Nhà máy xử lý rác ở nhật bản

Để có thể trở thành một đất nước phát triển bật nhất thế giới thì con người là một trong những yếu tố hàng đầu ở Nhật Bản. Chúng ta có thể thấy con người Nhật Bản luôn rất sáng tạo từ trong công việc cho đến mọi thứ xung quanh họ. 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một công trình vô cùng sáng tạo và độc đáo mà chắc chỉ ở Nhật mới có. Đó chính là nhà máy xử lý rác Maishima thuộc khu Konohana ở thành phố Osaka. 

1. Khi nói đến các nhà máy xử lý rác các bạn sẽ nghĩ đến hình ảnh gì?

Xã hội ngày càng phát triển bên cạnh những lợi ích còn kéo theo những hệ luỵ khác nữa, một trong số những vấn đề đáng lo ngại nhất đó chính là rác thải. 

Để giải quyết tình hình rác thải người ta đã cho xây dựng các nhà máy xử lý rác nhằm bảo vệ môi trường và tái chế lại những vật dụng có thể dùng được.

Vậy khi nói đến nhà máy rác thải, các bạn sẽ nghĩ đến hình ảnh như thế nào?

Có phải đó là nơi chất đống rất nhiều rác thải, có mùi hôi và không mấy sạch sẽ. Mặc dù có các công nghệ xử lý rác thải hiện đại, nhưng khi nghĩ đến nhà máy xử lý rác đó vẫn sẽ là một hình ảnh không có gì đặc biệt và đáng bàn đến.

2. Điều thần kỳ đến từ nhà máy xử lý rác Maishima thuộc khu Konohana ở thành phố Osaka. 

Sẽ là một điều đáng ngạc nhiên khi các bạn đến thành phố Osaka ở Nhật Bản, ở đây có một nhà máy xử lý rác thải tên là  Maishima vô cùng xinh đẹp.

Đúng vậy, các bạn không hề nghe lầm đâu, nhà máy này được xây dựng vô cùng độc đáo và lung linh nhu một thế giới cổ tích vậy.

Nhà máy xử lý rác Maishima được xây dựng vào năm 2001 theo thiết kế của kỹ sư người Áo Friedensreich Hundertwasser. Ý tưởng xây dựng nên Maishima bắt nguồn từ yêu cầu của chính phủ thành phố Osaka mong muốn nó sẽ trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự kết hợp tuyệt vời giữa môi trường, công nghệ và nghệ thuật. Và thành phẩm ra đời đúng như những gì mọi người mong đợi.

Địa điểm của nhà máy xử lý rác này khá gần với một công viên giải trí vô cùng nổi tiếng là công viên chủ đề Universal Studios.

Ngay ở cổng vào nhà máy xử lý rác Maishima là ống khói chọc trời hình củ hành cao 120 m. Phía tường ngoài được trang trí bằng những gam màu sặc sỡ khiến nó trông chẳng khác gì công viên giải trí. Nhưng thay vì những trò chơi nhào lộn, xe điện đụng... nhà máy này đảm nhận công việc xử lý gần 900 tấn rác.

Mặc dù chỉ là một nhà máy xử lý rác, tuy nhiên với kiến trúc độc đáo và lung linh của mình nơi này cũng đón nhận rất nhiều du khách.

Theo ghi nhận, nhà máy này chào đón khoảng hơn 12.000 lượt khách ghé thăm mỗi năm, đa số là du khách quốc tế. Trên các trang web du lịch, nơi đây cũng nhận được rất nhiều review tích cực, hầu hết mọi người đều ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo và sáng tạo vô cùng so với một nhà máy xử lý rác.

Tòa nhà với kiến trúc ngộ nghĩnh này là Nhà máy đốt Maishima, nơi mà 900 tấn rác thải được chở từ khắp các khu vực ở Osaka về và đốt cháy mỗi ngày.

Đây là một trong những mô hình quan trọng để quản lý rác số lượng rác thải mà 2.6 triệu dân Nhật sinh sống tại thành phố lớn thứ 3 của Nhật thải ra mỗi ngày.

Trên trang TripAdvisor của Maishima, các du khách đều phải ngạc nhiên trước kiến trúc lộng lẫy của nhà máy này.

“Khi mà bạn nghĩ là nước Nhật còn có gì có thể gây sốc hơn…thì bạn nên nghĩ lại đi,” một vị khách trên trang đã viết.

“Chỉ có nước Nhật mới biến khu xử lý rác thải của họ trông giống như Disneyland mà thôi.”

Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế, tại Nhật Bản, khi mà đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm, chỉ có 1% số lượng rác thải bị chôn xuống đất.

Phần lớn rác thải của Nhật đều được đốt tại 1 trong 1000 nhà máy đốt được thiết lập khắp đất nước.

Tại Úc, kể từ những năm 1970, khi mà những hệ thống đốt rác thải ở vườn nhà dân, cũng như  đốt rác trực tiếp ở các bãi chôn lấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thì hình thức này đã giảm mạnh.

Tuy nhiên, hình thức đốt rác này đã được đưa trở lại sau khi Trung Quốc ra quyết định cấm nhập rác tái chế từ Úc.

Source: ABC News: Jake Sturmer

Tốn khoảng 730.5 triệu Mỹ kim để xây dựng nhà máy Maishima ở Osaka, và nhà máy này đã xử lý 1 phần tư rác thải của thành phố này.

