Nguyễn quang thạch là ai

Nguyễn Quang Thạch [sinh năm 1975, quê Hà Tĩnh], là người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn cách đây gần 20 năm. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống giáo dục, ông nội anh từng đưa thầy giáo Tây về dạy học ở địa phương, em ông nội bán ruộng để làm nơi cho trẻ học, bố anh là sĩ quan quân đội, 20 năm dạy học miễn phí nên Nguyễn Quang Thạch sớm ảnh hưởng văn hóa đọc và sống hết lòng vì người khác của người cha, người ông của mình.

Quan sát từ cuộc sống và xuất phát bản thân có hoàn cảnh nghèo khó, anh biết nhiều người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với sách. Đặc biệt với những gia đình nghèo, phải “chạy” cơm từng bữa thì còn mấy ai quan tâm đến sách. Những suy nghĩ đó cùng truyền thống gia đình coi trọng sự học, sự đọc đã thôi thúc anh thực hiện việc không ai tin: đưa sách về hết các vùng nông thôn Việt Nam, giúp 15 triệu trẻ em hết “cơn đói sách”.

Gần 20 năm qua, anh Thạch luôn nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ đưa sách về hết các vùng nông thôn Việt Nam, giúp 15 triệu trẻ em hết “cơn đói sách”

“Trong quá trình thực hiện Sách hóa nông thôn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi tâm huyết của mình được tất cả mọi người ghi nhận và ủng hộ. Tôi đã hoàn thành chuyến đi bộ Hà Nội - Sài Gòn với 1.750 km để kêu gọi toàn xã hội giúp 15 triệu trẻ em nông thôn được nghe và đọc sách. Chương trình sau đó đã tạo nên bộ khung cho hệ thống thư viện dân sự với 5 loại tủ sách đã được nhân rộng trên gần 30 tỉnh thành”, anh Nguyễn Quang Thạch chia sẻ.

Từ năm 1997 khi còn là sinh viên, chàng trai gốc Hà Tĩnh tên Nguyễn Quang Thạch đã ấp ủ và lên ý tưởng thực hiện chương trình Sách hóa nông thôn. Quan sát từ cuộc sống và xuất phát bản thân có hoàn cảnh nghèo khó, anh Thạch biết nhiều người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với sách. Đặc biệt với những gia đình nghèo, phải “chạy” cơm hàng ngày thì còn ai quan tâm đến sách. Những suy nghĩ đó cùng truyền thống gia đình coi trọng sự học, sự đọc đã thôi thúc anh Thạch thực hiện việc không ai tin. Sau 10 năm ấp ủ, Nguyễn Quang Thạch ban đầu đã dùng tiền tiết kiệm cá nhân rong ruổi khắp các làng quê để thành lập tủ sách dòng họ. Dấu mốc đầu tiên là năm 2008, tủ sách dòng họ Đỗ Xuân ở thôn An Mỹ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình do Nguyễn Quang Thạch khởi xướng, vận động được thành lập. Từ đây, mô hình tủ sách dòng họ được nhân rộng ở nhiều nơi khác của tỉnh Thái Bình với hàng ngàn cuốn sách.

Kể từ đó, Sách hóa nông thôn bắt đầu tạo được tiếng vang lớn, đồng thời anh Thạch cũng không bị người đời nhìn với ánh mắt là “kẻ gàn dở” hoặc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Ít người biết, Nguyễn Quang Thạch là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí, công việc khác nhau ở cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế. Thậm chí, anh xin nghỉ việc ở Bộ Giao thông - Vận tải để chuyên dành tâm sức thực hiện chương trình Sách hóa nông thôn. Tính đến thời điểm hiện tại, với sự chung tay của hơn hàng trăm nghìn thành viên xã hội là cha mẹ học sinh, thầy cô giáo, người Việt sinh sống ở nước ngoài... Sách hóa nông thôn đã xây dựng được trên 9.000 tủ sách qua các loại tủ sách gồm: Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Phụ huynh, Tủ sách Lớp em, Tủ sách Lớp học, Tủ sách Hậu phương chiến sĩ và Tủ sách Giáo xứ giúp 400.000 người dân nông thôn, trong đó hơn một nửa là các em học sinh được tiếp cận sách. Các tủ sách từ chương trình này hiện đã có mặt ở 27 tỉnh trên cả nước.

