Nghĩa từ ceo là gì

CEO là một khái niệm trong Marketing, kinh doanh có nghĩa là Giám Đốc Điều Hành [GDDH], từ CEO được viết tắt từ Chief Executive Officer. Ở Pháp CEO còn được gọi là PDG. Nghề CEO đòi hỏi rất nhiều tố chất như khả năng lãnh đạo, chuyên môn vận hành doanh nghiệp, kinh nghiệm về quản trị, quản lý và tầm nhìn kinh doanh rộng.

Ngay nay nhắc tới là kinh doanh, nhiều người hay nói làm SALES và hay nhầm lẫn với CEO. Vậy CEO là gì? CEO làm công việc gì? CEO có nhiệm vụ là gì? Ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của CEO ra sao?

Đây đều là những câu hỏi gây băn khoăn cho không ít người. Nếu bạn quan tâm đến CEO cũng như các vấn đề liên quan, hãy cùng WikiDinhNghia tìm hiểu thông qua bài viết “Ceo là gì, Ceo viết tắt của từ gì” dưới đây nhé!

Nghề CEO là gì, CEO là viết tắt của từ tiếng Anh nào, các CEO thành công trên Thế Giới

Nghề CEO là gì? Nghĩa của CEO là viết tắt của từ gì?

CEO được viết tắt từ từ “Chief Executive Officer”, được dịch là giám đốc điều hành, là người điều hành chính trong công ty. Là người đứng đầu có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh nhằm phát triển công ty.

Bên cạnh đó, CEO còn là người đưa ra mục tiêu và hướng đi cho doanh nghiệp. Và để thực hiện được điều đó, cần có sự nỗ lực và cố gắng từ các phòng ban khác trong công ty và cũng là trách nhiệm của cả tập thể.

Giám đốc điều hành là người cần đảm bảo sự cân bằng giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Cần duy trì cảnh quan doanh nghiệp, sự cạnh tranh, thị trường,… nắm bắt cơ hội, thời cơ để đưa doanh nghiệp phát triển.

Là một CEO, việc đưa ra phương hướng cũng như quyết định trong công ty không được phép có sự nhầm lẫn và sai lệch, làm sao để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty luôn là điều khó khăn nhất của CEO.

Nhận thấy rõ nhất là nữ CEO của Yahoo trong thời gian vừa qua. Nếu bạn là người quan tâm tin tức thì bạn có thể thấy giá trị Yahoo đang bị giảm xuống trầm trọng. Và gần như là tất cả mũi nhọn tin tức, mọi vấn đề, suy luận, bài báo đều đang hướng chỉ trích về những chính sách quyết định chưa sáng suốt của nữ CEO Yahoo này.

Khi nào một cá nhân được gọi là CEO?

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO có thể cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu, thì hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.

Còn ở các doanh nghiệp lớn, CEO và ban quản trị hay hội đồng cổ đông là các cấp lãnh đạo là khác nhau và CEO phải báo cáo định kỳ hoặc báo cáo thông qua văn bản tới Hội đồng quản trị khi cần hoặc được yêu cầu.

Nghề CEO là gì? Nghĩa của CEO là viết tắt của từ gì?

Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, các doanh nghiệp phân chia vai trò này thành 2 bạn rõ rệt, lãnh đạo và điều hành mỗi bạn là những người được bầu ra từ hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc sẽ chủ trì và điều hành ban lãnh đạo, phụ trách những công việc kinh doanh của công ty.

Còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát, phụ trách việc định hướng công ty. Do được tách làm hai ban rõ rệt nên đên đảm bảo được ranh giới về quyền lực cũng như có sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự giám sát, định hướng của chủ tịch hội đồng quản trị.

Ngăn ngừa xung đột về quyền lực, tránh tình trạng một người phải chịu trách nhiệm và công việc quá nhiều, độc tài trong doanh nghiệp. Đồng thời, khi tách ra thành hai ban như vậy để điều hành doanh nghiệp sẽ tạo ra một sự song hành trong cấu trúc cũng như quyền lực trong công ty.

Tạo ra sự cạnh tranh trong phạm vi kiểm soát cũng như tương tác giữa hai bên. Điều mà doanh nghiệp luôn hướng tới là có sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty, sao cho hai bên cân bằng, giúp phát triển doanh nghiệp từ môi trường bên trong đến bên ngoài.

Giám đốc điều hành ngoài được gọi dưới cái tên là CEO, ở Pháp, CEO còn được gọi là “PDG”.

