Nghi Xuân căng mình chống dịch tả châu Phi

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO là vaccine đầu tiên được phép lưu hành thương mại. [Ảnh: Công ty Navetco]

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ gây chết cao đến 100%, chính vì vậy nguy cơ lan rộng kèm việc khó tái đàn, lợn mất giá... đã trở thành nỗi lo thường trực với ngành chăn nuôi. Sau hơn 2 năm nghiên cứu, Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi với 80% số lợn đươc bảo hộ và đạt miễn dịch 6 tháng, đáp ứng nỗi mong mỏi của hàng triệu người nông dân.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi lễ công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 3/6 tại Hà Nội.

Vaccine đầu tiên được lưu hành thương mại

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh không lây sang người, chỉ xảy ra trên lợn, có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%. 

vặc biệt, virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xâm nhiễm vào Việt Nam tháng 2/2019, sau đó lây lan ra phạm vi cả nước. Bệnh dịch đã buộc phải tiêu hủy trên 6 triệu con lợn, thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CPI năm 2020. Đến nay, dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước.

Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao nếu không có vaccine phòng bệnh hiệu quả, do đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, tổ chức nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và các doanh nghiệp có tiềm năng, nguồn lực, kinh nghiệm như Công ty Cổ phần Thuốc thú y trung ương NAVETCO, Công ty AVAC và Công ty Dabaco phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiếp nhận giống virus vaccine, công nghệ và nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine,” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, sản xuất, trong 3 doanh nghiệp Việt tiên phong, vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO là vaccine đầu tiên được phép lưu hành thương mại của Việt Nam và cả trên thế giới. Đây là sự kiện lịch sử, ghi nhận nỗ lực của ngành thú y, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nhà khoa học thế giới sản xuất thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Trao giấy phép lưu hành vaccine thương mại cho vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Thành công của việc nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi góp phần quan trọng trong phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi heo phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, có khả năng xuất khẩu thực phẩm và vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Sẽ có thêm 2 loại vaccine nữa

Đến nay, Việt Nam đang có 3 doanh nghiệp tiên phong có đủ tiềm lực, đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi bao gồm: NAVETCO, AVAC, Dabaco. Trong đó, Công ty Navetco đã nghiên cứu, sản xuất thành công và được cấp phép lưu hành.

Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam sẽ cấp phép lưu hành thêm 2 loại vaccine khác để phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số loại vaccine lên 3 loại. Số lượng vaccine 

[Việt Nam sản xuất thành công vaccine phòng bệnh tả lợn châu Phi]

Ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty NAVETCO cho biết công ty có quy mô sản xuất trên 50 triệu liều/năm. Trong giai đoạn đầu tiên, công ty ưu tiên giải quyết vấn đề trong nước, sau đó sẽ có kế hoạch xuất khẩu

"Các nước rất cần vaccine nhưng khi xuất khẩu chúng ta phải làm việc với các đối tác để thử nghiệm tại nước sở tại, điều này cần có thời gian. Dự kiến sau khi 1-2 năm ổn định trong nước, chúng tôi sẽ làm việc với đối tác nước ngoài để xuất khẩu,”  ông Trần Xuân Hạnh cho hay.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đối với 1,7 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ từ 1-9 con, một con heo là tài sản có thể quy ra cơm, gạo, rau thịt, quần áo, thuốc men, tấm lợp gia cố cho căn nhà… Do đó, 1,7 triệu hộ nông dân sẽ rất háo hức, trông chờ trước thành tựu của các nhà khoa học Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý các doanh nghiệp khi thương mại hoá sản phẩm thuôc thú y như vaccine dịch tả lợn châu Phi thì ngoài mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận hãy vì trách nhiệm xã hội mà cân bằng giữa lợi nhuận và giá thành để bà con dễ tiếp cận, ngành chăn nuôi phát triển vững chãi hơn./.