Theo anh Nguyễn Quang Thạch, để có được thành công của Sách hóa nông thôn, bản thân anh phải có cách tiếp cận đi từ dân sự đến chính quyền. Thời kỳ đầu, anh Thạch xây dựng các tủ sách dòng họ bằng tiền túi và sự hỗ trợ của một số cá nhân [từ 2007 đến 2009]. Với những kết quả cùng lợi ích nhìn thấy rõ, anh Thạch đã truyền thông rộng rãi để nhận về sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng. “Dân góp tiền mua sách, chính quyền địa phương ủng hộ phương thức xã hội hóa thư viện, mở cửa lớp học để đưa ông thầy sách vào lớp” - Nguyễn Quang Thạch chia sẻ. Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Thạch cũng nhập cuộc bằng nhiều cách “khác người” để Sách hóa nông thôn có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa.

Sách hóa nông thôn Việt Nam của Nguyễn Quang Thạch đã được trao Giải thưởng Quốc tế xóa mù chữ do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc [UNESCO]. Theo đại diện Tổ chức UNESCO về lĩnh vực giáo dục, Sách hóa nông thôn Việt Nam đã tập trung xây dựng thư viện ở các vùng nông thôn khó khăn để giúp những người biết chữ rèn luyện khả năng đọc. Hơn nữa, chương trình thành lập được hơn 9.000 thư viện trên khắp các vùng nông thôn của Việt Nam với số tiền quỹ ít ỏi và dựa trên việc quyên góp sách. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đã được Viện nghiên cứu học tập suốt đời của UNESCO đưa thành mô hình tham khảo để chia sẻ toàn cầu.

Điều khiến người ta khâm phục hơn ở Nguyễn Quang Thạch, đó là anh bị hỏng mắt trái từ 20 năm trước vì chấn thương võng mạc, nay không còn khả năng hồi phục, dạo gần đây anh cũng có dấu hiệu suy giảm sức khỏe. Tốt nghiệp Đại học Vinh [khoa tiếng Anh] năm 1999, cuộc đời Nguyễn Quang Thạch có lẽ sẽ cứ phẳng lặng, êm đềm trôi qua khi anh có một công việc ổn định với mức lương thu nhập đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ khi ấy. Thế nhưng, tuổi trẻ với bao nhiêu ước mơ, hoài bão, với một kế hoạch lớn lao, mơ ước xây dựng 300.000 tủ sách và giúp cho 15 triệu trẻ em nông thôn có cơ hội được tiếp cận với sách - tinh hoa tri thức của nhân loại, anh đã từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của trái tim.

“Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi sách cho hàng triệu trẻ em nông thôn Việt Nam. Nếu không đi bộ được nữa, tôi sẽ đi xe lăn xuyên Việt” - Nguyễn Quang Thạch cho biết.

Trong lá thư gửi tới ông Jonathan, hiệu trưởng trường EV Academy UK Vietnam, ông Nguyễn Quang Thạch cho biết ông sẽ đảm nhiệm cương vị cố vấn chiến lược kinh doanh quốc tế của ngôi trường này.

Ông Thạch sẽ chính thức làm việc vào ngày 25/8/2020 với mức lương hàng năm là 90.000 bảng Anh, tương đương 2,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Thạch từ chối nhận khoản lương trên.

"Số tiền đó sẽ được sử dụng thúc đẩy việc học và dạy tiếng Anh ở nông thôn nước tôi. Tôi mong rằng EV sẽ hỗ trợ tôi thực hiện việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả và minh bạch", lá thư có đoạn viết.

Theo ông Thạch, việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng nông thôn, không đạt chuẩn và không hiệu quả trong nhiều năm. Nhiều giáo viên tiếng Anh khó khăn trong việc phát âm đúng từ vựng và duy trì đoạn hội thoại với người bản ngữ. Vì vậy, các lớp học chất lượng cao do Học viện EV cung cấp sẽ cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của thầy cô giáo.

