Nếu chính phủ ấn định giá p = 18 chính phủ cần chi bao nhiêu để giải quyết lượng dư thừa

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng cà phê nhân ở một quốc gia A như sau:

 QD = – 2P+120, QS= 3P – 30

[Đơn vị tính của giá là 1000 đồng/kg, đơn vị tính của lượng là nghìn tấn]

Yêu cầu:

  1. Xác định lượng và giá cân bằng. Tổng doanh thu của người sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu?
  2. Giả sử chính phủ định ra mức giá sàn bằng 40.000 đồng/kg, hãy xác định lượng dư thừa. Nếu chính phủ muốn mua lại lượng thừa, số tiền cần chi là bao nhiêu?
  3. Chính sách giá sàn làm thay đổi PS và CS như thế nào?
  4. Chính sách giá sàn gây ra tổn thất bao nhiêu, trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và lượng hàng thừa đó tạm thời được trữ lại, không bị hư hỏng.
  5. Với dữ kiện ban đầu, giả sử chính phủ muốn sản xuất trong nước đạt 75 nghìn tấn, chính phủ cần định giá bao nhiêu? Với giả định chính phủ sẽ tìm hướng xuất khẩu cho hàng thừa, mục tiêu sản lượng xuất khẩu là bao nhiêu?

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

⇔      3P – 30= – 2P + 120

⇔           5P  = 130

⇔             P = 30, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

⇒                Q = 60

  Vậy thị trường cà phê cân bằng tại mức giá P=30 [hay 30.000 đồngUSD/kg] và mức sản lượng Q=60 [60.000 tấn]

Doanh thu của người sản xuất bằng chi tiêu người tiêu dùng

= P*Q  = 30*60 = 1800 [tỷ] hay 30.000 [đ/kg]*60.000.000 kg = 1800.000.000.000 đồng

Câu 2:

Khi chính phủ định ra mức giá sàn là 40.000 đồng/kg, cao hơn giá cần bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này

Lượng cung là

Qs = 3*40 – 30 = 90 [thế P=40 vào PT đường cung]

Lượng cầu là

QD = – 2*40 + 120 =40 [thế P=40 vào PT đường cầu]

Lượng dư thừa: ∆Q = QS – QD = 90 – 40 = 50

Vậy tại mức giá sàn quy định, thị trường dư thừa 50 nghìn tấn

Nếu chính phủ mua hết lượng thừa,

      Số tiền cần chi = 50*40 = 2000 tỷ đồng [2000*103*106]

 Câu 3:

Tác động của giá sàn vào thặng dư của người sản xuất [PS]

Thặng dư sản xuất [PS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có giá sàn: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có giá sàn: PS1 = Sbef [không có Scd vì Q chỉ còn 40]

Do vậy, giá sàn làm thay đổi PS một lượng bằng Sb­ – Sd [∆PS]

∆PS  = Sb­ – Sd = [10*40] – [[30-23,3]*[60-20]/2] = 400 – 67 = 333

[Ghi chú: 23,3 là giá trị có được khi thế Q=40 vào phương trình đường cung]

Vậy, giá sàn làm thặng dư người sản xuất tăng  333 tỷ đồng 

 Tác động của giá sàn vào thặng dư của người tiêu dùng [CS]

Thặng dư tiêu dùng [CS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có giá sàn: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có giá sàn: CS1 = Sa

Do vậy, giá trần làm giảm CS một lượng bằng Sbc [∆CS]

∆CS  = Sbc = [60+40]*10/2 = 500

[Diện tích hình thang = [đáy lớn + đáy bé]*chiều cao/2]

Vậy, giá sàn làm  thặng dư người tiêu dùng giảm 500 tỷ đồng

Câu 4:

Trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và hàng thừa này được trữ lại không hư hỏng, tổn thất vô ích [DWL] là phần diện tích c và d, thặng dư giảm do giao dịch mua bán ít hơn

DWL = Scd 

                    = [[40-23,3]*[60-40]/2] = 167

   Vậy, giá sàn gây ra một khoản tổn thất vô ích là 167 tỷ đồng

Câu 5:

Với dữ kiện ban đầu, để kích thích người sản xuất trong nước đạt mức sản lượng 75 nghìn tấn, mức giá sàn mà chính phủ cần quy định là 

75 = 3*P – 30 [thế Q = 75 vào phương trình đường cung]

⇔ P = 105/3 = 35

 Vậy, mức giá sàn cần định là 35.000 đồng/kg 

Nếu chính phủ định mức giá này, cung cầu trong nước không cân bằng, cụ thể 

Lượng cung:  Q= 3*35 – 30 = 75

Lượng cầu: Q = -2*35 + 120 = 50

Lượng thừa: ∆Q = QS – QD = 75 – 50 = 25

Vậy, chính phủ cần đặt mục tiêu xuất khẩu là 25 nghìn tấn để giải quyết hết lượng thừa này.