Ở một số doanh nghiệp, công ty điển hình như công ty gia đình, tổng giám đốc được chủ tịch hội đồng quản trị chỉ định, điều này có thể không sai vì trong doanh nghiệp của họ, xong về mặt pháp lý thì điều này là không phù hợp.

Tại Bắc Ireland và vùng vương quốc liên hiệp Anh, đa số những chủ tịch hội đồng quản trị của các doanh nghiệp cổ phần lớn thường có tuổi tác cao hơn các giám đốc điều hành CEO. CEO còn được bổ nhiệm đứng đầu nhiều tổ chức từ thiện, các tổ chức chính phủ. Và tình hình chung tại đây là các công ty cổ phần đều chia thành hai ban do chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành.

Tùy thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh thì cơ cấu tổ chức cũng như những chức vụ chuyên môn có thể được đặt ra với cái tên khác nhau như giám đốc điều hành [Chief operating officer], giám đốc kinh doanh [Chief development officer], giám đốc thông tin [Chief information officer], giám đốc marketing [Chief marketing officer], giám đốc tài chính [Chief financial officer]…và phải thực hiện dưới sự chỉ đạo điều hành của CEO.

Giám đốc điều hành ngoài được gọi dưới cái tên là CEO, ở Pháp, CEO còn được gọi là “PDG”.

Một đất nước được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây bởi sự nắm bắt về công nghệ thông tin nói riêng là Ấn Độ. Bởi số lượng CEO của các tập đoàn hàng đầu thế giới hiện nay có thể kể đến như Google, Microsoft,…chiếm phần lớn là người Ấn hoặc gốc Ấn. Như trong năm vừa qua, một CEO của Google là Sundar Pichai có ghé thăm Việt Nam chúng ta.

Từ nghề CEO đến nghề Pro CEO

Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc Pro CEO là gì, làm thế nào mới được gọi là Pro CEO. WikiDinhNghia xin đưa ra lời giải thích như sau. Nếu CEO là một chức vụ thì ProCEO là một tên gọi dành cho những người hành nghề CEO chuyên nghiệp.

Đó là tên gọi cho một nghề, nghề quản lý, hay còn gọi là nghề giám đốc. Nghĩa là Pro CEO là một CEO “có nghề” và “rất rành nghề”. Các doanh nghiệp có thể chủ động tuyển dụng các Pro CEO hay các CEO về điều hành cho doanh nghiệp của mình.

CEO là nghề được đánh giá là nghề “đức cao vọng trọng” trong xã hội. Là nghề lãnh đạo, quản lý, điều hành các nghề khác trong doanh nghiệp. Nếu như ở Việt Nam ngành nghề này được cho là “chức vị cao, làm việc nhẹ” thì ở một số nước khu vực khác ngành nghề này được xem là một trọng trách, vai trò vô cùng quan trọng.

CEO là người không chỉ có kiến thức về chuyên môn mà cần có cả nghệ thuật và tầm nhìn. Đòi hỏi ở một CEO là sự chuyên nghiệp cao không kém gì với các ngành tri thức khác như bác sỹ, luật sư, kiểm toán viên, kiến trúc sư, giáo sư đại học…

CEO gọi là giám đốc điều hành, hiểu là điều hành một doanh nghiệp. Nghe thì có vẻ không khó lắm, xong không phải ai cũng đảm nhận được chức vụ này, cũng như ít ai có thể được trở thành một Pro CEO.

ProCEO là một tên gọi dành cho những người hành nghề chuyên nghiệp.

Bởi lẽ quản trị, điều hành không phải là một công việc mang tính máy móc, có thể tính như toán học được là chỉ cần đúng kết quả, mà quản trị, điều hành kinh doanh là một công việc vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

Để đạt được mức độ là một CEO, chưa tính đến việc là một Pro CEO, người đó phải đầy đủ các yếu tố bẩm sinh và đào tạo chuyên sâu, năng khiếu thiên phú và nắm chắc những kiến thức về chuyên ngành cũng như hiểu biết tích lũy được qua trải nghiệm cho bản thân.

Vì vậy, để có thể trở thành một CEO hay chuyên sâu hơn, thành một người chuyên nghiệp với tên gọi Pro CEO, nhà điều hành cần phải học hỏi nhiều, làm nhiều, trải nghiệm nhiều hay nói cách khác là va vấp nhiều và đúc kết cho mình những kinh nghiệm từ va vấp cũng như người đi trước mới có thể thành nghề bên cạnh những tố chất sẵn có.