"Thúc đẩy phổ biến tri thức và học tập suốt đời trong xã hội là mục tiêu của đời tôi. Đấy là lý do tôi sẵn sàng đổi lương lấy các khóa học phát âm do EV cung cấp nhằm cải thiện khả năng tiếng Anh của giáo viên, cũng như cung cấp các khóa học cho học sinh nông thôn. Nếu những kế hoạch này thành hiện thực, hàng ngàn giáo viên có được tiếng Anh tốt hơn, hàng triệu học sinh sẽ được hưởng lợi từ thầy cô giáo", ông cho biết.

Ông Thạch cũng "trải lòng" rằng những thành tựu của chương trình "Sách hóa nông thôn" trong 13 năm qua là nhờ vào sự đóng góp của hàng trăm ngàn người Việt Nam trong và ngoài nước.

"Bởi vậy, tôi thấy rằng việc nhận lương trên cho cá nhân tôi là không hợp lý. Hãy dùng lương tôi được trả nhằm tối đa hóa lợi ích cho xã hội và thúc đẩy tinh thần chia sẻ và thiện nguyện trong xã hội chúng tôi. Tinh thần chia sẻ rất quan trọng trong bối cảnh hàng triệu người mất việc làm và không có cơ hội tiếp cận cơ hội giáo dục chất lượng cao bởi đại dịch Covid-19", ông Thạch nhấn mạnh.

Được biết, do tiền lương được sử dụng cho mục đích giáo dục, ông Thạch đề nghị EV hỗ trợ ông chi phí đi lại, sinh hoạt cho các chuyến công tác ở Việt Nam và nước ngoài. Mức hỗ trợ được đề xuất chỉ 20 USD/ngày.

Ông Nguyễn Quang Thạch là người khởi xướng chương trình "Sách hóa nông thôn" - một phong trào xây dựng văn hóa đọc tại nông thôn Việt Nam.

Từ chuyến đi bộ Hà Nội - TP. HCM của ông Thạch [năm 2010], các tủ sách được nhân rộng rất nhanh, gồm: tủ sách dòng họ, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp em, tủ sách hậu phương chiến sĩ, tủ sách giáo xứ.

Trải qua 13 năm, chương trình đã gây dựng được 30.000 tủ sách, mang lại cơ hội tiếp cận sách cho hơn 1 triệu bạn đọc nông thôn.

Năm 2016, ông Nguyễn Quang Thạch trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải "Vua Sejong" về xóa mù chữ của UNESCO - một giải thưởng tôn vinh những người khai trí.

Nguyễn Quang Thạch có lẽ là một cái tên khá được chú ý trong thời gian gần đây đối với không chỉ những bạn bè của anh, những người quen biết anh, mà còn có cả những phóng viên báo chí, khi anh, với tư cách là người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam [SHNTVN] và anh đang có những việc làm rất thiết thực cho để thúc đẩy chương trình này.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên, Nguyễn Quang Thạch đang trên đường đi bộ xuyên Việt để tăng tốc SHNTVN…

Nguyễn Quang Thạch là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí, ở những công việc khác nhau ở cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế. Anh là người khởi xướng Chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam và hiện là giám đốc Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng.

Chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam [SHNTVN] ra đời là để giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn. Mà theo anh, sâu xa hơn, SHNTVN là nhằm nâng cao dân trí trên quy mô quốc gia, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội. Ý tưởng này được anh ấp ủ từ khi còn là sinh viên,  năm thứ hai của Trường đại học Vinh [1997]. Nhận thấy rằng, tất cả những vấn đề như bạo lực, sự dối trá giữa những con người và sự vô cảm với đồng loại....

Tất cả những thứ đó đều có gốc rễ từ sự kém hiểu biết. Thạch muốn tạo ra hệ thống thư viện rộng khắp để mọi người có thể tiếp cận tri thức. Khi dân trí tăng lên thì những vấn đề kia sẽ giảm dần.

Anh Nguyễn Quang Thạch tặng sách cho tủ sách họ Nguyễn ở xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.

