Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhịp tim

Nhịp tim được điều khiển bởi những xung tín hiệu điện tử sinh ra bởi các nút xoang bên trong tim. Các xung điện được sản sinh đều đặn, làm thành tim co bóp và đẩy máu chảy khắp cơ thể bạn. Bất kỳ rắc rối nào xuất hiện trong quá trình này đều có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Các triệu chứng của hiện tượng này bao gồm chóng mặt, thở dốc, thậm chí ngất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Rất nhiều bệnh liên quan tới tim có khả năng can thiệp vào độ ổn định của nhịp tim. Dưới đây là một vài trong số đó:

Bệnh động mạch vành

Khi những mảng bám xuất hiện ở động mạch, chúng sẽ làm khu vực này hẹp đi và cản trở việc lưu thông, dẫn đến ứ đọng máu tại thành mạch. Những chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý đều gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đau tim

Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn nhịp tim nếu những mô tại đây bị tổn thương trong những cơn đau tim trước đó. Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York [Mỹ] cho biết, những cơn đau tim thường gây ra chứng loạn nhịp nguy hiểm nhất là rung tâm thất, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc bất tỉnh đột ngột.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, thở gấp và cuối cùng là bất tỉnh. Hãy gọi cứu thương ngay khi phát hiện những người xung quanh có những triệu chứng trên.

Đây là chứng bệnh làm tăng áp lực máu trong thành mạch, khiến nhịp tim bị ảnh hưởng. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, trong điều kiện lý tưởng, huyết áp tâm thu sẽ ở mức 140 mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 90 mmHg. Khi giới hạn này bị vượt qua, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng cao huyết áp. Không chỉ gây hại cho tim, căn bệnh này cũng để lại nhiều biến chứng cho não bộ, thận và một số bộ phận khác trong cơ thể.

Huyết áp cao cũng là một trong số nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp động mạch. Chứng bệnh này không có triệu chứng cụ thể nên được ví như kẻ giết người thầm lặng.

Tiểu đường

Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng loạn nhịp tim. Cơ thể không sản sinh đủ insulin để hấp thụ glucôzơ sẽ làm lượng đường bị lưu cữu trong máu và gây chèn ép thành mạch và làm nhịp tim tăng cao. Tình trạng này có thể đẩy bạn tới những chứng bệnh nguy hiểm khác như động mạch vành hay đau tim.

Rối loạn gen

Các rối loạn liên quan tới gen cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Một trong số những rối loạn này bao gồm hội chứng Brugada, QT ngắn hạn và hội chứng QT kéo dài. Kenneth Offit, Trưởng ban Di truyền học tại Bệnh viện Denver Health [Mỹ] cho biết, các hội chứng này phần lớn liên quan tới hiện tượng xáo trộn các gen của cơ tim. Bất kì biến đổi nào ở khu vực này đều có khả năng gây ra hiện tượng loạn nhịp tim và những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả cũng có thể gây ra những vấn đề liên quan tới tim mạch. Dấu hiệu của tình trạng này bao gồm mệt mỏi, khó tập trung, rụng tóc, sút cân và mất ngủ. Rối loạn chức năng tuyến giáp còn khiến hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.

Rượu

Rượu là loại đồ uống được không ít người ưa thích bởi chúng có khả năng mang lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ. Tuy nhiên, loại thức uống này lại chứa nhiều cồn, có thể gây hại cho tim. Các chuyên gia y khoa khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên uống 1-2 ly rượu mỗi ngày.

Caffein

Theo Gallagher, dược sĩ y khoa tại Trung tâm điều trị các vấn đề tâm lý trực thuộc đại học Pennsylvania's Perelman, tuy mang lại sự tỉnh táo và sảng khoái cho người dùng, cà phê cũng có thể dẫn tới bệnh loạn nhịp tim. Phụ nữ mang thai nên hạn chế và chỉ nên tiếp nhận khoảng 300mg caffein mỗi ngày. Con số này ở người bình thường cũng chỉ rơi vào khoảng 400mg.

Hút thuốc

Thuốc lá cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ Tai Mũi Họng tại Trung tâm y khoa Jefferson Health [Mỹ] cho biết, khói thuốc chứa nicotin có khả năng kích thích tim đập nhanh hơn bình thường. Điều này cũng xảy ra khi bạn là người hít phải khói thuốc bị động.

Sử dụng thuốc

Bạn nên thận trọng với những loại thuốc trị bệnh tim, huyết áp, trầm cảm bởi chúng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tim. Nếu gặp bất kì biểu hiện khác thường nào trong quá trình sử dụng, bạn cần tư vấn ý kiến của các chuyên gia y khoa ngay.

