Người hậu phương là gì

Những chuyến đi của “niềm tự hào dân tộc”

Có thể nói, thời gian gần đây, thường niên Hội LHPN Hà Nội đều có đại diện tham gia trong các đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam, TP Hà Nội ra làm việc, thăm hỏi và động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và nhà giàn DK1. 

Vượt gần 2.000 hải lý để đến với Trường Sa năm 2013, bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, chưa bao giờ quên khoảnh khắc được tham dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn. “Chúng tôi -những người con Việt Nam cùng cất lên khúc “Tiến quân ca” hùng tráng, rồi đồng thanh hô vang “Xin thề” lần lượt 10 lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Bà Thanh cũng sẽ nhớ mãi lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ anh hùng đã hy sinh trong trận chiến trên đảo Gạc Ma năm 1988. Trong số ấy, có một người con Hà Nội là liệt sĩ Kiều Văn Lập quê ở huyện Phúc Thọ. Thi đỗ Đại học Hàng hải và được chọn đi học chuyên ngành đóng tàu tại Ba Lan nhưng anh đã viết đơn xin vào bộ đội, tình nguyện ra quần đảo Trường Sa. Liệt sĩ Kiều Văn Lập đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước. 

Đến thăm các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa và nhà giàn DK1 vào tháng 4/2015, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội cũng nhiều lần xúc động không nói nên lời. Đến đảo Trường Sa Lớn, bà được lên thăm lá cờ đỏ sao vàng bằng gốm. Đứng bên lá cờ, trong bà vang lên đến tận cùng niềm tự hào dân tộc và thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trở về đất liền, bà mang theo hai kỷ vật vô giá. Một là lá quốc kỳ do các chiến sĩ trên đảo Trường Sa trân trọng tặng bà. Hai là cuốn nhật ký đầy ắp các sự kiện, cảm xúc qua 9 ngày bà đi đảo. Lá cờ và nhật ký, bà đặt ở nơi trang trọng trong phòng làm việc- như để nhắc mình hãy luôn nhớ về biển đảo quê hương. 

Chị Trần Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội lại vinh dự được tham gia chuyến công tác tới Trường Sa trong những ngày tháng 5/2014 nóng bỏng- khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu chở đoàn đi đến đâu, từ đảo Đá Lát, qua Trường Sa Lớn, Núi Le, Đá Tây, Thuyền Chài, nhà giàn DK1/21 và điểm cuối cùng là đảo An Bang… chị đều thấy lòng yêu nước dâng trên từng con sóng và trong lòng mỗi người dân Việt. Tàu đến với nhà giàn DK1/21, tất cả thành viên trong đoàn công tác đều vững dạ, tự mình bước lên những bậc thang sắt nhỏ hẹp cheo leo để lên nhà giàn. “Chúng tôi không ai bảo ai đều muốn đem thật nhiều tình cảm nồng ấm của hậu phương đến với các chiến sĩ”- chị Hoa tâm sự. 

Và có lẽ niềm vui, hạnh phúc nhất đối với những người con Hà Nội có may mắn được ra quần đảo Trường Sa chính là tấm lòng của người dân trên đảo và chiến sĩ dành tặng mình- chị Lê Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tâm sự. Trong chuyến đi Trường Sa năm 2014, chị Kim Anh đã được gặp gỡ, chuyện trò với rất nhiều chiến sĩ ở các miền quê khác nhau. Nghe tin chị đến từ Hà Nội, thể nào cũng có người lính nào đó nhao ra, rưng rưng giới thiệu là người Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Ứng Hòa, Cầu Giấy… “Chúng tôi ngồi quây quần, hát cho nhau nghe những bài ca ca ngợi Tổ quốc, biển đảo… Mắt ai cũng đỏ hoe vì xúc động trước tình quân - dân, tình đồng bào, đồng chí thắm thiết”.

Nối dài hành trình “hậu phương - tiền tuyến”

Không chỉ dừng lại ở những chuyến thăm, làm việc, tặng quà quân và dân quần đảo Trường Sa, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội còn có rất nhiều hoạt động sâu sắc “Phụ nữ Thủ đô hướng về biển đảo quê hương”. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết, Hội LHPN Hà Nội đã kết nghĩa với Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Hai bên cùng xác định xây dựng mối đoàn kết quân dân, tạo sự hiểu biết, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. 

Hàng năm, Hội LHPN Hà Nội và Lữ đoàn 126 đều duy trì tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và cán bộ hội viên phụ nữ. Đặc biệt Hội đã ủng hộ Quỹ Nghĩa tình đồng đội, ủng hộ các học sinh là con em cán bộ trong đơn vị và gia đình quân nhân khó khăn. 

Các cấp Hội LHPN Hà Nội còn làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nói chung và các hội viên phụ nữ nói riêng hiểu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong tình hình mới. Các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, thông tin cho cán bộ, hội viên phụ nữ về quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng, Chính phủ về chủ quyền biển đảo và trách nhiệm của các cấp Hội tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Các cấp Hội Phụ nữ từ thành phố đến cơ sở đã cử hàng trăm cán bộ tham gia các tổ công tác, ứng trực thường xuyên để tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân thể hiện lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ, nắm bắt tình hình dư luận, không để kẻ xấu kích động, gây mất trật tự trị an trên địa bàn. 