Để có ý tưởng hình thành là một quá trình dài tích hợp thông tin từ đời sống của cá thể. Từ nhỏ Thạch đã được nghe và mắt thấy những cái xấu, cái ác... trong làng, xã của mình. "Tôi kiên trì 18 năm với Sách hóa nông thôn Việt Nam và đang đi bộ xuyên Việt tăng tốc chương trình này. Nhiều trẻ em nông thôn chỉ biết đến sách giáo khoa. Với nền đọc mỏng, khó khăn lớn nhất là thay đổi nhận thức, bởi thế chúng tôi vừa vận động để các tủ sách được xây dựng, nghiên cứu và áp dụng thành công và được nhân rộng ra toàn quốc".

Đến nay, SHNTVN đã áp dụng thành công 5 loại tủ sách tại vùng nông thôn với hơn 3.700 tủ sách được xây dựng, tạo cơ hội tiếp cận sách cho hơn 200.000 người dân nông thôn, đặc biệt là hơn 100.000 học sinh.

Đi xây dựng tủ sách nông thôn, trực tiếp đi đến các vùng sâu, vùng xa, anh thấy sự nhận thức của người dân về vai trò của sách chưa cao. Tuy nhiên cũng có những việc làm thiết thực, như gần 100.000 cha mẹ học sinh của tỉnh Thái Bình và tỉnh khác đã góp 50.000 đồng/năm học để làm tủ sách trong lớp học cho học sinh được đọc sách. Nhiều người đã hành động rất tích cực bằng những việc làm cụ thể.

Chẳng hạn, anh Nguyễn Quang Gia ở xã Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh đã bán thóc để ủng hộ cho SHNTVN; cháu Uông Hải Minh Trường THCS An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình đã trích tiền có được từ các cuộc thi học sinh giỏi để góp tiền mua sách; nhiều trường học ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã cho học sinh giới thiệu sách trước giờ chào cờ để khuyến đọc...

Là người khởi xướng chương trình, Thạch thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào Sài Gòn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua và hiện giờ hành trình của Thạch vẫn tiếp tục. Chương trình bắt đầu từ ngày 30 Tết với lịch trình cho từng ngày:  Ngày 30 Tết:  tặng sách cho  một số gia đình ở Hà Nội;  Từ 23:30-1:00 [Giao thừa]:  tặng khoảng 100 bản sách cho những người đón xuân tại khu vực hồ Gươm.

Và dưới đây là nhật ký tặng sách đêm 30 Tết của anh, ngoài người Việt, còn có cả những người nước ngoài, có những câu chuyện rất thú vị: "Hai phụ nữ người Anh thích thú với hoạt động tặng sách trong đêm 30 Tết. 2 bà không có bằng đại học nhưng trong tuổi học trò mỗi năm các bà đọc ít nhất 20 đầu sách. Hai bà cho biết: "Càng ngày chúng tôi càng đọc nhiều hơn, ít nhất một cuốn sách/tuần". Đọc nhiều sách sẽ nâng tầm hiểu biết của mỗi cá thể, cho dù xuất thân như thế nào.

Nguyễn Quang Thạch tặng sách và giao lưu với học sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.

Thời gian từ 9:00-9:30 sáng mồng Một Tết: Nhận sách từ cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh tại phòng 303, tòa nhà 15-17 phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Tặng sách cho những người dự buổi lễ xuất phát chiến dịch đi bộ vì SHNTVN.  9:30 lên đường, đi từ Hà Nội đến thị trấn Thường Tín. Vào lúc 15: 30 chiều mồng Một Tết: tặng sách và khai trương tủ sách nhà cô Nguyệt phục vụ học sinh và phụ huynh tại thị trấn Thường Tín-Hà Nội.

Trên hành trình thiện nguyện của mình, Nguyễn Quang Thạch gặp gỡ nhiều người và có nhiều câu chuyện vui, và rất nhiều người, bằng cách này hoặc cách khác, đồng hành cùng chuyến đi của anh. Dưới đây là nhật ký một số ngày Nguyễn Quang Thạch đi bộ đến các vùng miền để lan truyền chương trình SHNTVN.  "Mồng Một Tết, tôi gặp bạn Tuấn, một chủ cửa hàng điện thoại ở phố Tía, Thường Tín tại nhà bạn Bùi Văn Tiến [bạn của Thạch]..

