
Quân Lý Thường Kiệt [mũi tên đỏ ], quân Tống [mũi tên xanh]

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung.

+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi đánh vào châu Ung Châu [Quảng Tây].

+ Đường thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm [Quảng Đông].

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu.

@82480@

c. Ý nghĩa

Quân tống hoàng mang, rơi vào thế bị động, làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược vào nước ta.

II. Giai đoạn thứ hai [1076 – 1077]

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Nhà Lý chuẩn bị

- Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng ở những nơi hiểm yếu gần biên giới Việt - Tống: quân thủy đóng ở Đông Kênh, bộ binh bố trí dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.

@82485@

b. Diễn biến

- Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; đạo quân khác do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

- Tháng 1/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Quân  Lý do Quách Quỳ chỉ huy phải đóng ở bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy đến. Nhưng thủy quân nhà Tống bị Lý Kế Nguyên đã mai phục và chặn đánh nên không thể tiến sâu vào hỗ trợ.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt, đẩy lùi chúng về bờ phía Bắc.

- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông Như Nguyệt bất ngờ mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của quân Tống.

@33721@

b. Kết quả

- Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

c. Nguyên nhân

- Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta.

- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

d. Ý nghĩa

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc.

- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

Câu 1: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đánh du kích
  • B. Phòng thủ
  • C. Đánh lâu dài

Câu 2: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?

  • A. Trận Bạch Đằng năm 981
  • B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm [10-1075]
  • D. Cả ba trận trên

Câu 3: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

  • A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.
  • C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
  • D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Câu 4: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

  • A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống
  • C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
  • D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?

  • B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống
  • C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân
  • D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng

Câu 6: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

  • A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
  • B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
  • D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Câu 7: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?

  • B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
  • C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
  • D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông

Câu 8: Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?

  • A. Cuối năm 1076
  • C. Cuối năm 1075
  • D. Đầu năm 1076

Câu 9: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước.
  • C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
  • D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 10: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

  • A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long 
  • B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
  • D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 11: Thất thủ ở thánh Ung Châu, tướng nào của nhà Tống phải tự tử?

  • B. Quách Quỳ
  • C. Triệt Tiết
  • D. Hòa Mâu

Câu 12: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

  • A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
  • B. Ban thưởng cho quân lính.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 13: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì?

  • A. Vua
  • C. Thái sư
  • D. Tể tướng

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống [1075 - 1077] giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?

  • A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
  • B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
  • C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.

Câu 15: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai?

  • A. Trần Quốc Tuấn
  • B. Trần Thủ Độ
  • D. Lý Công Uẩn

Câu 16: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

  • A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
  • C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
  • D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 17: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

  • A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam
  • B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
  • C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới

Câu 18: 

Câu 19: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống [1075-1077] cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

  • A. nhân đạo
  • B. nhân văn
  • D. bị động

Câu 20: Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào cửa nhà Tống?

  • A. Thành Châu Khâm
  • B. Thành Châu Liêm
  • C. Thành Ung Châu


Xem đáp án


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề