Ngô quyền ở đâu

      TÓM TẮT TIỂU SỬ NGÔ QUYỀN

          Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ [năm 897] ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội, là con trai Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương. Ngô Quyền theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán chiếm thành Đại La năm 931. Khi Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, xưng là Tiết độ sứ, giao Ngô Quyền cai quản vùng Châu Ái [Thanh Hóa ngày nay]. Ngô Quyền đem hết tài năng, nhiệt huyết mang lại cuộc sống no ấm cho nhân dân trong vùng. Mến phục tài đức của Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ gả con gái yêu là Dương Như Ngọc cho người.

    

      Tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt ngôi. Ngô Quyền đang trấn giữ Châu Ái phẫn nộ đem quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn hèn hạ cầu viện vua Nam Hán giúp đỡ. Thấy đây là cơ hội xâm lược nước ta, vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Thao đem thủy quân sang xâm lược nước ta. Nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được bị đe dọa nghiêm trọng.

     Trước tình thế đó, mùa đông năm 938, Ngô Quyền đem quân vượt đèo Ba Dọi, tấn công thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Dự đoán quân giặc sẽ tiến công vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đưa ra một kế hoạch tài tình, lợi dụng quy luật thủy triều để đánh giặc. Ông cho vót nhọn đầu những cọc gỗ lớn, bịt sắt, cắm xuống lòng sông thành bàn chông chờ giặc. Khi thủy triều lên, Hoằng Thao cho chiến thuyền kéo vào cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cử Ngô Tất Tố chỉ huy một đội thuyền khiêu chiến, nhử địch vào sâu trong bãi cọc. Chờ khi thủy triều xuống, Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy quân từ ba phía đánh ập vào các thuyền địch. Quân giặc bị tấn công bất ngờ định quay đầu chạy ra biển nhưng không kịp, thủy triều rút đã làm các cọc nhọn nhô đầu đâm vào thuyền địch. Cửa sông Bạch Đằng trở thành mồ chôn quân xâm lược. Tướng giặc Hoằng Thao tử nạn. Vua Nam Hán sợ hãi rút quân khỏi biên giới nước ta và từ bỏ giấc mộng xâm lăng.

       Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ.

       Mùa xuân năn Kỷ Hợi [ 939 ]. Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ tự xưng vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội. Chấm dứt trên 1000 năm nước ta bị đô hộ, mở đầu cho thời kỳ phục hưng đất nước. Năm Giáp Thìn [944] ông lâm bệnh rồi mất, làm vua được 6 năm hưởng thọ 47 tuổi.

       Ngô Quyền không để lại một thơ văn nào hoàn chỉnh, nhưng sử sách còn truyền tụng nhiều giai thoại, huyền sử tốt đẹp của ông. Ngô Quyền được xem là người đã mở ra một kỉ nguyên tự chủ của dân tộc ta với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

       Trường TH&THCS Ngô Quyền cung cấp một ít tư liệu này về ông để quý thầy cô và các em học sinh hiểu thêm về người anh hùng mà trường vinh dự mang tên. Mong rằng, tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường cùng các em học sinh luôn nỗ lực cố gắng, tiếp bước các bậc tiền nhân, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Chiến công hiển hách

Nhân kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa [939 - 2019], Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước” vào sáng 25/3 tại Hà Nội.

Toàn cảnh buổi hội thảo về vua Ngô Quyền diễn ra tại Hà Nội sáng 25/3.

Hội thảo nhằm trao đổi những kết quả nghiên cứu về Ngô Quyền, làm rõ các nguồn tư liệu thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa nói riêng, tiến tới tổ chức trọng thể kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta vào trung tuần tháng 4/2019 tại Khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Hội thảo nhận được 15 tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý di sản, đại diện Hội đồng Ngô tộc Việt Nam. Các tham luận đã đề cập các vấn đề về hân thế - sự nghiệp của Ngô Quyền và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Theo đó, Ngô Quyền với chiến công hiển hách đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đẳng nổi tiếng vào năm 938, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Mùa Xuân năm 939, ông tiến lên xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập, bỏ chức Tiết độ sứ mà họ Khúc, họ Dương trước đây còn phải tạm giữ để hòa hoãn với phương Bắc, tự xưng Vương hiệu, định quốc ở Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương vương làm kinh đô cho triều đại của mình và trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Về công lao to lớn của Ngô Quyền trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, một số nhà Sử học của các triều đại phong kiến Việt Nam đã viết trong các nguồn chính sử.