Thật khó có thể kể hết các phần việc, công trình mà các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội thực hiện để hướng về biển đảo quê hương. Chỉ tính riêng năm 2014, chị em phụ nữ đã đóng góp trên 2,513 tỷ đồng để ủng hộ các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…  Hội phụ nữ quận, huyện và cơ sở đã đi thăm các gia đình chính sách, gia đình chiến sĩ, trong đó có gia đình chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa… với tổng trị giá 3.690 triệu đồng; ủng hộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại biển đảo qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ số tiền hơn 4,5 tỷ đồng. 

Các cấp Hội LHPN Hà Nội còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động thanh niên trong độ tuổi đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, đặc biệt tiếp tục ra làm nhiệm vụ tại các vùng biển đảo. Trong các gia đình, những người vợ, người mẹ, người chị hăng hái động viên chồng, con, em tích cực tham gia huấn luyện dân quân tự vệ để có đủ sức và trí tham gia xây dựng, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc thân yêu.

Người bạn thủy chung của gia đình lính biển

Từng hội viên trong các cấp Hội LHPN Hà Nội rất thấu hiểu sự vất vả của những người phụ nữ khi người chồng, người con trai của họ phải thường xuyên vắng nhà để làm nhiệm vụ canh giữ biển trời nơi đảo tiền tiêu. Vì thế, Hội LHPN Hà Nội đã luôn sát cánh với gia đình của những người lính biển. Còn nhớ dịp tháng 5/2014, Đoàn công tác của Hội Phụ nữ phường Phương Mai đang có mặt tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thì được biết, có 2 đồng chí Trần Huy Hùng, Hoàng Ngọc Tuấn là con em hội viên phụ nữ xã Kim Liên đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa. Cán bộ, hội viên phụ nữ phường Phương Mai và hội viên CLB Nữ doanh nghiệp của phường đã dành phần lớn số tiền mang theo để mua quà, lập sổ tiết kiệm tặng gia đình đồng chí Hùng, Tuấn.

Hay như cán bộ, hội viên phụ nữ các xã: Phú Cường, Xuân Giang, Đông Xuân… thuộc huyện Sóc Sơn tuy còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vẫn tự nguyện ủng hộ tiền cho các ngư dân đang ngày đêm bám biển ở quần đảo Hoàng Sa…

Thật dễ hiểu vì sao mối thân tình giữa Hội Phụ nữ với gia đình những người lính biển ngày càng sâu đậm. Chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Thành, công tác trên tàu CSB 8003 tại quần đảo Hoàng Sa là con trai duy nhất của bà Tô Thị Tâm, hội viên phụ nữ thôn Thanh Trí, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Biết Thành vắng nhà, chị em trong chi hội phụ nữ đã cử người đến phụ giúp gặt lúa, phơi rơm, thóc, người chăm sóc luống rau xanh, chăn nuôi đàn bò… đỡ đần bà Tâm. Hội LHPN huyện Sóc Sơn còn trích nguồn quỹ ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa của Hội để tặng gia đình chiến sĩ Thành… Gia đình của các lính đảo Đặng Đình Hùng [Phúc Thọ] và Nguyễn Quang [Quốc Oai] cũng được Hội LHPN Hà Nội cùng Trung ương Hội LHPN Việt Nam tới thăm và tặng tiền chia sẻ khó khăn về vật chất, động viên tinh thần.

Bà Trịnh Thị Thảo – mẹ của chiến sĩ Đào Hồng Đông ở Hà Đông có lẽ sẽ không thể quên tình cảm của chị em trong Hội phụ nữ dành cho mình và gia đình khi con trai bà vắng nhà để làm nhiệm vụ tại đảo Trường Sa Lớn.

Chiến sĩ Đông cũng thường tâm sự với những đoàn công tác ra thăm đảo: “Tôi làm nhiệm vụ ở nơi xa rất thương mẹ già nhưng tôi cũng rất yên tâm vì biết mẹ được sống trong sự bao bọc của gia đình, bà con, Hội phụ nữ”.

“Vững tin biển đảo quê hương” - đó là thông điệp mà những người phụ nữ Hà Nội muốn gửi tới các chiến sĩ nơi đảo xa. Từ “vững tin” ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là các chiến sĩ hãy luôn vững tin vì phía sau các anh luôn có hậu phương lớn. Hai là những cán bộ phụ nữ Hà Nội cũng luôn vững tin vào sự quả cảm của các anh để bảo vệ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Ý nghĩa của từ hậu phương là gì:

hậu phương nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ hậu phương. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa hậu phương mình


15

  12


vùng ở phía sau mặt trận, có nhiệm vụ đáp ứng, chi viện cho tiền tuyến; đối lập với tiền phương xây dựng hậu phương vững chắc


6

  10


tt, dt [H. hậu: sau; phương: phương hướng] Miền ở sau mặt trận: ở hậu phương, nhân dân hăng hái sản xuất [NgVLinh]; Chính sách hậu phương quân đội.


6

  11


tt, dt [H. hậu: sau; phương: phương hướng] Miền ở sau mặt trận: ở hậu phương, nhân dân hăng hái sản xuất [NgVLinh]; Chính sách hậu phương quân đội.

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de

Video liên quan

Chủ Đề