Quản lý nhà máy cho biết chi phí để xây dựng nghe có vẻ mắc, nhưng công trình này thực sự đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng thông qua việc giảm số lượng rác thải, cũng như tạo ra điện.

Vào năm 2001, khi nhà máy này được đưa vào hoạt động, những khách tham quan trong khu vực luôn lầm tưởng đó là công viên giải trí của Universial Studios ở gần đó.

Có hai vợ chồng lớn tuổi đã chụp những bức ảnh của Maishima và bày tỏ lòng ngưỡng mộ, vì họ là một trong những người hâm mộ nghệ sĩ người Áo, Friedensreich Hundertwasser – cha đẻ thiết kế ra công trình này.

Mục đích thiết kế của ông hướng đến việc biểu tượng hóa sự đồng bộ trong công nghệ, sinh thái và nghệ thuật.

Đốt cháy rác thải là một trong những phần quan trọng trong việc quản lý rác ở Nhật

Tokyo – một trong những thành phố lớn nhất thế giới, hiện đang có 21 cơ sở thiêu đốt rác thải công nghệ cao được xây dựng tại 23 phường của thành phố này.

Mặc dù những nhà máy này không có kiến trúc độc đáo như Maishima, nhưng chúng rất dễ nhận diện bởi những ống khói cao với những cột khói tỏa ra khắp trời. Những nhà máy này liên tục hoạt động.

“Cho đến hiện tại, chỉ còn một địa điểm duy nhất tại Tokyo để chôn lấp rác thải,” Wataru Sasaki, quản lý của nhà máy đốt Toshima ở Bắc Tokyo cho biết.

“Chúng ta cần phải nhận thức được việc giảm lượng rác chôn vào đất là vì thế hệ con cháu trong tương lai. Chúng sẽ cần sử dụng đất – vì rác thải khi bị đốt cháy sẽ còn lại khoảng 1 phần trong 20 phần kích thước của nó.”

“Hơn nữa là chúng ta có thể tái chế chúng làm thành xi măng,”

Nhiệt tỏa ra từ nhà máy Toshima cũng được sử dụng để làm ấm những bể nước ở trong khu vực, cũng như tự tạo ra đủ nguồn điện cho chính hoạt động của nhà máy, thậm chí là còn dư để bán công suất thừa trở lại vào lưới điện.

Source: ABC News: Yumi Asada

Những nhà máy đốt này thực sự đã gây nhiều mối lo lắng về sức khỏe của người dân, và chính phủ Nhật Bản đã cho áp dụng những luật cực kỳ khắc khe trong đầu những năm 2000 để giảm thiểu lo ngại.

“Cùng thời điểm, những nhà máy đốt với quy mô nhỏ không thể nào đốt ở nhiệt độ đủ cao đều bị buộc phải đóng cửa, vì chúng tạo ra khí dioxin,” Shusaku Yamaya – nhà kinh tế chất thải cho biết.

“Nhật Bản hiện tại đang có những nhà máy đốt với quy mô cực kỳ lớn, giúp xử lý rác thải từ những khu vực lớn cũng như là giải quyết vấn đề về khí dioxin

“Tuy nhiên chi phí để xây dựng những nhà máy này cũng không hề rẻ, mà phải nói là khổng lồ, chính vì vậy chúng dẫn đến việc chi phí cho quản lý rác thải tăng cao.”

Một giải pháp không toàn diện cho Úc

Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Josh Frydenberg cho biết, những dự án ‘từ rác thải đến năng lượng’ có thể được mở rộng để giải quyết cuộc khủng hoảng tái chế ngày càng nghiêm trọng ở Úc.

Nhưng Giáo sư Yamaya đã cảnh báo rằng nguồn vốn để xây dựng hệ thống đốt này là rất lớn và nhận xét đó là một trong những giải pháp không hề toàn diện cho Úc.

“Tôi nghĩ là điều quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đó là nghĩ cách để hạn chế rác thải,” ông nói.

“Úc nên xây những nhà máy đốt rác thải này với số lượng ít nhất có thể, và không nên xử lý rác với quy mô lớn.

“Tuy nhiên chúng thật sự hữu ích vì rác thải sẽ được thu nhỏ lại so với kích thước của chúng sau khi được đốt, và tôi nghĩ là nó sẽ có tác dụng đáng kể, dẫn đến việc thu nhỏ khu vực rác chôn lấp, từ đó sẽ có nhiều đất cho sinh hoạt hơn.

“Một vấn đề quan trọng khi xây dựng nhà máy đốt chất lượng cao là chúng có thể tái sử dụng năng lượng hết mức có thể.”

Lời khuyên của Giáo sư là nên áp dụng hệ thống người dùng trả tiền, bằng cách người sử dụng hệ thống đốt phải trả tiền cho mỗi túi rác mà bọ thải ra.

“Tác dụng lớn nhất đối với việc trả tiền cho rác thải này là chúng sẽ giúp cải thiện việc phân loại rác,” giáo sư Yamaya nói.

“Hệ thống chỉ tính tiền những loại rác nào cần được xử lý mà thôi.

“Ở Nhật, hình thức này đã giúp giảm đi 20% lượng rác đốt và khoảng 15% trên tổng số lượng rác, bao gồm cả rác đốt và rác tái chế.”

Thêm thông tin và cập nhật Like  

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Chủ Đề