Ngoài ra, cũng cần có sự phân biệt giữa một giám đốc điều hành CEO và một Doanh nhân Entrepreneur. CEO là nghề quản lý, điều hành, nắm bắt cơ hội và hướng đi cho cả doanh nghiệp, có thể được tuyển dụng, được thuê hay được chỉ định thông qua hội đồng quản trị từ chức vị tương đương để quản lý công ty.

Trong khi nghề của doanh nhân là người bỏ vốn vào công ty, “sống chết” với công ty và số vốn đó hay được gọi là cổ đông nếu công ty phát hành cổ phiếu. Hai vị trí này đòi hỏi những tố chất và điều kiện khác nhau. Một người có thể làm tốt vai trò này, nhưng chưa chắc đã thành công ở vai trò kia và ngược lại.

Cũng như vậy, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa người điều hành CEO và người kinh doanh, nguyên nhân như đã đề cập, khi chủ sở hữu doanh nghiệp còn đang kiêm nhiệm cả vai trò quản lý, chưa có sự phân chia rõ ràng giữa CEO và người kinh doanh, cũng như chưa có sư phân chia giữa vai trò người CEO với hội đồng quản trị như cách mà các doanh nghiệp lớn nước ngoài đã và đang thực hiện.

Các CEO thành công trên thế giới

Các nhà điều hành CEO tài năng thường là những người có tầm nhìn xa trông rộng và nắm bắt được thời cơ cơ hội. Một ví dụ điển hình cho các CEO thành công chính là Jeff Bezos của Amazon.

Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon

Vào năm 1994, Bezos đã bỏ công việc tại quỹ phòng hộ để sáng lập ra Amazon, ông đã gây dựng trang bán hàng của mình như một hiệu sách trực tuyến. Sau đó, ông cho biết động lực để làm việc này chính là nhận thấy tốc độ và nhu cầu sử dụng mạng internet ngày càng tăng cao vào thời điểm đó.

Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon

Cuối cùng sau bao nhiêu nỗ lực, Bezos đã biến Amazon thành một “cửa hàng bách hóa” – nơi mà khách hàng có thể mua rất nhiều sản phẩm. Để có thành quả như vậy, Bezos đã tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Đầu tiên Amazon cung cấp nhiều tiêu đề sách hơn bất kỳ hiệu sách nào có thể và sau đó nhắm đến việc tối ưu hóa hơn bằng cách cung cấp quyền mua sắm bằng một lần click chuột và bằng cách xuất bản cả đánh giá sản phẩm.

Steve Jobs – CEO Apple

Cũng một giám đốc điều hành khác trong ngành công nghiệp công nghệ có tầm nhìn độc đáo đó chính là Steve Jobs – nhà đồng sáng lập của Apple. Ông thành lập Apple với mục tiêu “Đóng góp cho thế giới bằng cách tạo ra công cụ cho tâm trí thúc đẩy nhân loại”.

Mark Zuckerberg – CEO Founder của Facebook

Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay cũng một phần nhờ vào khả năng lãnh đạo và điều hành của Mark Zuckerberg – nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Facebook.

Các CEO nổi tiếng của Việt Nam

  • Ông Phạm Nhật Vượng – CEO và Founder của Vingroup – Tỷ phú Việt đầu tiên được “làng” tỷ phú thế giới thừa nhận
  • Đoàn Nguyên Đức – Doanh nhân Việt đầu tiên có “Ảnh hưởng nhất tại Đông Nam Á” – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
  • Đặng Lê Nguyên Vũ – “Vua cà phê Việt Nam” – CEO Tập đoàn Trung Nguyên
  • Bà Mai Kiều Liên – Doanh nhân xuất sắc nhất và quyền lực nhất của Châu Á – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk]
  • Bà Phạm Thị Việt Nga – “Bông hồng thép”, doanh nhân quyền lực nhất châu Á – CEO Công ty Dược Hậu Giang
  • Ông Trương Gia Bình – Doanh nhân Việt đầu tiên được Nikkei vinh danh – CEO Tập đoàn Công nghệ thông tin, viễn thông FPT
  • Nguyễn Thị Phương Thảo [Madam Thảo] đã lọt top 15 nữ tỷ phú tự thân – CEO Vietjet Air
  • Bà Nguyễn Thị Nga – Nhân vật nổi tiếng ngành ngân hàng, nữ doanh nhân quyền lực – Chủ tịch Techcombank
  • Thái Hương – “Người đàn bà sữa tươi” quyền lực châu Á – CEO founder TH True Milk
  • Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – top 50 Doanh nhân Việt quyền lực châu Á – Chủ tịch kiêm CEO REE
  • Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank]

Và còn rất rất nhiều những CEO nổi tiếng, thành công khác trên Thế Giới và cả Việt Nam nữa nhé bạn. WikiDinhNghia chỉ list ra danh sách các CEO nổi tiếng mà mình biết thôi.