Hồng Kiều [Vietnam+]

Trước vấn nạn dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện, hoành hành 18 tỉnh, thành trên cả nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành công điện khẩn cấp nhằm tránh việc ổ dịch lây lan vào địa phương.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp đồng bộ ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi,  ứng trực 100% quân số tại các chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

Mặc dù là địa phương hiện chưa có dịch xảy ra nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu phi tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các địa phương giáp ranh với tỉnh Nghệ An lập các chốt kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh các phương tiện xe vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn và thức ăn gia súc. Tỉnh Hà Tĩnh đã cung ứng hàng ngàn lít hóa chất, vôi bột nhằm tiêu độc khử trùng nhằm phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, hai huyện Đức Thọ, Nghi Xuân [tỉnh Hà Tĩnh] là các địa phương nằm giáp ranh với tỉnh Nghệ An – nơi đang có ổ dịch tả lợn châu Phi, đứng trước nguy cơ bị bệnh xâm nhiễm. Do đó, các địa phương này đã được tăng cường thêm 3 chốt kiểm dịch, thường xuyên tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật ra vào địa bàn.

Tất cả các cửa ngỏ từ Nghệ An vào Hà Tĩnh đều được chốt chặn, kiểm soát khắt khe

Được biết, hiện toàn huyện Đức Thọ hiện có tổng đàn lợn trên 30.000 con, có 2 trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô 300 – 650 con/lứa, 16 trang trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 500 – 1.500 con/lứa và hàng trăm nông hộ chăn nuôi từ 50 đến 200 con/lứa... Ngoài ra, lưu lượng xe vận chuyển lợn đi qua địa bàn cũng rất lớn.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh và nhiều huyện đã có quyết định thành lập chốt kiểm dịch động vật, phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Nhiệm vụ các chốt kiểm dịch động vật là kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào, đi qua địa bàn.

Hà Tĩnh tăng cường thêm các trạm kiểm dịch động vật, hoạt động 24/24 giờ

Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh thành lập các chốt ở phía Nam thuộc huyện, thị xã Kỳ Anh và Hương Khê nhằm ngăn chặn và kiểm tra chặt chẽ tình trạng buôn bán, vận chuyển gia súc khu vực này.

Hoàng Linh

3 tháng nay, hầu hết trang trại chăn nuôi lớn ở Hà Tĩnh cấm trại 100%; thực hiện nhiều giải pháp an toàn sinh học để bảo vệ 'đầu kéo' ngành chăn nuôi trước DTLCP.

Mặc dù đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi [DTLCP] song do thời tiết mưa nắng liên tục, nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho vi rus gia tăng độc lực, bùng phát diện rộng. 

DTLCP tại Hà Tĩnh đang bùng phát diện rộng, khó kiểm soát. 

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 11/13 huyện, thị xã, thành phố [trừ TX Hồng Lĩnh và huyện Nghi Xuân] “dính” DTLCP, với hơn 7.500 con lợn mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy. Đặc biệt, tại các huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc và Đức Thọ dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp.

Ở huyện Thạch Hà, tuy dịch mới xảy ra trong vòng gần 1 tháng nay nhưng tổng số lợn chết và buộc phải tiêu hủy đã tăng lên chóng mặt, nhiều nhất tỉnh với số lượng hơn 2.600 con. Cùng với đó, tốc độ tái đàn của huyện trong thời gian qua khá nhanh, không đảm bảo an toàn sinh học, mầm bệnh lây lan trên diện rộng nên hiện giờ dịch rất khó kiểm soát.

Tại xã Thạch Hội, một trong những địa phương có tổng đàn lợn lớn của huyện Thạch Hà, DTCLP chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

“Trung bình, mỗi ngày xã phải tiêu huỷ từ 8 - 10 con lợn. Đội phản ứng nhanh, đội tiêu huỷ hoạt động liên tục để chôn lấp kịp thời, hạn chế mầm bệnh lây lan. Dịch bệnh bủa vây trong khi lực lượng mỏng, cán bộ thú y kiêm nhiệm, không có chuyên môn đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống”, ông Phan Hữu Duẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hội lo lắng.

Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến DTLCP bùng phát mạnh, khó kiểm soát, chủ trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô lớn ở huyện Đức Thọ cho rằng, ý thức lơ là trong phòng chống dịch của người chăn nuôi nông hộ là then chốt.