Qua trò chuyện chúng tôi chia sẻ được nhiều thứ. Tối nay, bạn Tuấn vào Duy Tiên, Hà Nam đề nghị tặng tôi một số vật dụng đi đường gồm xạc điện thoại dự phòng, sâm mật ong và mũ che nắng. [P/S: Tôi không nhận xạc dự phòng vì nó thêm khoảng 700g vào balo vốn đang nặng].

"Tôi giao lưu, tặng sách cho học sinh thông qua thi Olympia và phổ biến cách làm Tủ sách phụ huynh tại Trường THCS Nguyễn Thiếp, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà. Giao lưu với học sinh ở đây, tôi biết chỉ 4/700 đã từng đọc cuốn ''Những tấm lòng cao cả''.

Hay "Đang đi ở Ninh Giang, Hoa Lư, Ninh Bình, thì bạn đạp xe sóng ngang chào tôi: "Em thấy anh ở trên tivi sáng hôm qua. Chúc anh đi mạnh khỏe... Tôi hỏi bạn ấy về sách thì bạn bảo chỉ học hết cấp 2 vì nhà nghèo. Bạn xin tôi số di động để nhờ tôi tư vấn đầu sách" .

"Hình ảnh làm tôi nghĩ suốt chặng đường từ Thạch Hà đến Hà Tĩnh là một cậu học sinh chạy theo: "Chú ơi, cho cháu xin cuốn sách". Tôi đành lấy cuốn "Tập làm nhà phát minh" để dành cho học sinh năng khiếu tỉnh Hà Tĩnh trao cho em".

Một số độc giả biết được ý tưởng và Chương trình sách cho nông thôn hiện nay của anh, đã rất ủng hộ và khâm phục: "Chiều nay trên đường trở ra Hà Nội, rất vui là đã kết nối để gặp được Nguyễn Quang Thạch đang đi bộ trên đường cao tốc. 3 phút ngắn ngủi rồi Thạch lại tiếp tục lên đường xuyên Việt vì sách cho các em.

Đây là ý kiến của một người bạn khác của Thạch: "2 bé nhà mình đã tự nguyện trích tiền được mừng tuổi đóng góp theo mức 20.000đ/tháng năm 2015 cho chương trình SHNTVN. Và Thạch nên mua một cái mũ rộng vành để đội, vì đi vào miền trong rất nắng và bụi. Cần giữ sức khỏe để đảm bảo cuộc hành trình. Cảm ơn bạn Bùi Văn Tiến đã đồng hành cùng Nguyễn Quang Thạch trong 3 ngày qua.

Chương trình của Nguyễn Quang Thạch độc đáo và cách anh thực hiện cũng thật độc đáo. Cứ một mình độc đạo đi trên đường quốc lộ Bắc - Nam, đâu cũng là nhà, ai cũng là bạn cùng với những khó khăn, bao nhiêu nắng gió, cát bụi và cả những hiểm nguy trên đường. Nhiều người có quý anh, cũng không thể cùng anh đồng hành trong suốt quãng đường. Công sức của anh bỏ ra thì không biết bao nhiêu mà kể. Chỉ riêng ý nghĩ của anh thôi đã đáng khâm phục anh rồi, khâm phục cả ý chí và tinh thần của anh. Có thể nói anh là một người bình thường làm một việc thật phi thường. Chúc cho anh vạn sự hanh thông, bình an trên con đường đưa tri thức đến với mọi người.

Sau 10 nghiên cứu thiết kế các mô hình tủ sách và sau 8 năm áp dụng tại nông thôn, Chương trình SHNTVN đã thực hiện thành công 5 loại tủ sách, gồm: Tủ sách dòng họ, Tủ sách phụ huynh, Tủ sách lớp em, Tủ sách giáo xứ và Tủ sách hậu phương-quê hương chiến sĩ với hơn 3.700 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200.000 người dân nông thôn, đặc biệt là 100.000 học sinh nông thôn có sách đọc. Hơn nữa, SHNTVN đã vận động thành công chính sách ở cấp tỉnh, cụ thể là Sở GD&ĐT Thái Bình đã có chủ trương nhân rộng Tủ sách phụ huynh ra toàn tỉnh.

Khánh Linh

Video liên quan

Chủ Đề