Nguyên nhân đứng dậy chóng mặt

Bài viết của bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam - Khoa Nội Thần Kinh phòng khám Victoria Healthcare

-----------------------------------------

Bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống thường khiến nhiều người nghĩ mình bị bệnh thiếu máu . Theo bác sĩ Nguyễn Cảnh Nam, chuyên khoa Nội Thần kinh cho biết, điều nghi ngờ này hoàn toàn chính xác, tuy nhiên chưa đủ. Hoa mắt, chóng mặt còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý,....

Hai triệu chứng - Hơn 10 bệnh lý 

Về phương diện y khoa, hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng hoàn toàn riêng biệt. Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt lại, xuất hiện khi ta thay đổi tư thế, ví dụ như chuyển tư thế nằm sang ngồi, hoặc ngồi chuyển sang đứng dậy. Triệu chứng này kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. 

Chóng mặt được mô tả là khi ta cảm thấy vật đó xoay tròn xung quanh mình theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này xuất hiện khi thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong vài giây hoặc có thể kéo dài trong nhiều giờ liên tục làm cho người bệnh phải nằm yên một chỗ. Trong những trường hợp nặng, người bệnh sẽ có thêm biểu hiện buồn nôn và ói mửa. 

Mỗi triệu chứng sẽ biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau. Hoa mắt xuất hiện do có sự suy giảm lưu lượng máu lên não bộ một cách tạm thời - đột ngột hoặc kéo dài. Triệu chứng này là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý như thiếu máu, các bệnh lý của tim (suy tim, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, rối loạn nhịp tim,...), các bệnh lý mạch máu (chứng xơ vữa mạch máu hoặc viêm mạch gây hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền....), bệnh tăng huyết áp, hoặc tình trạng tuột huyết áp. Ngoài ra khi bị cảm cúm, suy nhược thần kinh, stress,... dẫn đến tình trạng suy giảm lưu lượng máu lên não (khi thay đổi tư thế) cũng gây ra triệu chứng hoa mắt. 

Chóng mặt là biểu hiện bất thường của hệ tiền đình. Đây là hệ thống cảm nhận sự thăng bằng của cơ thể, cũng như nhận biết vị trí đầu trong không gian. Khi có sự rối loạn hoạt động của hệ tiền đình, não bộ sẽ không nhận biết được tư thế của đầu, dẫn đến tình trạng chóng mặt. Bất thường này gặp trong các bệnh lý như: rối loạn hoạt động tiền đình (chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm tiền đình ốc tai, bệnh Meniere....) suy giảm tưới máu lên cơ quan tiền đình (viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau của não), bệnh đột quỵ, tác dụng phụ của một số loại thuốc....

Hoa mắt chóng mặt đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ví dụ như bệnh thiếu máu có thể gặp ở thanh thiếu niên cũng như ở người lớn tuổi, bệnh hẹp động mạch cột sống thân nền gặp ở người trung niên và già...

Nếu các triệu chứng hoa mắt chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng có lặp lại nhưng xuất hiện ngắn thì thường là lành tính. Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên khi các triệu chứng trên xuất hiện kéo dài, từ 30 phút trở lên, thì thường gắn liền với các bệnh lý quan trọng, ví dụ như thiếu máu mạn, tình trạng xơ vữa nặng của mạch máu...

Xử lí nhanh khi hoa mắt chóng mặt

Khi có cơn hoa mắt hay chóng mặt, bạn nên dừng tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, không cải thiện, nên nhanh chóng đi bác sĩ thăm khám để được tư vấn, điều trị sớm. 

Hoa mắt chóng mặt đã là những triệu chứng rất khó chịu, đôi khi làm cho người bệnh sợ hãi. Đặc biệt cần phải lưu ý hơn khi hoa mắt, chóng mặt xuất hiện ở bệnh nhân có sẵn bệnh lý trước đó như thiếu máu, tăng huyết áp, đột quỵ... hoặc có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, nuốt sặc, tê yếu tay chân. 

Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng này tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên việc duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần đầy lùi sự xuất hiện các triệu chứng. Tập thể dục hằng ngày, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp ta tránh xa các rối loạn trên. 

Ăn uống đa dạng, khẩu phần nhiều rau và trái cây tươi, uống đầy đủ nước là phương cách dinh dưỡng tốt giúp góp phần đẩy lùi bệnh tật. Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cần được xây dựng và điều chỉnh dựa theo từng bệnh nhân và các bệnh lý nền tảng gây chóng mặt. Ví dụ, bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt do tăng huyết áp cần giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt cần ăn nhiều thức ăn có màu sắc đậm (thịt bò, rau muống, củ dền,...)

