Ngày thần tài là ngày bao nhiêu âm lịch

Thần Tài trong tín ngưỡng phương Đông là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ. Ngày vía thần Tài là ngày cúng vị thần này để được phù hộ độ trì trong chuyện tiền bạc, tài phú.

Ngày vía thần Tài 2023 là ngày nào?

Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày thần Tài, song quan trọng nhất vẫn là ngày 10 tháng Giêng. Vào ngày đó, các gia đình kinh doanh, buôn bán thường sắm đồ về cúng thần Tài.

Thậm chí, nhiều người còn xếp hàng dài, chen chân nhau đứng chờ vài tiếng đồng hồ mua vàng vào đúng ngày vía thần Tài bay về trời để cầu mong may mắn, tài lộc trong suốt một năm.

Ngày vía thần Tài 2023 – năm Quý Mão rơi vào thứ Ba, ngày 31 tháng 1 năm 2023 [Dương lịch]. Vào ngày này, các cửa hàng vàng thường mở cửa rất sớm. Đây cũng là dịp các cửa hàng kinh doanh vàng hốt bạc nhờ thói quen mua vàng lấy may của người dân.

Ngày vía thần Tài 2023 là ngày nào?

Nguồn gốc ngày vía thần Tài

Tục thờ thần Tài có gốc gác Trung Quốc, du nhập về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Xoay quanh hoạt động tín ngưỡng ngày là những câu chuyện khá thú vị.

Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về thần Tài nhưng được biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương.

Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo - Nạp Trân - Chiêu Tài - Lợi Thị, vì thế, ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Cũng với lý do đó mà trong dân gian, mọi người thường thờ cúng thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với mình.

Bạn có biết nguồn gốc ngày vía thần Tài?

Theo sự tích khác, một lần do uống rượu quá say, vị thần Tài lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai. Lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.

Gặp một vị chủ quán tốt bụng, thần Tài được mời vào ăn một bữa thịnh soạn. Quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập. Để ý thấy điều này, chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.

Sau một thời gian, ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10, vì thế mà dân gian xem ngày 10 hàng tháng là ngày thần Tài. Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía thần Tài đầu tiên của năm.

Cũng có sách viết rằng có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy thần, được thần cho một nữ gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt.

Trong ngày Tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Dân gian coi Như Nguyện là thần Tài và lập bàn thờ, cũng chính vì thế mà bàn thờ thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết người ta kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.

Một điển tích khác lại cho rằng thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ [ một trong Thập bát La Hán]. Ông là người chuyên bắt rắn, thường mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi.

Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương với tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xộc xệch, vai mang cái túi vải to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó, tượng thần Tài thường đứng, có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Ngày vía Thần Tài - Mùng 10 tháng Giêng hàng năm được xem là ngày vía Thần Tài đã đi vào đời sống người dân nhiều năm nay.

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thường được xem là một ngày lễ trọng đại của nhiều gia đình, đặc biệt với những người làm kinh doanh buôn bán.

Trong ngày vía Thần Tài, người ta thường đổ xô đi mua vàng để cầu may. Nhiều người tin rằng việc này giúp đem lại may mắn, tài lộc trong năm, làm ăn buôn bán thuận lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về ý nghĩa của ngày này.

Theo dân gian, ngày vía Thần Tài là ngày cúng tạ ơn ông Thần Tài đã mang nhiều may mắn, tài lộc trong một năm vừa qua và cầu mong tài lộc cho năm mới.

Thông thường, ngày vía Thần Tài được chọn vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chọn ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng để cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc trong tháng đó.

Nhiều người chọn đi mua vàng ngày vía Thần Tài. Ảnh: Phan Anh

Trao đổi với Lao Động, PGS. TS. Đinh Hồng Hải [Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội] cho biết, như chúng ta biết, trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì ngày mùng 1 tết là ngày vía của Đức Phật Di Lặc.

Còn tín ngưỡng thờ Thần Tài – ông Địa của người Hoa ở miền Nam thì sau giai đoạn Đổi mới – 1986 mới phổ biến ở miền Bắc.

"Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hình thức biểu đạt của pho tượng ông Địa khá giống với tượng Phật Di Lặc [thân hình béo mập, mặt cười, mặc áo phanh ngực, hở bụng]" - PGS. TS. Đinh Hồng Hải nói.

PGS. TS. Đinh Hồng Hải cũng cho biết thêm, tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Di Lặc và tín ngưỡng thờ Thần Tài – ông Địa hoàn toàn khác nhau.

"Hiện tượng ngày vía Thần Tài ở miền Bắc như chúng ta thấy hiện nay có thể xuất hiện sau giai đoạn Đổi mới – 1986 trong quá trình phát triển bùng nổ của nền kinh tế thị trường với các hoạt động “kinh doanh tâm linh” trong một “thị trường tôn giáo” sôi động" - PGS. TS. Đinh Hồng Hải cho biết.

Thông thường, trong ngày vía Thần Tài, nhiều người thường tránh việc sinh sự, gây gổ. Lúc làm lễ, không nói lời thô tục, mắng chửi người khác, khiến Thần Tài mất lòng mà trách phạt.

Việc bày biện quá nhiều thứ gây rối mắt ở bàn thờ Thần Tài cũng được coi là sai lầm và không thể hiện sự thành tâm. Bàn thờ Thần Tài tránh để nơi gần phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng bếp bởi theo phong thuỷ, những nơi có nước thể hiện tài lộc chảy ra ngoài.

Nhiều gia đình cũng kiêng việc cắm hương chồng chéo nhau. Nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau sẽ khiến Thần tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát.

Để giữ cho các đồ vật trên bàn thờ có được năng lượng thuần khiết và thanh tịnh nhất, nhiều gia đình thực hiện công việc bao sái bằng nước ấm pha gừng, quế.

Bởi họ cho rằng, các đồ vật trên bàn thờ như tôn tượng, bát hương khi mua về đã trải qua nhiều công đoạn sản xuất và qua tay rất nhiều người, do đó, không tránh khỏi việc bị nhiễm tạp khí, uế khí và nhân khí của người khác.

Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả, gia chủ cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

Người dân nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Chủ Đề