Công việc của CEO bao gồm những gì?

Như đã nêu trên phần CEO là gì, CEO là người điều hành chính trong công ty. Là người đứng đầu có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh, quản lý và lên kế hoạch cụ thể để đưa xuống cho các phòng ban cũng như nhân viên thực hiện, để phát triển công ty. Do đó CEO là người quyết định sự sống còn tồn tại của doanh nghiệp và thường là chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Công việc của CEO bao gồm những gì?

Khác với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, CEO ở nhiều nước ngoài thường là những người được thuê để quản lý công ty hay được phân tầng theo các chức danh khác nhau.

Và mỗi công ty thường gồm nhiều CEO, mỗi CEO phụ trách một mảng công việc riêng, khác nhau và họ chịu sự quản lý của một người đứng đầu công ty hoặc của cả hội đồng quản trị.

Mỗi vị trí, vai trò sẽ có một lượng công việc tương xứng. Là một CEO – giám đốc điều hành, thì lượng công việc để mà có thể đong đếm là điều quá khó.

Nếu như để trả lời câu hỏi CEO là gì bạn có thể tìm câu trả lời trong bài viết này, còn để nói chính xác công việc mà CEO sẽ làm bạn có thể hiểu mức công việc hàng ngày của một nhân viên đã áp lực và nhiều như thế nào thì là một giám đốc điều hành sẽ gấp lên nhiều lần áp lực và công việc như vậy.

Từ đó có thể thấy mức công xuất mà CEO phải làm việc như thế nào, chưa kể áp lực đối với họ là cả một sự đánh đổi không được phép sai sót.

Tuy nhiên có thể kể ra một số công việc chính mà một giám đốc điều hành CEO phải làm như:

Tìm ra hướng đi, nắm bắt cơ hội và xây dựng lên kế hoạch hoạt động cho công ty cũng như vạch ra các mục tiêu chiến lược trong một khoảng thời gian nhất định và các mục tiêu định hướng nhằm thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

Là người trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện cũng như xây dựng quy trình thực hiện một cách bài bản, chi tiết và chính xác để đạt được mục tiêu đã đề ra.

CEO cũng là người chịu trách nhiệm về mọi mặt công ty bao gồm cả mảng tài chính như doanh thu, lợi nhuận, các khoản thu chi của công ty và công khai chúng một cách minh bạch trước hội đồng quản trị cũng như toàn bộ công ty.

  • Tìm và đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm đổi mới, cải thiện các hoạt động của công ty theo hướng tích cực và có sự chính xác cao.
  • Thay mặt người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty phê duyệt thẩm định cũng như ký kết các loại hợp đồng thương mại.
  • Chịu trách nhiệm đàm phán, thương lượng với các đối tác, đem lại các hợp đồng giá trị cho công ty

Kết hợp với phòng Marketing – PR để xây dựng và phát triển hình ảnh công ty bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa hình ảnh của công ty đến gần hơn với khách hàng và tạo sự uy tín, thương hiệu

Tham gia theo sát điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của công ty và cách vận hành công ty như thế nào, để nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý.

Cùng với phòng nhân sự, tuyển chọn nhân viên và phân bố các vị trí, chức danh trong công ty một cách phù hợp nhất để tận dụng được hết khả năng của nhân viên, phục vụ thúc đẩy đem lại lợi ích cho công ty.

Quy định chế độ lương thưởng tùy theo năng lực, chức danh và vị trí đảm nhiệm cũng như những đóng góp để xây dựng, phát triển công ty.

Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số những công việc mà CEO phải làm. Tùy theo quy mô từng công ty, doanh nghiệp và sơ đồ tổ chức nhân sự mà khối lượng của các CEO sẽ khác nhau.

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân với CEO là gì?

Thương hiệu có thể hiểu là hình ảnh, cảm xúc gợi lên khi người ta nghe thấy hoặc nhìn thấy tên của thương hiệu ấy. Một lãnh đạo doanh nghiệp có hình ảnh tốt sẽ tạo nên cảm tình hoặc gợi nên một liên tưởng nào đó về doanh nghiệp đó.

