Nguyên nhân cháy rừng là gì

Rừng là một phần thiết yếu của thế giới. Nó được coi như một lá phổi xanh của toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất. Tuy nhiên, một loạt hiện tượng nắng nóng bất thường và thời tiết khô hanh. Dẫn tới các vụ cháy rừng dữ dội trong thời gian gần đây là do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.

Dưới đây sẽ là các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng và biện pháp ngay ngừa cháy rừng.

1. Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng

Do con người và sinh vật
Con người là một phần nguyên nhân gây ra cháy rừng. Những hành động như chặt phá rừng, đốn gỗ, lấy củi, khai mỏ hay ném tàn thuốc lá đang cháy dở cũng có thể chính là nguyên nhân cháy rừng trên diện rộng. Hoặc các loài động vật gây hại như là côn trùng cũng góp phần giết chết nhiều cây cối. Khiến rừng trở nên dễ bị bắt lửa hơn. Khi mùa hè kéo dài hơn do khí hậu nóng lên, côn trùng sẽ sinh sản nhanh hơn và nhiều hơn. Ngoài ra, các hiện tượng thiên nhiên như tia sét cũng có thể gây cháy rừng

Biến đổi khí hậu
Một trong những nguyên nhân cháy rừng hàng đầu là do sự thay đổi rõ rệt của khí hậu. Trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo. Biên độ nhiệt theo đó mà càng ngày càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao. Điều đó cho thấy nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.

Nền nhiệt ngày càng cao
Nền nhiệt độ luôn cao trên 40 độ C thì rất dễ dẫn đến cháy rừng. Những khu rừng vào mùa hanh khô thường có dấu hiệu như là cây khô héo, cành cây, gốc cây trơ lại thường rất dễ bén lửa. Chỉ cần một chút lửa thôi nhưng do gió đưa đi làm cho cả cánh rừng mấy ha cũng có thể bị thiêu rụi trong vòng vài chục phút. Đây là nguyên nhân cháy rừng không thể bỏ qua.

Nhiệt độ tăng làm hiện tượng bốc hơi nhanh hơn. Hay nói cách khác, bầu khí quyển sẽ hấp thu hơi ẩm từ đất đai nhiều hơn khiến cho nó trở nên khô hơn. Đồng thời, ở các nước có tuyết, nhiệt độ tăng cũng làm cho mùa tuyết tan đến sớm hơn bình thường. Gây hậu quả là mặt đất bị khô trong thời gian dài hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lửa tấn công.

2. Hậu quả của việc cháy rừng

Cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Ngoài mối đe dọa trực tiếp từ hỏa hoạn, cháy rừng còn thải vào thành phần không khí các chất ô nhiễm có hại cho sức khỏe con người. Điển hình như bụi mịn và các khí độc hại như cácbon mônôxít, ôxít nitơ và các hợp chất hữu cơ phi mêtan. Làm cho chỉ số AQI lên cao. Gây nguy hại cho sức khỏe con người và sinh vật.

                                                    Vụ cháy rừng thông ở xã Diễn An [huyện Diễn Châu, Nghệ An]

Ngoài ra, những vụ cháy hiện nay xảy ra trong thời gian kéo dài khó dập tắt và gây hậu quả trầm trọng hơn về người cũng như kinh tế đất nước. Lửa cũng lan nhanh hơn và di chuyển theo nhiều hướng khó dự đoán. Gây khó khăn khí dập lửa.

Cháy rừng tác động xấu đến sức khỏe cũng như kinh tế và cơ sở hạ tầng quốc gia. Đây cũng là cũng trực tiếp giết chết nhiều loại động – thực vật gây mất cân bằng sinh thái. Nguy cơ lớn nhất là cháy rừng góp phần làm tăng thêm khí thải nhà kính. Làm cho khí hậu trái đất biến đổi nặng nề hơn nữa.

3. Biện pháp xử lý cháy rừng

Nâng cao nhận thức người dân
– Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng.
– Tuyên truyền trên loa truyền thanh thường xuyên. Các huyện và cơ sở tổ chức họp dân, vận động ký cam kết khi dọn đốt –nương rẫy không để cháy lan vào rừng.
– Những chủ rừng thì cần phải có cam kết phòng chống cháy nổ khi tham gia trồng rừng mới. Và có kế hoạch khoanh nuôi tái sinh.
– Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Vận động, tuyên truyền cho người dân không đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi.
Xử lý cháy rừng như thế nào?
– Đối với địa phương xảy ra cháy rừng thì cần phải chủ động xử lý nhanh chóng, kịp thời.
– Làm rõ được nguyên nhân. Đồng thời xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm về luật phòng chống và chữa cháy kịp thời.


Tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng
– Các hạt kiểm lâm huyện cần phải tăng cường kiểm soát các biện pháp phòng chống chữa cháy.
– Giám sát, kiểm tra chặt chẽ người ra vào rừng.
– Phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những vụ cháy khi vừa phát sinh.
– Phân công, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, gác trực vào mùa cao điểm, nắng nóng, hanh khô.
– Theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên sẽ giúp dự đoán được cấp cháy rừng nếu xảy ra. Từ đó, chỉ đạo, bố trí lực lượng, có các cách xử lý phù hợp, kịp thời.

Mặc dù cháy rừng không hẳn là điều xấu. Bởi vì đây là hiện tượng tự nhiên và phần nào đó mang lợi ích đến cho hệ sinh thái rừng

Vuontainguyen.com

Với tiêu chí "Chia sẻ để phát triển" - Chúng tôi hy vọng mang tới bạn những tài nguyên và kiến thức bổ ích. Chúc các bạn thành công!

Chủ Đề