Nguyên liệu làm giấy viết của người ai cập cổ đại chủ yếu được làm từ

Từ trước đến nay, giới khảo cổ cho rằng người Ai Cập cổ đại sử dụng mực đen có thành phần hoàn toàn là carbon cho đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 10/11, các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, phát hiện một điều khá thú vị, trái ngược với suy nghĩ trước đây. Đó là người Ai Cập trộn thêm đồng [Cu] vào mực carbon của họ. 

Nhóm nghiên cứu sử dụng kính hiển vi X-quang để khảo sát tài liệu giấy cói của người Ai Cập có nguồn gốc từ nhiều khu vực địa lý khác nhau, có niên đại cách nhau khoảng 300 năm. Chúng nằm trong Bộ sưu tập sách giấy cói Carlsberg của Đại học Copenhagen.

Một số mảnh giấy cói có nguồn gốc từ các trang nhật ký của Horus, một người lính Ai Cập từng sống trong doanh trại quân đội ở thành phố Pathyris. Các mảnh còn lại là những bản thảo được khôi phục từ thư viện đền thờ Tebtunis.

"Thành phần của các loại mực carbon chứa đồng không có sự khác biệt đáng kể. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại sử dụng công nghệ giống nhau để sản xuất mực trên khắp Ai Cập từ khoảng năm 200 trước Công nguyên đến năm 100", Thomas Christiansen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Thành phần đồng trong mực viết của người Ai Cập được lấy chủ yếu trong các khoáng vật như cuprite [Cu2O], azurite [Cu3[CO3]2[OH]2] và malachite [Cu2CO3[OH]2]. Những khoáng vật này xuất hiện dọc toàn bộ chiều dài của sa mạc phía đông và ở Sinai, Ai Cập. Người cổ đại sử dụng chúng để tạo ra sắc tố màu xanh dương và xanh lục.

Theo nhóm nghiên cứu, sự hiểu biết về thành phần chính xác của các loại mực cổ có thể giúp chúng ta đưa ra phương pháp tốt nhất để bảo quản hiện vật giấy cói cổ đại của người Ai Cập còn sót lại đến ngày nay.

Hướng dẫn Giải Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Nội dung chính Show

  • Phần mở đầu
  • 1. Tặng phẩm của những dòng sông
  • 2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
  • 3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
  • Phần luyện tập và vận dụng
  • Video liên quan

Phần mở đầu

Dưới đây là những hình ảnh mô tả chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em có biết người Ai Cập, Lưỡng Hà đã sáng tạo ra loại chữ viết này thế nào không? Họ đã xây dụng nền văn minh của mình trong điều kiện ra sao?

Hướng dẫn giải:

*Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

- Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình [sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng].

- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bít viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở Ai Cập và Lưỡng Hà

- Đặc điểm của điều kiện tự nhiên. Ví dụ: Đất đai thống nhất, rộng lớn và nhu cầu trị thuỷ đã góp phần tạo điều kiện cho việc tập trung quyền lực, hình thành thể chế quân chủ chuyên chế ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Đặc điểm về kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây, ví dụ:

+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, do đó, con người có tâm lý sùng bái các lực lượng siêu nhiên [thần Mặt Trời, Thần sông Nin].

+ Con người sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy => thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

- Tài năng và sự sáng tạo của con người.

1. Tặng phẩm của những dòng sông

1/ Dựa vào hai đoạn tư liệu [tr30], hày chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

2/ Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập có đại?

3/ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã khai thác thế mạnh của điều kiện tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế nào?

Hướng dẫn giải:

1/ Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại:

Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á.

[Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn Sông Tigrơ và sông Ơphơrát bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích [Vịnh Ba Tư]. Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó ở hạ và trung lưu thường được gọi là Mêdôpôtami [Mésopotamie] "miền đất giữa hai con sông" [hay Lưỡng Hà]. Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa]

Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ơphơrát có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông Tây.

Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.

Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than

2/ - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập thông qua hình 4:

+ Sử dụng cày với sức kéo của động vật để sản xuất nông nghiệp.

+ Trồng trọt lương thực và cây ăn quả.

3/ Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã khai thác thế mạnh của điều kiện tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế:

  • Ngành nông nghiệp: Họ trồng trọt trên những cánh đồng lớn do phù sa các sông bồi đắp. Từ đó họ phát minh ra cái cày, biết ửu dụng sức kéo của động vật để cày ruộng
  • Hệ thống tưới tiêu: để trị thuỷ các dòng sông và dẫn nước vào ruộng, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà đã biết đắp đê, đào hồ và làm hệ thống kênh mương tưới tiêu,
  • Ngành thương mại qua các con sông: Các dòng sông cũng được khai thác trở thành những tuyến đường giao thương chính, nói liên giữa các vùng, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.

2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà

Dựa vào thông tin trên mạng và khai thác trục thời gian [tr.29], hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà

Hướng dẫn giải:

- Quá trình lập quốc của người Ai Cập:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập đã sống trong các công xã.

+Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét đã thống nhất các công xã [còn gọi là các nôm] thành Nhà nước Ai Cập.

+ Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc.

+ Đến giữa thế I TCN Ai Cập bị La Mã xâm lược và thống trị.

- Quá trình lập quốc của người Lưỡng Hà:

+Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ.

+ Sau đó người Ác-cát, người At-xi-ri, người Babylon,...đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.

+ Đến thế kỉ III TCN bị Ba Tư xâm lược.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu

Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

Hướng dẫn giải:

Người Ai Cập và Lưỡng Hà có đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:

+ Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ"paper" [giấy viếttrong tiếng Anh] có gốc từ "Papyrus". Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm "bút" rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.

+ Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình [hình 1, tr.29].

+ Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

+ Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.

+ Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.

+ Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:

+ Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giới

+ Toán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60,từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây,tính được diện tích các hình

+ Kiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hoá nào của nguời Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

3/ Dựa vào bàng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 - 1243 = ? theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.

Hướng dẫn giải:

1/ - Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư [hình 7] canh giữ kim tự tháp Kê-ốp.

- Giới thiệu về Tượng Nhân sư:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập.

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư [có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử] tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

2/ Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

Nguyên liệu nào được người Ai Cập cổ đại dùng để viết chữ?

Theo các chuyên gia Đại học Copenhagen, thành phần đồng trong mực viết của người Ai Cập thời cổ đại được lấy chủ yếu trong các khoáng vật như cuprite [Cu2O], azurite [Cu3[CO3]2[OH]2] và malachite [Cu2CO3[OH]2].

Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chữ yếu được làm tư A vỏ cây Pa pí rút B đất sét ướt c mai rùa D vỏ cây tre?

- Đối với người Ai Cập, nguyên liệu dùng để viết là giấy làm bằng vỏ cây Papirut.

người Ai Cập cổ đại sử dụng chất liệu gì để làm giấy?

Văn tự Ai Cập cổ được viết trên giấy papyrus Giấy Papyrus phổ biến đến mức nó được xuất khẩu khi khắp vùng Địa Trung Hải. Thậm chí đế chế La Mã và Byzantine cũng sử dụng giấy papyrus Ai Cập để viết. Giấy papyrus được sử dụng rộng rãi ở châu Âu đến tận thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.

Nguyên liệu dùng để viết của người Ai Cập cổ đại là gì xuống thứ?

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bít viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

Chủ Đề