Cần làm rõ quê hương ở Hà Nội, Thanh Hoá hay Nghệ - Tĩnh?

Các nguồn sử liệu ghi chép về Ngô Quyền và vương triều Ngô tuy không phong phú và đa dạng nhưng luôn luôn được các nhà nghiên cứu lịch sử thời hiện đại quan tâm. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay đã có một số cuộc hội thảo đã được tổ chức.

Lăng vua Ngô ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

Tại hội thảo sáng 25/3, các nhà khoa học và chuyên gia đã bàn khá nhiều về quê hương của Ngô Quyền. Đa số các nhà khoa học đều nhất trí quê hương của Ngô Quyền ở Đường Lâm [Sơn Tây, Hà Nội]. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số ý kiến chưa thống nhất, cho rằng, quê hương ông ở Đường Lâm [Thanh Hóa] hoặc Nghệ An - Hà Tĩnh. Về vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu và đưa đến kết luận khi có đầy đủ chứng cứ khoa học.

Ngô Quyền còn được nhận đình là người tài giỏi, khôi ngô, tuấn tú. Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ chọn ông làm nha tướng, yêu mến và gả con gái cho, sau đó giao cho ông cai quản châu Ái [Thanh Hóa ngày nay].

Về chiến thắng Bạch Đằng năm 938, các bài tham luận đều đánh giá cao trận chiến lẫy lừng trên dòng sông Bạch Đằng và khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến thắng này, đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Sự nghiệp dựng nước, xưng vương, định đô ở Cổ Loa vào mùa Xuân năm 939 của Ngô Quyền là tiếp nối truyền thống An Dương Vương. Cổ Loa là mảnh đất đã hai lần được chọn làm kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương và kinh đô của Vương triều Ngô.

Ngô Quyền xưng vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Ông là người tạo ra những bước bản lề cho xã hội Việt Nam thế kỷ X, người có những đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

Theo đại diện BTC, kết quả của hội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước” là nguồn tư liệu khoa học nhằm tiến tới tổ chức trọng thể kỷ niệm 1080 năm ngày Ngô Quyền xưng vương, định đô ở mảnh đất Cổ Loa lịch sử, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh Đại Việt.

Và cũng trên cơ sở này cùng các nguồn tư liệu đã công bố, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát huy giá trị các nguồn tư liệu liên quan đến Ngô Quyền tại Cổ Loa thông qua các hình thức trưng bày chuyên đề, xây dựng đền thờ Ngô Quyền… để tỏ lòng thành kính đối với Vị tổ trung hưng của đất nước.

Công lao của Ngô Quyền đã được nhiều nơi lập đền thờ tưởng nhớ. Hiện nay ngoài vùng Đường Lâm [Sơn Tây, Hà Nội] có đền và lăng thờ Ngô Quyền thì còn có gần 50 nơi khác có liên quan đã lập đền thờ tưởng nhớ Ngô Quyền và triều đại Ngô Vương, trong đó nhiều nhất thuộc vùng đất Hải Phòng [34 di tích], ngoài ra tại Thái Bình [3 di tích], Hà Nam [1 di tích], Phú Thọ [1 di tích], Hưng Yên [3 di tích]. Tuy nhiên, tại mảnh đất Cổ Loa lịch sử, nơi Ngô Quyền chọn để định đô cho triều Ngô đến nay vẫn chưa có một công trình nào tưởng niệm ông.

Theo TS Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội thì vẫn còn có nhiều điều “đau đáu”. Theo ông Trị, cần sớm xây dựng công trình lịch sử - văn hóa về Ngô Quyền trong Khu di tích Cổ Loa bởi Hà Nội hiện nay có hai nơi thờ Ngô Quyền.

Ở quê hương và ở nơi ghi dấu chân hành quân của ông, còn trên Cổ Loa - nơi Ngô Quyền sau khi đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô từ năm 938 đến năm 944 lại không có đền thờ ông.

“Thiết nghĩ, chúng ta, trong cần phải khắc phục thiếu sót này cho lịch sử. Theo tôi, nên cần sớm tạo dựng công trình lịch sử - văn hóa về Ngô Quyền” ông Trị đề nghị.

 Hà Tùng Long

Video liên quan

Chủ Đề