Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm trắng năm 2024

Rác thải nhựa là chất rất khó để phân hủy nếu để ngoài tự nhiên. Chính vì vậy mà nếu không được xử lý đúng cách, nó sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vậy bạn có biết rác thải nhựa là gì? Tác hại của rác thải nhựa tới môi trường ra sao và biện pháp xử lý ô nhiễm rác thải nhựa như thế nào hay không? Cùng Primer tìm lời giải đáp ngay bây giờ nhé.

Rác thải nhựa là những loại vật dụng làm bằng nhựa mà con người không còn nhu cầu sử dụng như các loại chai lọ nhựa, túi nilon, thau, cốc nhựa…. Đây đều là những vật dụng rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày vì nó phục vụ những nhu cầu cơ bản của con người như sinh hoạt, sản xuất, học tập, mua sắm,….

Đặc trưng của rác thải nhựa chính là chúng rất khó phân hủy, một số loại phải mất hàng trăm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn.

Rác thải nhựa rất khó phân hủy

Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?

Ô nhiễm rác thải nhựa là hiện tượng tích tụ các đồ dùng bằng nhựa trong môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người và động vật.

Nguồn rác này thường xuất phát từ các hoạt động sau:

  • Hoạt động sinh hoạt: Là loại rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, cửa hàng, chợ,… Chúng thường là các loại chai nhựa, túi nilon, đồ chơi, ống hút, ghế, chậu nhựa,….
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp: Là loại rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, xây dựng của các nhà máy, xí nghiệp,….
  • Rác thải nhựa y tế: Là loại rác thải của ngành y tế như túi nilon, dụng cụ đóng gói thuốc, găng tay, bao gói đựng vật tư y tế,.…

Ngoài những nguồn phát sinh trên thì rác thải nhựa còn xuất phát từ các trường học, khu du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí.…

Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa, trong đó có 3 nguyên nhân chính sau đây:

Ý thức của mỗi cá nhân

Vấn đề nhận thức và hành vi chưa tốt của nhiều cá nhân trong việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa chính là nguyên nhân đầu tiên khiến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa xảy ra. Cụ thể là:

Thói quen lạm dụng đồ nhựa dùng một lần

Lạm dụng đồ nhựa dùng một lần

Đặc điểm của đồ nhựa dùng một lần là có giá rất rẻ, dễ tìm mua và vô cùng tiện lợi. Chính vì vậy mà nhiều người đã lựa chọn chúng thay cho những loại đồ có thể dùng nhiều lần nhưng cần rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Điều này đã khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân.

Vất rác bừa bãi Nhiều người hiện nay vẫn có thói quen tiện tay vất rác ở bất cứ đâu mà mình đứng hoặc đi qua thay vì đem đến các thùng rác công cộng. Việc này đã khiến cho lượng rác thải rải rác tràn lan, khó thu gom và xử lý. Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn là nguyên nhân khiến đường ống dẫn nước bị tắc nghẽn, gây ngập lụt đường phố.

Thiếu ý thức phân loại rác

Phần lớn người dân tại Việt Nam hiện nay chưa có ý thức trong việc phân loại rác khiến cho quá trình phân loại, xử lý trở nên khó khăn.

Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa

Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa xả ra môi trường tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, hạ tầng tiếp nhận và xử lý rác tại nước ta còn nhỏ lẻ, tự phát. Điều này đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp.

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, chỉ có khoảng 20% lượng rác được mang đi tái chế còn 80% còn lại được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt.

Phần lớn lượng rác thải nhựa không được xử lý đúng cách

Sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì sự thờ ơ của chính quyền địa phương với vấn đề phân loại, xử lý rác thải nhựa cũng là lý do khiến cho lượng rác này không được xử lý triệt để.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam thì lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là khoảng 12,8 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng rác thải thu gom được ở khu vực đô thị chỉ khoảng 85,5%, còn ở nông thôn là khoảng 45,6%. Số rác còn lại vẫn trôi nổi ở ngoài môi trường.