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Lê Thanh Hiền 14/07/2022

Hiện nay, tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy thường xảy rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên liệu có nguy hiểm gì không? Làm thế nào khắc phục tình trạng này, để không gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Trung tâm VMC nhé.

Nguyên nhân đứng dậy chóng mặt

Những nguyên nhân thường gặp như thay đổi tư thế đột ngột khi ngồi xuống, đứng lên hoặc đang nằm bật dậy đột ngột sẽ khiến tim không kịp điều chỉnh lượng máu bơm thêm, dẫn tới huyết áp giảm nhanh. Gây ra tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy.

Khi cơ thể bạn ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng quá độ hoặc khi phụ nữ ở trong thời kỳ “đèn đỏ”, mang thai hoặc cơ thể bị hạ đường huyết, thiếu sắt, tác dụng phụ của thuốc, dị ứng… cũng rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra còn do một số bệnh lý như viêm thần kinh tiền đình, chóng mặt lành tính (BPPV), Migraine tiền đình và bệnh Meniere.

>> Đọc thêm: Thường xuyên bị chóng mặt khi đứng dậy có nguy hiểm không?

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy có nguy hiểm không?

Tình trạng này là hiện tượng không hiếm gặp nhưng bạn phải chú ý nếu xảy ra quá thường xuyên sẽ có nguy cơ dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm hơn như:

Rối loạn tiền đình

Điều chỉnh khả năng thăng bằng của cơ thể chính là vai trò của tiền đình. Những người thường xuyên căng thẳng, chịu áp lực nhiều sẽ dễ bị rối loạn tiền đình từ đó dẫn tới dễ bị mất thăng bằng. Những người này thường có nguy cơ bị đột quỵ cao.

Thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân đứng dậy chóng mặt

Tư thế làm việc, vận động sai lệch trong 1 quãng thời gian dài sẽ rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau nhức từ cổ xuống bả vai hoặc cơn đau từ gáy lên đầu. Ban đầu bạn chỉ cảm thấy choáng váng, chóng mặt. Nhưng nếu để càng lâu thì rất dễ bị gián đoạn lưu thông máu gây tê, yếu tay.

Các vấn đề về tim mạch

Choáng váng khi đứng lên ngồi xuống có thể là biểu hiện của các vấn đề về tim mạch. Bởi nó ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy tới não. Ngoài biểu hiện chóng mặt, hoa mắt còn đi kèm một số vấn đề khác như đau đầu, đổ mồ hôi nhiều, ù tai, dễ hồi hộp,….

>> Đọc thêm: Điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng bất an

Đối tượng hay mắc phải

Độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng này nhưng độ tuổi hay gặp nhất liên quan đến dấu hiệu bệnh lý là độ tuổi dậy thì hoặc khi lớn tuổi.

  • Tuổi dậy thì: Đây là lúc cơ thể có sự chuyển biến nhiều nhất. Đặc biệt là nhu cầu về sắt tăng cao, nếu không bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì rất dễ bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng dậy.
  • Người lớn tuổi: Lad lúc cơ thể dần yếu đi. Các chức năng hoạt động kém hiệu quả và dễ bị mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính như huyết áp thấp, huyết áp cao, tắc nghẽn mạch, động mạch xơ vữa. Theo nghiên cứu, khoảng 35% người từ 40 tuổi trở lên bị mắc rối loạn tiền đình. Đây là một trong những nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt hàng đầu. Họ thường chóng mặt vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng.

Cải thiện tình trạng chóng mặt nhờ thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân đứng dậy chóng mặt

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy nếu xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp:

  • Lối sống lành mạnh
  • Tránh đột ngột thay đổi tư thế
  • Không vận hành máy móc hoặc lái xe thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê
  • Tránh căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài
  • Đi lại cẩn trọng, tránh mất thăng bằng, té ngã
  • Khi cảm thấy chóng mặt hoa mắt cần nằm hoặc ngồi xuống phòng té ngã
  • Uống đủ nước, ngủ đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể thao
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Nên bổ sung nhiều vitamin B6 trong khẩu phần ăn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B6 có trong các thực phẩm như thịt gà, ngũ cốc, cá hồi, thịt heo, ngũ cốc,… có thể cải thiện tình trạng chóng mặt hoa mắt
  • Hạn chế ăn mặn: Nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ chóng mặt, suy thận và bệnh tim. Tiêu thụ dưới 2-3g muối mỗi ngày là hợp lý.


Để tìm hiểu thêm nhiều khóa học “Chăm sóc sức khỏe chủ động” của Trung tâm VMC, bạn vui lòng xem tại Tất cả khóa học. Hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Mới Nhất

Chuyên mục

Khóa Học Liên Quan

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.