Cảm tình có thể giúp công việc kinh doanh tốt hơn, ác cảm đương nhiên sẽ làm sụt giảm doanh số hoặc về mặt nhân sự thì khó thu hút được nhân tài.

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân với CEO là gì?

Một khi CEO phải nhận được sự cam kết, tin tưởng giữa nhân viên và các đối tác để thể điều hành tốt một doanh nghiệp. Để đạt được điều này, mỗi CEO cần có một thương hiệu cá nhân để nhanh chóng khiến các đối tác nể phục, coi trọng, cũng như có tiếng nói trong công ty đúng như vị trí họ đang nắm giữ.

Họ bắt đầu bằng cách phát triển hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và động cơ của các bên liên quan, và sau đó thu hút mọi người bằng cách thúc đẩy hoạt động và sắp xếp chúng xung quanh các mục tiêu tạo ra giá trị.

Trở thành CEO có khó không?

Nếu bạn đã tìm hiểu CEO là gì thì chắc hẳn cũng biết để trở thành một CEO là việc không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được. Để trở thành CEO, bạn gần như phải là con người toàn diện và cần được rất nhiều các tiêu chuẩn như:

CEO là người quản lý công ty về mọi mặt. Do đó, CEO phải là người có kiến thức đa lĩnh vực, không những cần giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi cả về quản lý. CEO phải là người có tầm nhìn một cách tổng quát nhất, thâu tóm được mọi vấn đề và liên kết được chúng với nhau.

Chính vì thế, để trở thành CEO cần đòi hỏi một người có lượng kiến thức vô cùng lớn về nhiều lĩnh vực, không những là chuyên ngành của mình mà còn cả những lĩnh vực khác.

  • Có nền tảng và tố chất quản lý

Khi tìm hiểu về CEO là gì, nhiều bạn đặt câu hỏi liệu chỉ cần giỏi thì sẽ trở thành CEO? Kiến thức đa lĩnh vực là điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO.

Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người giỏi, có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực nhưng lại không thể trở thành CEO. Vậy CEO có cần có tố chất bẩm sinh?

Điều này là chắc chắn, nếu bạn không phải là một người có chỉ số IQ cao, chỉ số cảm xúc hơn người, tính quyết đoán, khả năng quan sát và tư duy vượt trội cũng như khả năng nắm bắt, tổng hợp, phân tích thông tin một cách nhanh chóng kèm thêm một vài kỹ năng mềm khác thì rất khó để bạn có thể trở thành một CEO.

Hơn nữa, người có tố chất làm CEO là người luôn toát ra thần thái lãnh đạo và phong thái này thường có từ khi còn bé mà không phải ai cũng có được.

  • Kinh nghiệm về khoa học quản trị

Bên cạnh những kiến thức đa lĩnh vực, CEO còn phải là người thường xuyên cập nhật, tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị để có thể điều hành, quản lý công ty một cách suôn sẻ nhất.

Khi nhắc đến CEO, người ta nghĩ ngay đến những người trung niên hoặc đã có tuổi. Bởi lẽ, để có thể đứng trên cương vị một CEO điều hành và lãnh đạo công ty, người đó phải là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như phải là người biết đối nhân xử thế, không chỉ với đối tác, những người cùng cương vị hoặc với các lãnh đạo cao hơn mà CEO còn phải là người thấu hiểu, được lòng cả những nhân viên trong công ty.

Và để làm được những điều này, chắc hẳn phải là một người từng va chạm nhiều, có nhiều kinh nghiệm cũng như khéo léo trong các tình huống để điều hành, tổ chức, quản lý tốt công ty.

  • Chịu được áp lực và có sức khỏe tốt

Đây là điều kiện bắt buộc của một CEO. Khi thực hiện bất kỳ một công việc gì cũng cần đòi hỏi sức khỏe mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Với một khối lượng khổng lồ luôn đòi hỏi CEO phải có sức khỏe thật tốt để có thể chịu được áp lực của công việc.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của CEO trong doanh nghiệp

Có thể bạn không biết chính xác CEO là gì nhưng bạn cần biết CEO vô cùng quan trọng. Có thể nói, CEO là bộ mặt của công ty, là người đứng đầu chèo lái công ty, là người đối nội, đối ngoại của công ty. Một CEO giỏi sẽ giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh.