Tác hại của rác thải nhựa

Sau khi đã giúp bạn đọc hiểu được rác thải nhựa là gì và những nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác hại của rác thải nhựa, đó là:

Đối với sức khỏe con người

Rác thải nhựa được xem là một trong những loại rác gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, cụ thể là:

  • Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa đã tạo ra nhiều chất có hại cho sức khỏe con người, trong đó có chất độc DOP, loại chất có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ.
    Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa đã tạo ra nhiều chất có hại cho sức khỏe
  • Rác thải nhựa là nguyên nhân khiến cho nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người thông qua đường ăn uống, hít thở. Nó có thể gây ra các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, ho, sốt, cảm lạnh,… cho những người sống gần môi trường bị ô nhiễm rác thải nhựa.
  • Khí sinh ra từ quá trình đốt cháy rác thải nhựa chứa nhiều khí độc hại, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, hệ thần kinh,… của con người

Đối với môi trường và động vật

Không chỉ gây hại cho sức khỏe con người, rác thải nhựa còn gây ra nhiều tác động xấu cho môi trường và các loài động vật như:

  • Rác thải nhựa làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nguồn nước, khiến cho đất bị bạc màu, xói mòn, sạt lở và mất chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
  • Rác thải nhựa làm tắc nghẽn các đường dẫn nước, gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên.
  • Các loài sinh vật biển ăn phải rác thải nhựa hoặc bị mắc vào các loại rác này có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ đồ nhựa cao hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, lượng rác thải nhựa xả ra mỗi năm tại nước ta là khoảng 1,8 triệu tấn, trong đó có khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn thải ra biển, chiếm khoảng 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của toàn thế giới.

Tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 80 tấn nhựa và nilon thải ra môi trường. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày lại có 7 – 8% là rác thải nhựa, nilon. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục tái diễn, nước ta sẽ chẳng mấy chốc mà chìm vào trong biển rác thải nhựa.

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam đang diễn ra rất nghiêm trọng

Biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa như hiện nay. Sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của con người, các loài động thực vật và cả nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc thực hiện các biện pháp khắc phục để xử lý vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết.

Dưới đây là một số biện pháp hạn chế rác thải nhựa mà các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện tốt, đó là:

Với người sử dụng đồ dùng nhựa

  • Phân loại rác thải: Không vất chung rác thải nhựa với các loại khác để thuận tiện cho việc tái chế.
  • Thay thế đồ nhựa bằng những sản phẩm làm bằng thủy tinh, gỗ, sứ,… nếu có thể.
  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần mà thay vào đó là sử dụng sản phẩm sinh học có thể phân hủy như túi giấy, ống hút cỏ,…

Với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm liên quan

  • Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm của họ trong việc hạn chế rác thải nhựa. Thông qua việc phân tích các nguy cơ, mối đe dọa cũng như những hậu quả xảy ra trên thực tế của việc ô nhiễm rác thải nhựa để thức tỉnh người dân, thôi thúc họ thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rác thải nhựa.
  • Đầu tư hệ thống xử lý rác thải nhựa hiện đại hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lý và tái chế rác thải nhựa.
    Đầu tư hệ thống xử lý rác thải nhựa

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề rác thải nhựa là gì mà Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Với thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa như hiện nay, nguồn nước cũng bị nhiễm bẩn, nhiễm độc nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc sử dụng bộ lọc nước RO là hết sức cần thiết. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm hệ thống lọc nước đầu nguồn trên website Primer hoặc gọi tới số Hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn trực tiếp.

Nguyên nhân do đâu mà ô nhiễm môi trường?

Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hoạt động xả thải của con người trong đời sống hàng ngày, sinh hoạt và quá trình sản xuất. Ngoài ra, một số hoạt động tự nhiên cũng đóng góp vào ô nhiễm môi trường. Vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện đang nhận được sự quan tâm lớn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là gì?

Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay? Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học. Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. Do các tác nhân phóng xạ.

Rác thải nhựa từ đâu ra?

Ước tính 80% rác thải nhựa đổ ra đại dương có nguồn gốc từ đất liền và giả định 20% còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động hàng hải như đánh bắt hải sản, giải trí, du lịch trên biển và vận chuyển. Đáng chú ý, phải mất đến hàng trăm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy được nhựa và các thành phần vi nhựa.

Nhiễm trạng là gì?

Ô nhiễm trắng là loại ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon gây ra. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm trắng tại Việt Nam đang ở mức báo động. Nước ta cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.

Chủ Đề