Theo tiến sĩ Randy Simon, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey vấn đề tâm lý này có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch. Căng thẳng có thể gây nên những biểu hiện căng cơ, đổ mồ hôi, tim đập nhanh mà bạn không để ý. Để hạn chế tình trạng này, hãy chú ý tăng cường vận động và tập thể dục thường xuyên. Tham gia những lớp thiền hay yoga cũng giúp ích đáng kể cho những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc.

Nguồn: Curejoy

Xét nghiệm thường được thực hiện.

  • thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai

Tiến hành ghi điện tâm đồ, nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ bình thường ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:

Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter Holter Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này, thường gọi lại ghi vòng lặp, liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác. Cuối cùng, một loạt các sản phẩm thương mại có sẵn mà bệnh nhân có thể đang sử dụng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích. Những sản phẩm này bao gồm máy theo dõi thể dục, theo dõi nhịp tim và điện tâm đồ di động có sẵn cho điện thoại và đồng hồ.

Tất cả các bệnh nhân rối loạn nhịp đều cần tiến hành xét nghiệm máu. Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Cần làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.

Rối loạn nhịp nhanh có thể chia làm 4 nhóm dựa trên tính chất của phức bộ QRS:

  • Thanh mảnh hay giãn rộng?

Tim nhanh QRS thanh mảnh và không đều bao gồm 4 loại rối loạn nhịp sau: Chẩn đoán phân biệt dựa vào hoạt động của sóng nhĩ, thường nhìn thấy rõ nhất ở giữa những khoảng QRS dài.

  • Rung nhĩ Rung nhĩ [RN]: Không có sóng P tách biệt rõ rệt, mà thay vào đó là các sóng nhĩ liên tục, không đều, hình thái không đồng nhất, tần số rất nhanh [> 300 lần/phút].

  • Cuồng nhĩ Cuồng nhĩ : với dẫn truyền nhĩ thất: Sóng nhĩ đều, rõ rệt, đồng dạng [thường thấy rõ nhất ở các chuyển đạo DII, DIII, và aVF], không thấy đường đẳng điện giữa các sóng nhĩ, tần số > 250 lần/phút.

  • Nhịp nhanh nhĩ với các khoảng dẫn truyền nhĩ - thất thay đổi: Sóng nhĩ đều, rõ rệt, đồng dạng, nhìn thấy đường đẳng điện giữa các sóng nhĩ, tần số thường ở mức < 250 lần/phút.

Nhịp nhanh với QRS giãn rộng, không đều bao gồm:

  • 4 dạng nhịp nhanh trên thất được mô tả ở trên nhưng có dẫn truyền xuống thất bị lệch hướng hoặc có tiền kích thích.

  • Nhịp nhanh thất đa hình thái

Chẩn đoán phân biệt dựa vào sóng nhĩ. Ngoài ra, nhịp nhanh thất đa hình thái thường có tần số rất nhanh [> 250 lần/phút].

Nhịp nhanh với QRS thanh mảnh và đều bao gồm:

Nghiệm pháp cường phế vị hoặc các thuốc tác động lên nút nhĩ thất có thể giúp chẩn đoán phân biệt các dạng nhịp nhanh trên thất này. Nếu là nhịp nhanh xoang, các nghiệm pháp này sẽ không làm cắt cơn nhưng có thể làm chậm tần số hoặc làm chậm trễ dẫn truyền nhĩ thất, tạo điều kiện lộ sóng P ra cho ta nhìn thấy. Tương tự như vậy, nếu là nhịp nhanh nhĩ hoặc cuồng nhĩ, các nghiệm pháp này có thể làm chậm dẫn truyền nhĩ thất và từ đó làm lộ sóng cuồng nhĩ hoặc sóng P' của nhịp nhanh nhĩ. Nếu là các dạng nhịp nhanh kịch phát trên thất thường gặp [vào lại nút hoặc vào lại nhĩ-thất], các nghiệm pháp này có thể cắt được cơn tim nhanh.

Nhịp nhanh với QRS giãn rộng và đều bao gồm:

  • 4 loại nhịp nhanh QRS thanh mảnh nói trên nhưng dẫn truyền xuống thất bị blốc nhánh hoặc có tiền kích thích.

  • Khi gặp một cơn tim nhanh QRS giãn rộng và đều, cần phải giả định rằng nó là tim nhanh thất cho đến khi thực hiện được chẩn đoán phân biệt.

*Nếu QRS dạng block nhánh phải:

  • Ở V1, sóng R có dạng một pha, hoặc dạng QR, hoặc dạng RS

  • Ở V6, tỷ lệ R/S 30 ms hoặc thời gian RS > 60 ms.

  • Ở V6, dạng QR hoặc dạng QS

AV = atrioventricular [nhĩ thất]; LBBB = block nhánh trái; RBBB = block nhánh phải; VT = nhịp nhanh thất.

Video liên quan

Chủ Đề