Người tham gia giao thông có văn hóa là gì

Trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào về “Văn hóa giao thông ”? Khái niệm văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm văn hóa nói chung và là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

  • Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh. -Tính cộng đồng khi tham gia giao thông: Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý. Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi con người. Nó cũng không chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn minh lịch sự như thế nào mà thông qua hình ảnh đó còn góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Trong đó, việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật Giao thông cho toàn xã hội là vấn đề cốt lõi, bởi văn hóa giao thông là hành vi, lối cư xử của con người trên cơ sở nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông. Người có nhận thức, hành vi, lối cư xử tốt khi tham gia giao thông là góp phần xây dựng văn hóa giao thông cộng đồng, tạo được bộ mặt giao thông văn minh, tránh được tai nạn xảy ra, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản và hạnh phúc cho chính bản thân mình và người khác.

Đặc biệt, nhận thức và ý thức của con người trong văn hóa giao thông không chỉ là vấn đề riêng của người tham gia giao thông, mà còn là vấn đề thuộc về những người có trách nhiệm trong việc hoạch định chiến lược về giao thông trước mắt và lâu dài. Việc phát triển hạ tầng giao thông phải song song với việc giáo dục, nâng cao ý thức văn hóa giao thông cộng đồng và biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến trật tự ATGT. Vì vậy, để xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội, trước tiên cần nâng cao nhận thức về ATGT cho mọi người dân, tiếp theo là biến nhận thức trong mỗi người dân thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh. Sau đó cần có biện pháp chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những người có hành vi vi phạm về trật tự ATGT.

Nhưng trong thời gian gần đây nếp văn hóa giao thông đã phần nào bị mai một: Ra đường thì xe cộ tranh nhau từng bước; lên xe khách thì chen nhau để tranh chỗ ngồi.

Những hành vi, cử chỉ đẹp hầu như không nhìn thấy ở trên xe khách, rất ít người biết nhường chỗ cho cụ già, người thương tật, phụ nữ có thai. Đã vậy, một bộ phận thanh niên còn tổ chức đua xe với tốc độ cao bất chấp cả CSGT và người đi đường; rồi tình trạng phóng nhanh vượt ẩu thường xuyên xảy ra gây những tai nạn đau lòng. Cũng dễ nhận thấy khi chúng ta đứng ở các chốt đèn tín hiệu giao thông. Nhất là những chốt đèn trên Ql22 khu vực bến xe Củ Chi, ngã tư Quang Việt, ngã 3 Việt Kiều, Ngã 4 Quán Đôi .v.v. Xe cộ chạy loạn xạ, bất kể đèn tín hiệu màu đỏ hay xanh, gây rất nguy hiểm cho người tham gia lưu thông trên các tuyến đường này. Và cũng từ những hành vi thiếu ý thức đó dẫn đến xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông ở các khu vực này, có khi dẫn đến chết người.

Điều đáng nói nữa là qui định người ngồi trên xe mô tô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đã triển khai và thực hiện từ lâu, nhưng quan sát hiện nay không chỉ ở các tuyến đường giao thông nông thôn mà ngay các tuyến đường trọng điểm như QL22, TL7, TL8, TL15, đường Nguyễn Văn Khạ… chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp nhiều người không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Một lỗi vi phạm phổ biến nữa là chạy vào đường cấm, vào lúc sáng và chiều tối do lưu lượng xe gắn máy đông hơn nên nhiều người cứ vô tư điều khiển xe gắn máy vào đường dành cho xe ô tô, gây mất trật tự và rất nguy hiểm.

Thiết nghĩ, để kéo giảm tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và người khác và làm giảm thiệt hại cho xã hội, chúng ta hãy thể hiện là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ. Biết nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh tật khi đi xe khách .v.v. Có như vậy chúng ta mới góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Người có văn hóa giao thông là người như thế nào?

Mỗi người khi tham gia giao thông đều phải thực hiện văn hóa giao thông bằng những việc làm cụ thể như: chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự ATGT, đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều ...

Tại sao phải có văn hóa khi tham gia giao thông?

Văn hóa giao thông giúp cho người tham gia giao thông nâng cao thức tự giác và chi phối trực tiếp hành vi chấp hành Luật Giao thông; văn hóa giao thông là động lực thúc đẩy ý thức và hành động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; văn hóa giao thông duy trì, kiểm soát ý thức tôn trọng người ...

Tham gia giao thông có văn hóa là gì?

Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội ...

Xây dựng văn hóa giao thông là gì?

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, xây dựng văn hóa giao thông chính là nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của con người.

Chủ Đề