Ngược lại, với một CEO chưa thực sự đúng nghĩa có thể khiến công ty ngày càng thụt lùi hoặc tệ hơn là đứng trên bờ vực phá sản. Chính vì vậy, quyết định tuyển dụng hay bổ nhiệm CEO cần phải được cân nhắc thật kỹ và dựa trên năng lực thực sự.

h8

Từ đó sẽ có những đánh giá khách quan nhiều mặt để có được một CEO thực sự có tâm và có tầm, xứng đáng là người đứng đầu. Bên cạnh đó, các CEO cũng phải thường xuyên xây dựng hình ảnh của mình trước công ty cũng như các đối tác, khách hàng để chứng minh năng lực của bản thân.

CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO.. Những thuật ngữ này nghĩa là gì?

CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO… là những thuật ngữ chức danh viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Vậy các thuật ngữ viết tắt các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Hãy cùng WikiDinhNghia tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây

Có thể bạn đọc qua nội dung trên đã nắm được một vài thuật ngữ trong số những thuật ngữ chuyên ngành trên như CEO [Chief Executive Officer] được hiểu là giám đốc điều hành. Vậy tương tự:

  • CFO Là [Chief Financial Officer]: Giám Đốc Tài Chính
  • CPO Là [Chief Production Officer]: Giám Đốc Sản Xuất
  • CCO Là [Chief Customer Officer]: Giám Đốc Kinh Doanh
  • CHRO Là [Chief Human Resources Officer]: Giám Đốc Nhân Sự
  • CMO Là [Chief Marketing Officer]: Giám Đốc Marketing

CFO là gì?

CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer, được hiểu là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính cho doanh nghiệp.

CFO phụ trách chính các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: nghiên cứu, phân tích và xây dựng các kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

Thông qua phân tích tài chính cũng như các báo cáo tài chính để cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp, đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lại dự trên các con số số liệu cụ thể.

CPO là gì?

CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer, được hiểu là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch tiến trình đề ra.

Nhiệm vụ chính của CFO là dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như thời hạn. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.

CCO là gì?

CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer, được hiểu là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành [CEO].

Nếu giám đốc điều hành CEO đóng vai trò là người điều hành, điều phối hoạt động của doanh nghiệp và trực tiếp chịu sự chỉ đạo là các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,…thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.

CHRO là gì?

CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer, được hiểu là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người

Nhiệm vụ chính của CHRO là lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.

CMO là gì?

CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer, được hiểu là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong một công ty.

Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho giám đốc điều hành [CEO]. CMO có vai trò và trách nhiệm liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng…

Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, chính điều đó, đòi hỏi một CMO phải là người có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý.

CMO chịu nhiều thách thức do thị trường không là môi trường cố định mà cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy bao gồm cả việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng cho đến tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.

Trên đây là bài viết mà WikiDinhNghia muốn chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về CEO như CEO là gì, những công việc CEO thường làm là gì, cũng như các thông tin, các yêu cầu để trở thành một CEO cũng như vai trò của CEO.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến CEO là gì, Pro CEO là gì và tầm quan trọng ra sao hay các từ viết tắt liên quan, bạn có thể để lại câu hỏi bên dưới để cùng WikiDinhNghia tìm hiểu thêm nhé!

Thuật ngữ, khái niệm về CEO Giám đốc điều hành

Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc, công ty tiêu đề, các hoạt động của con người, luật doanh nghiệp, luật công ty, lĩnh vực công cộng, kinh doanh, công ty, quản trị, chính trị, lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp, công ty, kinh tế, quản lý, trách nhiệm, Pháp luật, luật tư, văn hóa, các tổ chức xã hội, chính phủ, công ty personhood, fictions quy phạm pháp luật, tổ chức, điều hành doanh nghiệp, giám đốc điều hành doanh nghiệp, khoa học chính trị, việc làm, khái niệm pháp lý, chức danh công ty, các lý thuyết xã hội học, Vị trí của các cơ quan, tổ chức kinh doanh, hoạt động chính trị, đạo Đức, công lý, kiểm soát [chính trị và xã hội], tổ chức phi lợi nhuận, kinh tế luật, giám đốc điều hành bồi thường thiệt hại, Hệ thống phân cấp, giám đốc, giám đốc tài chính, công ty cổ phần, Đạo Đức, biện pháp phòng chống tham nhũng, truyền thông, chính phủ thông tin, đạo Đức, Sole proprietorship, giám đốc điều hành cán bộ, lao động, giám đốc điều hành, quyền lực [chính trị và xã hội], tâm lý học, khái niệm tâm lý, ảnh hưởng [xã hội và chính trị]

Video liên quan

Chủ Đề