Thời gian vừa qua, rất nhiều địa phương phát hiện người dân vứt xác lợn “dính” bệnh ra sông suối, ao hồ. Đặc biệt, khi chính quyền chưa công bố chính sách mới hỗ trợ tiêu hủy lợn dịch, người dân xót của dẫn đến tình trạng bán tháo, bán chạy lợn bệnh để vớt vát chi phí đầu tư. Ngoài ra, việc tỉnh Hà Tĩnh ban hành chính sách khuyến khích tái đàn nông hộ nhưng không kiểm soát được các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học khiến dịch bệnh ngày càng lây lan.

“Lợn chết tiêu hủy sơ sài, không đúng kịch bản; sau tiêu hủy việc khoanh vùng dập dịch bằng vôi, hóa chất cũng hạn chế. Hơn nữa, công tác kiểm soát lưu lượng mua bán, vận chuyển lợn ra vào vùng dịch không triển khai triệt để dẫn đến mầm bệnh phát tán đi khắp nơi”, chủ trang trại nói.

Ông Trần Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay, để kiểm soát hiệu quả DTLCP, vừa qua tỉnh Hà Tĩnh đã phải tạm dừng chính sách hỗ trợ tái đàn. Đồng thời, yêu cầu các địa phương nắm chắc diễn biến hằng ngày, đến từng thôn, xóm; thực hiện tốt việc lập chốt tại các địa bàn có mật độ chăn nuôi lớn, vùng chăn nuôi tập trung để kiểm soát, ngăn chặn nguồn dịch, bảo vệ các khu chăn nuôi, trang trại quy mô lớn; hướng dẫn, khuyến cáo người dân chủ động giảm đàn, không tăng đàn, tái đàn trở lại ở những nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh; không nhập lợn của các tỉnh khác về địa bàn để chăn nuôi, giết mổ; hướng dẫn người dân các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn gia súc.

Doanh nghiệp hỗ trợ chính quyền dập dịch

Theo nhận định của ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh, đợt bùng phát dịch lần này vi rus có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường, trong các sản phẩm thịt lợn, ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển…

Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, Công ty CP chăn nuôi Mitraco đã kịp thời hỗ trợ một số địa phương máy móc, hóa chất, vôi bột tiêu độc khử trùng bao vây, dập dịch. 

Trong khi đó, tổng đàn toàn tỉnh lớn, chủ yếu chăn nuôi nông hộ không đảm bảo an toàn sinh học nên DTLCP sẽ tái phát, lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Hơn nữa, vi rus có độc lực mạnh như đợt này có thể xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, làm chết, buộc phải tiêu hủy số lượng nhiều, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi.

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, ngoài căng mình phòng chống dịch trong trang trại, Công ty CP chăn nuôi Mitraco còn hỗ trợ chính quyền địa phương thiết bị máy móc, hóa chất, vôi bột để tiêu độc khử trùng trong khu dân cư, bao vây, dập dịch.

Ông Hồ Sỹ Huy Thảo, Giám đốc công ty cho hay, hiện trang trại nái ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh và Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà thực hiện cấm trại 100%. Tất cả các trại này đều nằm trong vùng bị DTLCP uy hiếp.

“Mấy tháng nay chi phí cho phòng chống dịch tăng lên gấp 5 – 7 lần so với bình thường. Ngoài việc tăng tần suất phun hóa chất lên 4 – 5 lượt/ngày, công ty còn mở rộng diện phun phòng ra bên ngoài trại, các khu dân cư lân cận”, ông Thảo nói.

Được biết, Công ty CP chăn nuôi Mitraco là một trong những doanh nghiệp chăn nuôi lợn truyền thống, quy mô lớn nhất nhì tỉnh Hà Tĩnh, với tổng đàn nái hơn 3.800 con; đàn lợn thịt thường xuyên có mặt trong chuồng từ 12 – 15 ngàn con; bình quân mỗi tháng xuất bán 3 - 4 ngàn con.

[Kiến thức gia đình số 17]

Video liên quan

Chủ Đề