Bình luận: Bài tập cho thấy chính sách giá sàn dù tăng lợi ích cho người nông dân sản xuất, nhưng xét về tổng thể nó gây ra một tổn thất xã hội. Nếu hàng hóa thừa có thể trữ được như cà phê nhân thì tổn thất có thể sẽ thấp khi người nông dân có thể tiêu thụ trong tương lai, ngược lại với những hàng hóa mau hư hỏng như rau, trái cây… chính sách giá sàn có thể gây ra tổn thất cực kỳ lớn khi hàng thừa phải bị đổ bỏ. Sinh viên nên lưu ý điều này khi trở thành người làm chính sách trong tương lai. Còn nếu làm chủ nông trại thì cũng đừng có quá trông chờ vào chính sách giá sàn nhé. 

Giả sử có hàm cầu và cung của mặt hàng trứng gà ở một quốc giá A như sau:

 QD = - 360P+600, QS= 1080P – 120

[Đơn vị tính của giá là USD, đơn vị tính của lượng là triệu trứng]

Yêu cầu:

1. Xác định điểm cân bằng [lượng và giá]. Tổng doanh thu của người sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu?

2. Giả sử chính phủ định ra mức giá sàn bằng 0,6 USD/trứng, hãy xác định lượng dư thừa. Nếu chính phủ muốn mua lại lượng thừa, số tiền cần chi là bao nhiêu?

3. Chính sách giá sàn làm thay đổi PS và CS như thế nào?

4. Chính sách giá sàn gây ra tổn thất bao nhiêu, trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và lượng hàng thừa đó phải bỏ do hư hỏng

5. Giả sử chính phủ muốn sản xuất trong nước đạt 700 triệu trứng, chính phủ cần định giá bao nhiêu? Với giả định chính phủ sẽ tìm hướng xuất khẩu cho hàng thừa, mục tiêu sản lượng xuất khẩu là bao nhiêu?

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂY: //mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

ó      1080P – 120= - 360P + 600

ó            1440P  = 720

ó              P = 0,5, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

ð                Q = 420

  Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=0,5 [USD/trứng] và mức sản lượng Q=420 [triệu trứng]

Doanh thu của người sản xuất bằng chi tiêu người tiêu dùng

= P*Q  = 0,5*420 = 210 triệu USD

Câu 2:

Khi chính phủ định ra mức giá sàn là 0,6, cao hơn giá cần bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này

Lượng cung là

Qs = 1080*0,6 – 120 = 528 [thế P=0,6 vào PT đường cung]

Lượng cầu là

QD = - 360*0,6 + 600 =384 [thế P=0,6 vào PT đường cầu]

Lượng dư thừa: ∆Q = QS – QD = 528 – 384 = 144

Vậy tại mức giá sàn quy định, thị trường dư thừa 144 triệu trứng

Nếu chính phủ mua hết lượng thừa,

      Số tiền cần chi = 144*0,6 = 86,4 triệu USD

Câu 3:

Tác động của giá sàn vào thặng dư của người sản xuất [PS]

Thặng dư sản xuất [PS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có giá sàn: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có giá sàn: PS1 = Sbef [không có Scd vì Q = 420]

Do vậy, giá sàn làm thay đổi PS một lượng bằng Sb­ – Sd [∆PS]

∆PS  = Sb­ – Sd = [0,1*384] – [420-384]*[0,5-0,467]/2 = 37,8  

Vậy, giá sàn làm thặng dư người sản xuất tăng  37,8 triệu USD

Tác động của giá sàn vào thặng dư của người tiêu dùng [CS]

Thặng dư tiêu dùng [CS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có giá sàn: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có giá sàn: CS1 = Sa

Do vậy, giá trần làm giảm CS một lượng bằng Sbc [∆CS]

∆CS  = Sbc = [420+384]*0,1/2 = 40,2

[Diện tích hình thang = [đáy lớn + đáy bé]*chiều cao/2]

Vậy, giá sàn làm  thặng dư người tiêu dùng giảm 40,2 triệu USD

Câu 4:

Trong trường hợp chính phủ không mua hàng thừa và hàng này phải bỏ do hư hỏng, tổn thất vô ích [DWL] gồm phần diện tích c và d [tiêu thụ ít hơn] và cả diện tích hình g [chi phí sản xuất hàng thừa, đó là phần dưới đường cung]

DWL = Scdg = Scd + Sg

                    = [[0,6-0,467]*[420-384]/2] + [[0,6+0,467]*144/2]

                    = 2,4 + 76,8 = 79,2

Vậy, giá sàn gây ra một khoản tổn thất vô ích là 79,2 triệu USD

Câu 5:

Để kích thích người sản xuất trong nước đạt mức sản lượng 700 triệu trứng, mức giá sàn mà chính phủ cần quy định là

700 = 1080*P – 120 [thế Q = 700 vào phương trình đường cung]

óP = 820/1080 = 0,76

 Vậy, mức giá sàn cần định là 0,76 USD/trứng

Nếu chính phủ định mức giá này, cung cầu trong nước không cân bằng, cụ thể 

Lượng cung:  700

Lượng cầu: Q = -360*0,76 +600 = 326,4

Lượng thừa: ∆Q = QS – QD = 700 – 326,4 = 373,6

Vậy, chính phủ cần đặt mục tiêu xuất khẩu là 373,6 triệu trứng để giải quyết hết lượng thừa này.

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂY: //mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/  

Hình minh họa câu 1 - 4

 

Hình minh họa câu 5

 

Video liên quan

Chủ Đề